Cây Liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây Liễu từ lâu đời đã trở thành nét đẹp văn hóa gắn liền với yếu tố phong thủy cũng như tâm linh của người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm cũng như cách trồng cây Liễu trong bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm, nguồn gốc cây Liễu
Cây Liễu có tên khoa học là Salix babylonica, thuộc chi Liễu, dân gian ta hay gọi nó là cây Liễu rũ bởi hình dạng độc đáo của chúng. Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được du nhập vào nhiều nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Dần dần cây Liễu đã trở thành một phần văn hóa tâm linh, phong thủy của người Việt.
Hình ảnh cây Liễu
Cây Liễu là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, rễ bò trên mặt đất, chiều cao thân cây trung bình từ 5-15m. Vỏ cây có màu nâu xám, nhăn nheo nhưng khá mềm, chứa rất nhiều acid Salicylic bên trong. Lá cây Liễu có dạng thuôn dài, mép lá có răng cưa, mọc so le, lá cây có màu xanh đậm và mọc buông rủ xuống phía dưới.
Hoa của cây Liễu thường có màu đỏ, chúng là hoa đơn tính, có từ 4-10 nhị, mỗi nhị đều chứa tuyến mật và có rất nhiều phấn. Hoa Liễu thường nở rộ vào mùa Xuân, khi hoa tàn sẽ tạo quả. Quả của cây được tạo thành bởi 2 mảnh có thể tách được, bên trong có chứa các hạt rất nhỏ, vỏ ngoài của quả có lông. Khi quả chín, chúng sẽ tự tách ra và phân tán hạt bay đi trong gió.
Cây Liễu có những loại nào?
Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận tới hơn 400 loài cây Liễu khác nhau trên toàn thế giới . Mỗi loài sẽ có những đặc điểm hình thái và cách trồng, chăm sóc khác nhau. Sau đây là một số loài cây Liễu phổ biến nhất:
1. Cây Liễu rủ
Là giống cây Liễu được trồng phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường xuất hiện nhiều tại công viên, bờ hồ, vườn hoa…. với hình dạng nghiêng nghiêng và các tán lá rủ xuống dưới mặt nước. Cây vô cùng dễ trồng và có sức sống cao, bền bỉ với thời gian.
Cây Liễu rủ
2. Cây Dương Liễu Bonsai
Là giống cây Dương Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được biến thể để làm cây cảnh bonsai trồng trong nhà. Cây có thể tạo thành nhiều thế khác nhau vô cùng bắt mắt và độc đáo.
3. Cây Sơn Liễu Bonsai
Là giống cây Liễu mọc bụi có chiều cao khiêm tốn. Cây khá mềm và có cành lá nhỏ, thích hợp để làm cây cảnh bonsai do dễ uốn nắn và tạo thế.
4. Cây Liễu thủy sinh
Đây là giống cây Liễu chỉ phát triển được dưới hình thức thủy sinh. Thân cây khá mỏng manh và mềm mại, cây có thể sinh trưởng tốt với nhiều kiểu khí hậu, bạn có thể trồng chúng ở trong nước hoặc trên cạn tùy ý.
5. Cây Liễu đỏ
Video đang HOT
Hay còn được gọi là cây Tràm Liễu, loài cây này có hoa màu đỏ rực, chiều cao từ 6-8m, lá thuôn dài mọc rủ xuống dưới và thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu hiện nay.
Cây Liễu đỏ
6. Cây Liễu trắng
Là giống cây Liễu có nguồn gốc từ khu vực châu Âu. Chúng chỉ xuất hiện tại những nơi đầm lầy, bờ sông hoặc ao hồ. Tán lá của chúng có màu xanh đậm xen lẫn màu trắng, thường được trồng để tạo bóng mát và làm đẹp cảnh quan.
7. Cây Dương Liễu
Cây Dương Liễu hay còn được gọi là cây Phi Lao, là loài cây thuộc họ Liễu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây cao từ 5-15m, thường được trồng phổ biến ở các công viên, ven hồ hoặc trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn,…
8. Cây Sơn Liễu
Là giống cây bụi xuất hiện phổ biến tại nhiều nước trong khu vực châu Á hiện nay. Chúng được trồng để làm cây cảnh cho lối đi, hàng rào hoặc ban công. Đặc biệt cây Sơn Liễu có thể thích nghi với khí hậu khô nóng , khắc nghiệt.
Công dụng của cây Liễu trong đời sống
Cây Liễu là loại cây có vẻ đẹp vô cùng độc đáo với những tán lá rủ xuống vô cùng cuốn hút. Do đó chúng thường được trồng để làm cây cảnh trang trí trong vườn nhà, biệt thự, ao hồ, hoặc để tạo vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị, công viên,… Ngoài ra cây Liễu còn có bộ rễ vững chắc, ăn sâu xuống đất cho nên có thể làm cây phòng hộ ngăn ngừa mưa lũ.
Cây Liễu là cây thân gỗ có kích thước lớn, do đó nó còn có thể được trồng làm cây tạo bóng mát, che chắn. Gỗ của cây mềm, dễ uốn cho nên có thể được sử dụng trong một số ngành công nghiệp, chế tạo. Cuối cùng, cây Liễu còn có thể được sử dụng trong y học với khả năng bào chế thuốc chữa các chứng bệnh cảm cúm, ho, sốt, kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Ý nghĩa cây Liễu trong phong thủy
Cây Liễu là cây sống lâu năm, dù cho khí hậu có khắc nghiệt đến đâu thì chúng vẫn có thể sinh sống tốt và phát triển lớn mạnh không ngừng. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên định, bất chấp, dám đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh cây Liễu rủ xuống đem đến hy vọng, sức mạnh cho mọi người, để mọi người có thể dám bước tiếp mà từ bỏ những nỗi đau trong quá khứ.
Nếu như bạn trồng cây Liễu trong vườn nhà, chúng sẽ mang lại cân bằng âm dương cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra cây Liễu còn giúp xua đuổi âm khí, tà ma quỷ dữ và khiến vượng khí lưu thông tốt hơn, từ đó sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn, thành công và thịnh vượng trong cuộc sống.
Cây Liễu có nhiều công dụng trong đời sống
Cách trồng cây Liễu và chăm sóc đúng kỹ thuật
1. Phương pháp trồng
Cây Liễu chủ yếu thường được trồng thông qua phương pháp chiết cành hoặc giâm cành. Bạn hãy lựa chọn cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ, không bị sâu bệnh và có khả năng sinh trưởng tốt nhất.
2. Đất trồng
Cây Liễu có thể trồng được trên nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại đất nhiều mùn, đất thịt giàu dinh dưỡng và có độ tơi xốp tốt. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm phân chuồng, xơ dừa để tăng thêm dinh dưỡng cho cây khi trồng.
3. Kỹ thuật trồng
Cành cây khỏe mạnh lựa chọn cẩn thận từ cây mẹ, sau đó bạn chuẩn bị bầu đất để giâm cành vào trong đó. Bầu đất yêu cầu đất trồng đủ dinh dưỡng, xơ dừa và phân hữu cơ bên trong. Sau khi giâm cành khoảng 3-4 tháng và tưới nước thường xuyên, khi này cành đã phát triển rễ mới, có thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường bên ngoài.
Kế đến, bạn tháo bỏ nilon bao bọc bầu đất rồi đặt bầu đất có cành đã giâm vào trong hố đất ngoài vườn đã đào sẵn. Sau đó dùng cọc để cắm cố định nhằm giữ cho cây không bị đổ khi trồng. Cuối cùng tưới nước và chăm sóc thường xuyên cho cây để giúp cây phát triển khỏe mạnh.
4. Phân bón
Bón thúc các loại phân hữu cơ, phân NPK khoảng 1-2 lần/năm. Như vậy sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây cần để phát triển.
5. Nước tưới
Cây Liễu là loài cây khá ưa ẩm, do đó mà bạn nên dành thời gian để tưới cho chúng hàng ngày. Duy trì độ ẩm cho đất đầy đủ ngay cả khi thời tiết bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Liễu rất ít khi gặp phải sâu bệnh tấn công, tuy nhiên bạn vẫn nên đề phòng và quan sát xem cây liệu có đang gặp phải vấn đề gì bất thường không. Từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa côn trùng và sâu bệnh nguy hại cho cây.
Cây Mai Vạn Phúc - Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Cây Mai Vạn Phúc là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp cũng như những ý nghĩa mà cây mang lại. Cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc Mai Vạn Phúc trong bài viết ngay sau đây.
Đặc điểm của cây Mai Vạn Phúc
Cây Mai Vạn Phúc có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Trúc Đào. Cây còn có tên gọi khác là cây Mai Tiểu Thư, cây Mai Chỉ Thiên. Đây là loại cây có xuất xứ từ châu Á, hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh cây Mai Vạn Phúc
Mai Vạn Phúc là cây thân gỗ nhỏ, mọc bụi, cây phân thành nhiều nhánh và khi mọc sẽ có dạng hơi giống hình cầu. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 0,5-1m, lá cây hình trứng có cuống, mọc đối, hẹp ở hai đầu và có màu xanh nhạt. Hoa Mai Vạn Phúc thường có màu trắng, nở quanh năm, hoa khi nở có 5 cánh xòe ra hình mũi mác và tỏa hương thơm. Cây có ra quả, dài khoảng 4cm và có màu đỏ.
Công dụng của cây Mai Vạn Phúc
Cây Mai Vạn Phúc được sử dụng nhiều để làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn. Do cây khi mọc tạo thành dạng hình cầu cho nên rất phù hợp để đặt trong những tòa biệt thự, ngôi nhà đẹp hoặc các công trình nổi tiếng. Ngoài ra cây có thể được sử dụng như một loại cây tiểu cảnh trong nhà, giúp tô điểm thêm cho không gian sống xung quanh.
Ý nghĩa Mai Vạn Phúc trong phong thủy
Theo như trong phong thủy, cây Mai Vạn Phúc là cây mang lại nhiều điềm lành, may mắn. Cây giúp loại bỏ chướng khí trong nhà, xua đuổi tà ma và mang lại bình an cho gia chủ. Ngoài ra, vẻ đẹp thanh tao, trang nhã của Mai Vạn Phúc còn tượng trưng cho khí phách của bậc quân tử.
Trồng cây Mai Vạn Phúc ở trong vườn nhà sẽ góp phần cung cấp nguồn không khí trong lành, chất lượng, loại bỏ bớt bụi bẩn và những chất có hại trong không khí. Từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho ngôi nhà của bạn.
Cây Mai Vạn Phúc hợp với tuổi nào?
Cây Mai Vạn Phúc với sắc trắng tinh khôi của mình, rất phù hợp với những người mang mệnh Kim. Do đó nếu như bạn là người mệnh Kim, hãy nên đặt một chậu cây ở xung quanh nơi đang sinh sống của mình nhé.
Mai Vạn Phúc phù hợp với những người mệnh Kim
Cách trồng và chăm sóc cây Mai Vạn Phúc
1. Phương pháp trồng
Để có thể trồng Mai Vạn Phúc, phương pháp được chọn chủ yếu là chiết cành thay vì trồng bằng hạt giống. Điều này giúp tiết kiệm thời gian giúp cây phát triển, giảm được công chăm sóc ngay từ đầu khi gieo hạt giống.
2. Chọn đất trồng
Cây Mai Vạn Phúc không hề kén đất trồng. Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây, bạn nên lựa chọn những loại đất có độ tơi xốp tốt, cùng với đó là khả năng thoát nước tốt và tạo sự thông thoáng cho cây.
3. Ánh sáng
Mai Vạn Phúc ưa ánh sáng, phù hợp để trồng ở ngoài trời. Tuy nhiên khi thời tiết vào mùa hè, bạn không nên đặt chậu cây dưới ánh nắng trực tiếp từ Mặt Trời, vì rất dễ làm khô héo và chết cây.
4. Nhiệt độ
Mai Vạn Phúc phù hợp với dải nhiệt độ từ 18-25 độ C để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn dải nhiệt độ trên có thể khiến cây chậm ra hoa, cành lá mau bị khô héo.
Chăm sóc Mai Vạn Phúc đúng cách có thể giúp cây nở hoa đẹp
5. Nước tưới
Cây khá ưa ẩm, do đó bạn cần thực hiện tưới ít nhất 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc khi chiều muộn. Nếu chậu cây đặt ở ban công hoặc trên sân thượng vào mùa hè, bạn có thể tăng thêm số lần tưới để đảm bảo cây có đủ độ ẩm cần thiết.
6. Bón phân
Bạn có thể tiến hành bón lót cho cây Mai Vạn Phúc bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ khoảng 1 lần/tháng. Đặc biệt khi cây bước vào giai đoạn nở hoa thì cần thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa.
7. Phòng sâu bệnh
Thường xuyên quan sát cây để phát hiện xem cây có bị sâu hoặc côn trùng ăn lá tấn công hay không. Dùng kéo cắt tỉa bớt cành lá thừa, cành lá bị bệnh để tạo hình cầu tròn cho cây. Từ đó giúp chậu Mai Vạn Phúc của bạn thêm đẹp mắt hơn.
Cây Ngọc Bích có ý nghĩa gì, hợp tuổi nào, cách trồng và chăm sóc Cây Ngọc Bích có lá dày mập mạp mọng nước, màu xanh mượt tươi tốt giúp trang trí không gian trong nhà thêm sinh động và trong phong thủy thì đây là biểu tượng của sự thăng hoa trong làm ăn, tiền của vào như nước. Cây Ngọc Bích có hình dáng thu nhỏ giống như cây thân gỗ, ưa ánh sáng yếu,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 thứ bạn càng sớm vứt đi thì ngày càng trở nên giàu có

Ở tuổi 42, tôi chuyển sang sống tối giản mỗi tháng chỉ tiêu 6 triệu mà cuộc sống dễ chịu hơn gấp nhiều lần

8 món đồ mà phụ nữ tuổi 30 nên đầu tư để mỗi ngày bận rộn vẫn thấy đời gọn gàng và xứng đáng

Trời nóng dễ làm thịt hỏng: Mẹ đảm chia sẻ cách chia nhỏ và cấp đông giúp tươi cả tuần, nấu lúc nào cũng tiện

Lợi ích bất ngờ từ việc trồng cây xanh trong nhà cải thiện sức khỏe

8 sự cố máy giặt khiến bạn "tiền mất tật mang": 90% do thói quen sử dụng sai cách

Top cây đặt phòng ngủ giúp giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe

Những loại cây cảnh tuyệt đối không nên đặt trong phòng làm việc

Sai lầm khi chọn nội thất nhiều người mắc phải vừa tốn tiền lại thêm bực mình

3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận

Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp

6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Có thể bạn quan tâm

SBS tung tin nhắn tuyệt mệnh của Kim Sae Ron, Kim Soo Hyun có liên quan đến cái chết của cố diễn viên?
Sao châu á
8 giờ trước
Nữ nghệ sĩ Việt sống ở biệt thự thuộc khu giàu nhất Nam California, 60 tuổi vẫn trẻ đẹp như 30
Sao việt
8 giờ trước
Lý do có thể khiến tàu chiến Triều Tiên nát đáy ngay khi hạ thủy
Thế giới
8 giờ trước
Cặp đôi "Khom lưng" gây sốt
Hậu trường phim
8 giờ trước
Mượn bạn xe máy mới chưa có biển số đi cướp giật túi xách, gây chết người
Pháp luật
9 giờ trước
Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc
Tin nổi bật
9 giờ trước
Ca khúc "Slow Dancing" của ca sĩ V (BTS) vượt mốc 500 triệu lượt nghe trên Spotify
Nhạc quốc tế
10 giờ trước
Đi học về nhưng không có một ai ở nhà, hành động của con trai khiến mẹ bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình
Netizen
10 giờ trước
Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?
Xe máy
10 giờ trước
Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký
Sao thể thao
11 giờ trước