Cây “lưỡng tính” từng mọc dại khắp rừng, nay thành “mỏ vàng” bán 1 triệu/kg quả
Loại quả này có phần ruột như thạch, mát và ngon, giá bán hàng nhập về Việt Nam có thể tới 1 triệu đồng/kg.
Abiu là loại trái cây có vỏ màu vàng mịn, phần ruột bên trong ngọt giống thạch. Nó có tên khác là Pouteria caimito.
Loại cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và trước đây, chúng mọc hoang khắp vùng Amazon.
Ngày nay, nó được trồng ở khắp nơi thậm chí là châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng với tên gọi vú sữa hoàng kim.
Cách đây không lâu, quả Abiu được nhập từ Đài Loan (Trung Quốc) về Việt Nam với giá 1 triệu đồng/kg. Còn loại quả này được trồng ở Việt Nam cũng được bán với giá gần 200.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Đây là cây trồng lưỡng tính có nghĩa là trên cây có cả hoa đực và hoa cái, chúng tự thụ phấn.
Hình dáng quả có thể tròn hoặc bầu dục, dưới cùng nhọn.
Phần vỏ không ăn được, khó nhai, dày từ 3-5mm.
Cây Abiu có thể cao tới 10m, thậm chí nếu được chăm sóc tốt và có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì nó có thể cao tới 35m.
Hương vị của loại quả này được so sánh với caramen và đôi khi được dùng để tạo hương vị cho kem cũng như các món tráng miệng khác.
Cây này mọc nhiều ở khu vực có khí hậu ấm áp, ẩm quanh năm. Về cơ bản, môi trường sống của Abiu là ở khu vực nhiệt đới.
Từ thời điểm cây ra hoa, sau 3 tháng sẽ cho quả. Tùy theo vùng trên thế giới mà có thời điểm ra hoa và kết quả khác nhau.
Người trồng loại cây này không tốn quá nhiều công chăm sóc, dễ phát triển nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao.
Theo dân việt
Nghi vấn khai thác vàng 'đầu độc' nước sinh hoạt đầu nguồn: Sở TNMT Đà Nẵng nói gì?
Đà Nẵng đề nghị Quảng Nam cung cấp ĐTM của các mỏ vàng trên địa bàn được cấp phép để giám sát khu vực lấy nước phục vụ các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt.
Ngày 29/10, trả lời thông tin phản ánh nghi vấn nguồn nước thô (đầu nguồn) sử dụng sản xuất nước sinh hoạt bị ô nhiễm do khai thác vàng, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng sẽ đề nghị Quảng Nam cung cấp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các mỏ vàng trên địa bàn được cấp phép.
Còn ở Đà Nẵng, hiện thành phố chỉ cấp phép một mỏ khai thác vàng tại Khe Đương, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Theo ông Hùng, đây là mỏ khai thác vàng nhưng thực chất chỉ là khai thác quặng thô và hiện mới chỉ cấp phép, chủ đầu tư đang làm các thủ tục liên quan đến vấn đề thuê đất, chưa đi vào khai thác.
" Hiện Sở TN-MT TP Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan liên quan tại Quảng Nam để kiểm tra, giám sát nước đầu nguồn khi có nhiều thông tin lo ngại bị ô nhiễm do khai thác vàng", ông Hùng nói.
" Sở TN&MT cũng báo cáo, tham mưu lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Ban điều phối Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có những giải pháp xung quanh lo ngại nguồn nước ô nhiễm", ông Hùng cho biết thêm.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng cung cấp thông tin tại buổi họp báo.
Theo ông Tô Văn Hùng, để quản lý khu vực lấy nước phục vụ cho các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt, Sở TN-MT tham mưu UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 4121 ngày 16/9/2019 liên quan đến việc phê duyệt vùng bảo hộ, vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình được cấp phép khai thác, phục vụ việc cung cấp nước của thành phố.
Sau khi có quyết định, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) sẽ cắm mốc xác định rõ các khu vực được đưa vào vùng mẫu lấy nước phục vụ sinh hoạt.
Dawaco vừa kiểm tra các nguồn xả thải, lấy mẫu nước đầu nguồn gửi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 để kiểm nghiệm các tiêu chuẩn hóa, lý, đặc biệt là thành phần kim loại nặng, độc hại. Sau khi có kết quả chính thức sẽ thông báo để người dân nắm rõ.
Sản xuất nước sinh hoạt tại Nhà máy nước Cầu Đỏ.
Hiện nguồn nước thô chính để sản xuất nước sạch cho TP Đà Nẵng đươc lấy chủ yếu trên sông Cẩm Lệ đoạn qua Cầu Đỏ, một nhánh của hệ thống Vu Gia - Thu Bồn có thượng nguồn nằm trọn ở tỉnh Quảng Nam.
XUÂN TIẾN
Theo VTC
Những điều kinh ngạc ở thị trấn cao nhất thế giới, trên độ cao 5.000m Thị trấn La Rinconada trên đỉnh núi Ananea ở dãy Andes, Peru là nơi cư trú cao nhất của con người trên thế giới. Ở độ cao trên 5.000m so với mực nước biển, đây cũng là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất mà con người từng biết đến. Khoảng 30.000 cư dân nơi này phần lớn sinh hoạt, làm việc......