“Cây sáng kiến” cấp mầm non
18 năm gắn bó với học trò vùng sâu đầy khó khăn, cô giáo Lê Thị Huỳnh Mai được đặt biệt danh là “cây sáng kiến”.
Cô Lê Thị Huỳnh Mai (giữa) cùng đồng nghiệp và các em học sinh.
Cô đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và là người đạt danh hiệu này trẻ nhất cả nước.
Lương ít nhưng vẫn bị… nợ
Cô Mai sinh năm 1968 tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên ( Sóc Trăng). Năm 1988, vừa tròn 20 tuổi, sau khi học xong khóa học cấp tốc ngành Sư phạm mầm non, cô về nhận công tác tại Trường Mẫu giáo thị trấn Mỹ Xuyên (nay là Trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Mỹ Xuyên). Với ngôi trường này, cô đã trở thành gương mặt tiêu biểu của ngành học mầm non. Không chỉ dạy giỏi, cô còn là một Bí thư Đoàn giỏi, một Chủ tịch Công đoàn giỏi nhiều năm liền.
Cô Mai nhớ lại: “Dạo đó tôi còn quá trẻ. Được về dạy học tại quê nhà là vui lắm nhưng khó khăn cũng không phải là ít. Tiếng là ở thị trấn nhưng đường sá đi lại khó khăn, dân cư cũng chưa phải là nhiều, điện đóm cũng còn hạn chế. Lương bổng của giáo viên mẫu giáo đâu có bao nhiêu, nhiều khi còn bị nợ lương. Hồi đó, tôi thấy không ít thầy cô đồng nghiệp phải chia tay với nghề để ra bươn chải kiếm sống. Nếu có đứng trên bục giảng thì thầy cô cũng phải xoay xở kiếm sống để giữ lấy nghề”.
Cuộc sống có thể vẫn còn khó khăn nhưng cô tin rằng sẽ có sự đổi thay nên vẫn gắn bó với nghề dạy trẻ thơ. Sau này khi có chủ trương đổi mới về chế độ cho ngành Giáo dục, đời sống giáo viên mầm non khá hơn, cô càng thấm thía hơn những ngày hàn vi đó. “Nếu ngày đó mình xa nghề thì nay buồn biết mấy. Nghĩ lại càng thấy con đường mình đã chọn là hoàn toàn đúng đắn. Chừng đó năm với bao đổi thay cũng đủ để cho tôi nhiều bài học quý báu mà tôi nghĩ khó mà có lại được”, cô Huỳnh Mai chia sẻ.
Năm học 2002 – 2003, sau 14 năm gắn bó với Trường Mầm non Sơn Ca, cô Huỳnh Mai chuyển về Trường Mầm non Sao Mai, phường 2, thị xã Sóc Trăng. Ở đây, cô Huỳnh Mai cũng đã thể hiện được những phẩm chất đáng quý của một cô giáo nuôi dạy trẻ, được đồng nghiệp tin yêu, phụ huynh kính trọng. Đến năm 2008, cô được điều động về làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo phường 10 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Năm 2009, cô được điều về công tác tại Phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Sóc Trăng) cho đến nay.
Video đang HOT
Cô Mai tâm sự: “Tôi mê nghề dạy trẻ từ khi còn nhỏ. Nên khi học xong phổ thông tôi thi vào khóa cấp tốc ngành học mầm non, sau đó tiếp tục học đại học sư phạm chuyên ngành mầm non. Khi chọn nghề, tôi luôn tâm niệm đã chọn nghề thì phải hết lòng với nghề, chỉ có người phụ nghề chứ nghề không bao giờ phụ người. Vì thế, tôi luôn cố gắng học hỏi để nâng cao chuyên môn của mình. Có được thành tích trong công tác, một phần là ở sự cố gắng vươn lên của chính bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của lãnh đạo và của chị em đồng nghiệp”.
Cô Lê Thị Huỳnh Mai (phải) tại lễ trao bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
“Viên phấn vàng”
Trong quá trình giảng dạy và làm công tác quản lý, cô Huỳnh Mai đã có 17 sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học được đánh giá cao. Trong đó, sáng kiến mà cô tâm đắc nhất là “Kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học và chữ viết”. Đây là sáng kiến có tính thực tiễn cao, phù hợp với trọng tâm của ngành học mầm non trong thời kỳ mới.
Cô Huỳnh Mai cho biết, sáng kiến này giúp trẻ biết phát âm đúng, viết đúng các chữ cái, sao chép đúng các từ, nhận biết các chữ cái trong từ, biết ghép thực hành các chữ cái, giúp trẻ biết đọc diễn cảm, kể chuyện theo tranh… Đây là bước khởi đầu rất quan trọng cho trẻ sau này vào lớp Một…
Cô Huỳnh Mai cũng đã tự làm, sáng tạo hàng trăm món đồ dùng dạy học được ứng dụng vào công tác giảng dạy có hiệu quả cao. Trong đó có các món như Đôminô dùng trong dạy học môn Toán, rối tay dùng trong môn dạy học kể chuyện cho các cháu…
Bên cạnh công tác chuyên môn, cô Huỳnh Mai còn được phân công phụ trách công tác nữ công trong cơ quan và luôn hoàn thành tốt vai trò của mình. Tham gia tích cực hoạt động công đoàn ngành và cơ quan, cũng như luôn quan tâm đến việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong cơ quan.
Bảng thành tích của cô Lê Thị Huỳnh Mai cũng khiến nhiều người nể phục khi cô có 18 năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 9 năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 1 năm là giáo viên giỏi toàn quốc; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, của UBND tỉnh Sóc Trăng, của Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng và nhiều giấy khen…
Năm 2004 cô đoạt giải “Viên phấn vàng” do Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng trao tặng. Được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng chứng nhận là Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2006 – 2010. Đặc biệt, ngày 15/11/2006, cô Huỳnh Mai vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo Ưu tú” khi cô vừa tròn 38 tuổi. Lúc đó, cô là nhà giáo trẻ nhất của ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng cũng như của cả nước được phong tặng danh hiệu cao quý này.
Gặp cô giáo từng là nhà giáo ưu tú trẻ nhất Sóc Trăng
Năm 2006, cô Huỳnh Mai được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú khi vừa tròn 38 tuổi, được xem là nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Sóc Trăng và cũng là của cả nước thời điểm đó.
Vừa tròn 20 tuổi, sau khi học xong khóa học cấp tốc ngành Sư phạm mầm non, cô giáo trẻ Lê Thị Huỳnh Mai (SN 1968, quê huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) về nhận công tác tại trường Mẫu giáo thị trấn Mỹ Xuyên (nay là trường Mầm non Sơn Ca).
Ở trường này, cô Huỳnh Mai là một gương mặt tiêu biểu của ngành học mầm non nói riêng, của ngành giáo dục Mỹ Xuyên nói chung. Không chỉ là một cô giáo dạy giỏi, cô Mai còn là một Bí thư Đoàn giỏi, một Chủ tịch công đoàn giỏi nhiều năm liền.
Cô giáo Lê Thị Huỳnh Mai từng là nhà giáo ưu tú trẻ nhất Sóc Trăng.
Nói về những năm đầu mới bước chân vào nghề, cô Huỳnh Mai bồi hồi: "Dạo đó tôi còn quá trẻ, được về dạy học tại quê nhà là vui lắm, nhưng khó khăn cũng không phải là ít. Đường sá đi lại khó khăn, lương cũng chẳng bao nhiêu.
Hồi đó tôi thấy không ít thầy cô dạy mình phải chia tay với nghề để ra bươn chải kiếm sống. Những lúc đó tôi cũng suy nghĩ nhiều lắm, nhưng tôi quyết không xa nghề mình đã chọn.
Tôi mê nghề dạy trẻ từ khi còn nhỏ. Khi chọn nghề, tôi luôn tâm niệm đã chọn nghề thì phải hết lòng với nghề, chỉ có người phụ nghề chứ nghề không bao giờ phụ người.
Có được thành tích trong công tác, một phần là ở sự cố gắng vươn lên của chính bản thân, nhưng bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của lãnh đạo và của chị em đồng nghiệp nữa".
Cô Huỳnh Mai (thứ 7 từ phải sang trái) cùng đồng nghiệp tại một hội nghị của ngành Giáo dục.
Sau một thời gian chuyển trường, đến năm 2009, cô Mai về công tác tại Phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Sóc Trăng) cho đến nay.
Trong quá trình giảng dạy và làm công tác quản lý, cô Huỳnh Mai đã có 17 sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học được đánh giá cao, trong đó sáng kiến mà cô tâm đắc nhất là "Kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học và chữ viết".
Theo cô Mai, sáng kiến này giúp trẻ biết phát âm đúng, viết đúng các chữ cái, sao chép đúng các từ, nhận biết các chữ cái trong từ, biết ghép thực hành các chữ cái, giúp trẻ biết đọc diễn cảm, kể chuyện theo tranh...
Được biết, bên cạnh công tác chuyên môn, cô Huỳnh Mai còn được phân công phụ trách công tác nữ công trong cơ quan và luôn hoàn thành tốt vai trò của mình, như luôn quan tâm đến việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong cơ quan.
Cô giáo Mai (bìa phải) và các em học sinh thân yêu.
Bảng thành tích của cô Lê Thị Huỳnh Mai cũng khiến nhiều người nể phục, khi cô có 18 năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 9 năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 1 năm là giáo viên giỏi toàn quốc; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Sóc Trăng...
Đặc biệt, ngày 15/11/2006, cô Mai vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu cao quý "Nhà giáo ưu tú" khi cô vừa tròn 38 tuổi. Thời điểm đó, cô là người trẻ nhất của ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng cũng như của cả nước được phong tặng danh hiệu này.
Nam giáo viên làm nghề dỗ trẻ và những chuyện "cười ra nước mắt" Đứa trẻ cứ lẽo đẽo theo tôi, muốn làm việc gì cũng không được. Phụ huynh lên đón về, cháu khóc, nằng nặc không chịu về. Vì với những đặc thù riêng biệt, ngành sư phạm mầm non vốn để "chiêu mộ" được các giáo viên nữ đã khó vì thế có giáo viên nam dạy trẻ là điều ít có. Với một...