Cây hoa mộc chữa đau răng, đau lưng
Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng.
Cây hoa mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu. Lá hoa mộc nhỏ, có phiến thon, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.
Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.
Công dụng của cây hoa mộc cũng rất nhiều như hoa dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nêncó thểsử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh.
Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng. Còn quả hoa mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn. Rễ cây hoa mộc thì có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng…
Nhiều tài liệu đông y khác cũng cho rằng, cây hoa mộc chữa được các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho, các bệnh răng miệng, hôi miệng, chữa bế kinh, đau bụng, làm thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc (hoa mộc nấu với dầu vừng làm dầu thơm) …
Quả cây hoa mộc được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Vỏ thân cây hoa mộc nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp. Rễ cây hoa mộc làm thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng.
Để tiện sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương chữa bệnh từ cây hoa mộc để cùng tham khảo và áp dụng.
* Chữa hôi miệng, đau răng. Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Video đang HOT
* Chữa viêm họng, ho nhiều đờm. Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.
* Chữa loét miệng. Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.
* Chữa đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Dùng quả mộc 10 – 12g sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
* Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.
* Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Dùng rễ mộc tươi 25 – 50g, hoặc rễ khô 9 – 15g, tất cả sắc hoặc ngâm rượu uống.
* Chữa đau dạ dày. Lấy quả cây hoa mộc 6g, hương phụ 9g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa đau răng. Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm và nuốt từ từ.
Hoặc: Hoa mộc 10g, vỏ cây đại 8g, lá nhãn 10g, lá lốt 8g, rượu trắng 150ml. Cho các vị thuốc vào rượu đun sôi kỹ, chắt lấy nước dùng bông chấm nước thuốc này đặt vào chỗ đau. Ngày 2 – 3 lần.
* Làm thuốc dưỡng tóc và thơm tóc. Dùng hoa mộc và dầu vừng nấu với nhau rồi dùng chải lên tóc.
* Chữa ho. Hoa mộc 5g, húng chanh 10g, cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa bế kinh, đau bụng.
Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa đau lưng. Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.
Theo Thanhnien
Giảm đau do mọc răng 'khôn'
Ở nhiều người, răng khôn bắt đầu mọc khi họ được 25-30 tuổi và đi kèm là cơn đau không thể chịu nổi.
Những hướng dẫn sau từ các chuyên gia có thể giúp giảm đau, theo boldsky.com.
Túi chườm lạnh
Áp túi chườm lạnh lên vùng bị đau có thể giúp giảm đau. Quấn một túi nước đá trong một chiếc khăn giấy và áp nó lên răng khôn.
Nước muối ấm
Trộn một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm và súc miệng. Muối có đặc tính chữa bệnh tự nhiên. Nó giúp làm dịu các mô bị kích thích và tống vi khuẩn, giúp giảm cơn đau răng.
Thực hiện theo những lời khuyên này có thể giúp đẩy lùi cơn đau nhức răng - Ảnh: Shutterstock
Dưa chuột lạnh: Cắt vài lát dày dưa chuột lạnh và nhâm nhi. Các vitamin và khoáng chất có trong dưa chuột có tác dụng giảm đau răng.
Dầu đinh hương: Nhỏ một vài giọt dầu đinh hương vào miếng gạc và đặt lên răng đau. Dầu đinh hương có đặc tính khử trùng.
Bạc hà: Một khi bị đau răng, bạn nên nhai bạc hà. Loại thảo mộc này có tính chất gây tê.
Túi trà: Lấy một túi trà đen và ngâm trong nước sôi. Sau đó, lấy túi trà này đặt lên chỗ răng đau sẽ giúp giảm đau.
Tỏi: Nghiền một tép tỏi và thêm một ít muối, sau đó đắp lên răng đau. Ngoài ra, bạn có thể nhai một hoặc hai tép tỏi để giảm đau.
Hành tây: Nếu có thể, bạn nên nhai hành tây vì chúng giúp giảm đau nhanh. Hoặc cắt một lát nhỏ hành tây và để trên chỗ răng đau.
Tiêu và muối
Trộn tiêu, muối với ít nước. Áp trực tiếp hỗn hợp này lên răng đau. Để như vậy trong ít nhất 20 phút và sau đó súc miệng với nước ấm. Có thể làm cách này mỗi ngày để đẩy lùi cơn đau.
Theo VNE
Thực phẩm tốt cho trẻ mọc răng Độ tuổi trung bình để trẻ mọc răng là sáu tháng. Trong thời kỳ mọc răng, trẻ trở nên kén chọn thức ăn và cáu kỉnh do đau. Dưới đây là một số thực phẩm giúp làm dịu cơn đau mọc răng, theo Boldsky. Dưa chuột: Dưa chuột là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ khi mọc răng. Có...