Cây sanh “khủng” thế nào khiến ông chủ ngôi chùa lớn nhất thế giới mê mẩn?
Ông chủ ngôi chùa lớn nhất thế giới đã thuyết phục chủ nhân của cây sanh cỡ đại, đặt tác phẩm tại chùa để phong cảnh chùa Tam Chúc thêm sinh động cũng như cho du khách chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Trước khuôn viên rộng lớn Khu nhà hội nghị quốc tế nằm trong quần thể chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam) xuất hiện một cây sanh bonsai trồng trong chậu cỡ đại khiến nhiều du khách thích thú, chiêm ngưỡng. Tác phẩm được quây hàng rào sắt và có người bảo vệ 24/24.
Một nhân viên bảo vệ túc trực bên cây sanh cho biết, hằng ngày luôn có người trông coi không để du khách vượt qua hàng rào vào bên trong sờ vào cây hay vặt lá bởi cây này chỉ có chủ nhân của nó mới được vào bên trong.
Anh Phạm Văn Dần (TP. Phủ Lý, Hà Nam), chủ nhân của tác phẩm cho biết, hàng tuần tôi đều đánh xe từ Phủ Lý về đây xem cây như thế nào, có được bảo vệ tốt không.
Theo chủ nhân của tác phẩm, đợt đại lễ phật đản Vesak 2019. Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hà Nam đã trưng bày những tác phẩm đẹp để du khách trong nước và nước ngoài chiêm ngưỡng tại chùa Tam Chúc. Sau Vesak 2019, ông chủ ngôi chùa Tam Chúc đã thuyết phục tôi để cây ở lại, đặt trước khuôn viên lối vào để du khách ngắm, chụp ảnh cũng như tạo thêm sự sinh động cho ngôi chùa.
“Ông ấy rất thích nhưng tôi chưa bán vì cây đang trong quá trình hoàn thiện. Chùa rất lớn nên khó tìm được một cây sanh bonsai trong chậu để đặt ở đây, những cây nhỏ đặt vào không hợp. Cây có dáng trực hoành rất phù hợp với nhà hội nghị quốc tế, mô hình tựa chiếc thuyền nổi trên mặt hồ”, anh Dần nói.
Kể về nguồn gốc của cây, chủ nhân tác phẩm “Bách niên giai lão” cho biết, mua cách đây hơn 10 năm của một nhà ông lão sống trong rừng ở Chi Nê (Hòa Bình). Biết cây đã lâu nhưng phải 7 năm sau ông ấy mới bán cho.
Để đưa được cây về, anh Dần đã phải mở một con đường dài trăm mét, dải bằng củi, gỗ. Làm đường mất 2 ngày, 2 đêm để đưa mấy chiếc máy xúc vào cẩu cây ra do đường vào nhà ông lão rất bé, xung quanh là ruộng lúa, luống ngô nên anh Dần phải bỏ tiền đền lúa, ngô cho người dân.
Sau khi mua cây về, lúc đó cành, ngọn đã chặt hết chỉ là cây phôi nhưng hàng ngày có rất nhiều người đi ô tô, ùn ùn về nhà tôi để thuyết phục mua lại nhưng tôi không bán. Nếu thời điểm đó (năm 2009) bán đi được một số tiền rất lớn, mua đất thì giờ rất giàu có. Trong nhiều năm làm cây, có rất nhiều biến cố, có lúc phải bán căn nhà mặt phố 10m để bù lỗ cây nhưng vẫn nhất quyết không bán tác phẩm “Bách niên giai lão”, chủ nhân tác phẩm sanh cổ chia sẻ.
Được biết, những cây nhỏ hay tầm trung đưa lên chậu thành cây bonsai đã khó. Tác phẩm “Bách niên giai lão” thuộc cỡ đại, ở Việt Nam chưa có một cây nào lên chậu lớn hơn cây này.
“Cây lớn, đưa lên chậu làm cây bonsai bắt buộc phải làm rất khoa học, không thể làm bừa. Đưa lên chậu là một sự khổ ải, một sự chinh phục kiên nhẫn hầu hết cây lớn đưa lên chậu mà sống được ở Việt Nam rất ít. Những cây lớn đưa lên chậu không chết ngay, nó chết dần chết mòn sau vài năm”, anh Dần cho hay
Theo anh Dần, tác phẩm “Bách niên giai lão” có dáng trực hoành. Cây dài khoảng 10m, cao hơn 3m, đường kính gốc 2m, cây đặt trong một chậu lớn dài 4m, rộng hơn 3m.
Cây tuy lớn nhưng thân cây lại mềm mại, uyển chuyển mang vẻ đẹp tự nhiên.
Cùng Dân trí chiêm ngưỡng tác phẩm sanh trong chậu lớn nhất Việt Nam đặt tại ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Tác phẩm sanh cổ có tên “Bách niên giai lão” có tuổi đời hàng trăm năm được đặt tại chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam)
Rất nhiều du khách trước khi vào vãn cảnh chùa phải dừng chân chụp ảnh, chiêm ngưỡng tác phẩm sanh cổ. Cây được nhân viên bảo vệ trông coi 24/24 và có một hàng rào sắt bao quanh
Anh Phạm Văn Dần, chủ nhân tác phẩm đứng dưới tán cây không giấu được cảm xúc cho biết: “Để có thành quả như ngày hôm nay tôi phải đánh đổi rất nhiều thứ, có lúc tưởng chừng không giữ nổi cây vì do điều kiện kinh tế”.
Thân cây mốc trắng và rất cứng “thời gian đầu mang cây về, lấy đục sắt đục cây nhưng không được do cây quá già nên tôi để nó tự nhiên. Chỉ trồng thêm một vài cây nhỏ bên dưới và một cây nhỏ từ gốc”, anh Dần cho biết.
Một phần gốc cây được ký trên đá
Trên thân hoành anh Dần vẫn để môt số rễ nhìn như nhũ đá, cắt lửng chứ không cắt hết để mọi người thấy cây mang vẻ đẹp tự nhiên vốn có
Cây lớn nên việc làm bông tán cũng rất công phu, phải làm giàn giáo lên cao để làm tay cành, bông tán
Do khai thác từ tự nhiên, thân cây lại lớn nên việc uốn nắn thay đổi dáng thế là không thể. Cây gồm một gốc lớn và một thân dáng hoành, một thân dáng trực hơi siêu.
Anh Dần chia sẻ, cây dáng lão có nhiều dáng nhưng đây là một cây đại thụ nên việc đặt tên cho cây cũng rất khó khăn, sau nhiều đêm mới nghĩ ra được cái tên “Bách niên giai lão”.
Theo chia sẻ của chủ nhân, cây có giá trị nhiều tỷ đồng
Ngắm cây sanh tiền tỷ mà chủ nhân đã bán nhà, gán ô tô mới rước được về
Nhìn thấy đã mê mẩn, anh Hưng (Quảng Ninh) đã gán chiếc ô tô đang đi và bán nhà để đủ tiền lấy một tác phẩm sanh. Sau 10 năm tạo tác, hiện cây sanh "Vân vũ quần tùng" có giá hàng tỷ đồng.
Những tác phẩm sanh cổ đã hoàn thiện, có tính giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam không nhiều. Những người đam mê cây cảnh thường mong ước trong đời làm ra một hay hai tác phẩm để đời để tự hào.
Anh Nguyễn Văn Hưng (Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh) dù không phải là một nghệ nhân có tiếng, anh chỉ nhận mình là một người đam mê cây cảnh, mong ước có một khu vườn nhỏ để anh em, bạn bè đến chơi, đàm đạo về thú chơi cây cảnh.
Tuy nhiên, anh Hưng lại sở hữu một tác phẩm sanh cổ có giá trị nghệ thuật rất cao. Trong các cuộc triển lãm, nhiều đại gia có tiếng muốn hỏi mua, trả giá vài tỷ đồng nhưng anh chưa bán bởi anh coi đó là "báu vật" trong vườn đã gắn bó với nhau một thập kỷ.
Dưới tán sanh cổ thụ, anh Hưng kể về quá trình mua cây từ 10 năm trước. "Lần đầu tôi sang thấy cây đã thích nhưng chủ nhân không bán. Lần thứ hai sang họ có ý định bán nhưng mình không đủ tiền đành gán lại chiếc ô tô đang đi và bán nhà để có đủ tiền mua cây. Tổng số tiền mua cây là 500 triệu đồng", anh Hưng kể.
Thời điểm đó, cây sanh rất lớn, mỗi bên cành thò ra 2-3m, tán rộng 7-8m. Anh Hưng cùng một số anh em lên ý tưởng cho dáng cây và thực hiện đục, cắt bớt tay cành trong vòng một tháng rưỡi.
Sau 10 năm tạo tác, hiện tác phẩm đã gần như hoàn thiện, nhìn mê mẩn. Chủ nhân giải thích cái tên "Vân vũ quần tùng" bởi thân to, dáng trực, thân hoành bay có nét mềm mại. Thân bám trên một bệ đá rất vững chãi, người xem như cảm nhận như cây tùng cổ thụ đứng trên một ngọn núi cao, trên cao lại có mây, mưa, gió".
Cùng Dân trí chiêm ngưỡng tác phẩm sanh cổ "Vẫn vũ quần tùng" mà anh Hưng đã bán nhà, gán ô tô mới "rinh" về được.
Cây sanh cổ "Vân vũ quần tùng" của anh Hưng được giới chơi cây cảnh đánh giá là một cây sanh có dáng thế nghệ thuật rất cao. Từ bệ rễ, thân, tay càng và bông tán đều đã rất gọn gàng, tỷ lệ cân xứng.
Nhìn cây mặt trước và mặt sau đều có chiều sâu, cây có tay cành tỏa đều, một ngọn trực và một tay cành lớn phóng tạo sự mềm mại nhưng cũng rất vững chãi
Đây là dòng sanh lá móng, các bông tán đều tăm tắp và có độ so le tầng tầng, lớp lớp rất rõ ràng
Bộ rễ sần sùi ôm trọn tảng đá vôi trắng. Cây ký trên đá tạo phong thủy "Thạch mộc tương sinh" - dựa vào nhau cùng sinh tồn
Khi tưới nước vào cây, thân và rễ nổi màu đồng rất đẹp (những cây già mới có màu này)
Bộ rễ đã bện vào đá, nổi u cục
Tay cành được làm theo lối cắt giật
Đã có rất nhiều đại gia hỏi mua giá nhiều tỷ đồng nhưng anh Hưng chưa bán
"Báu vật" không tên nằm trong chậu, giá trị bằng cả một gia tài Khi xuống tiền tỷ mua "báu vật" có tuổi đời trên 100 năm, chủ nhân cũng không biết tên của tác phẩm vì chưa có ai đặt tên cho nó. Cây sanh cổ có tuổi đời trên 100 năm của anh Nguyễn Văn Hưng (Đông Anh, Hà Nội) được giới chơi cây cảnh đặc biệt quan tâm bởi là cây cổ nhưng lại...