Cây gừng gió: Chứa hoạt tính phòng ngừa tái phát ung thư
PGS Văn Ngọc Hướng phát hiện hàm lượng tinh dầu và Zerumbone trong cây gừng gió trồng ở vùng Tam Đảo đạt 89,7%.
Hàm lượng này cao nhất so với địa phương khác và cao hơn so với một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… Hoạt chất zerumbone trong cây gừng gió có thể hỗ trợ điều trị ung thư.
Phát hiện từ bài thuốc của người Sán Dìu
PGS.TS Văn Ngọc Hướng cho hay, hoạt chất zerumbone đã được các nhà khoa học trên thế giới phân lập từ cây gừng gió và xác định cấu trúc hóa học vào năm 1960. Đây là hoạt chất có tính phòng ngừa và chống nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan và vú đã được các nhà khoa học trên thế giới công bố. Năm 2011, ông và cộng sự mới hoàn thành “Nghiên cứu quy trình chiết tách zerumbone từ cây gừng gió Việt Nam làm thuốc chống ung thư”. Đây là đề tài cấp Nhà nước mã số CNHD-ĐT.018/10-11, thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 của Bộ Công Thương.
Công việc bắt đầu từ việc xác định cây gừng gió ở Việt Nam và hàm lượng tinh dầu, zerumbone của nó. Trong một lần đưa sinh viên đi thực tập, khảo sát tại vùng Tam Đảo, PGS Văn Ngọc Hướng kết hợp tìm hiểu, sưu tầm các bài thuốc gia truyền chống khối u của dân tộc Sán Dìu tại nhà một lang y. Dưới sự chủ trì của PGS Văn Ngọc Hướng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình phân lập zerumbone tinh khiết từ củ gừng gió vùng Tam Đảo với hiệu suất 0,35% và độ tinh khiết đạt 99,5%.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được công thức phân tử và công thức cấu tạo của zerumbone bằng máy sắc phổ. Khảo sát hoạt tính chống ung thư in vitro (thí nghiệm trong ống nghiệm) của zerumbone phân lập với ba dòng ung thư ở người là: Ung thư gan – Hep2; ung thư phổi – Lu và ung thư cơ tim RD. Kết quả cho thấy zerumbone có tác dụng chống lại sự phát triển của ba dòng ung thư trên.
Kết quả thử nghiệm in vitro là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục thử hoạt tính chống ung thư in vivo (thử nghiệm trên động vật). Sau khi cấy ghép tế bào ung thư Sarcoma 180 trên 60 con chuột nhắt trắng dòng Swiss, chia số chuột này thành nhóm nuôi trong 25 ngày. Kết quả là 30 chuột đối chứng nuôi không uống zerumbone chết 100%, 30 chuột uống 2mg zerumbone/kg còn sống khỏe mạnh 53,7%. Tỉ lệ phát triển khối u ở chuột điều trị zerumbone là 41,3% và 58,7% không phát triển khối u.
Không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu về sự ức chế tế bào ung thư của hoạt chất zerumbone, nhóm nghiên cứu còn thử nghiệm tính chống tái phát ung thư bằng sarcoma 180 trên chuột và lần đầu tiên phát hiện hoạt tính phòng ngừa tái phát ung thư của zerumbone.
Năm 2002, PGS Văn Ngọc Hướng chủ nhiệm đề tài cấp Bộ về phân lập zerumbone trong cây gừng gió với tên gọi “Nghiên cứu hoạt chất chống ung thư của cây gừng gió Việt Nam”. Đề tài có sự tham gia của một số sinh viên, học viên khoa Hóa đang thực hiện các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ. Trong đó tiêu biểu là học viên Lê Thị Thùy được PGS Văn Ngọc Hướng hướng dẫn thực hiện đề tài “Nghiên cứu các phương pháp phân lập zerumbone có chất lượng cao từ thân rễ cây gừng gió (Zingiber zerumbet Sm) và chuyển hóa zerumbone thành các hợp chất có hoạt tính sinh học”.
Video đang HOT
Tối ưu hóa hoạt chất thành thuốc
PGS Văn Ngọc Hướng tiến hành điều tra, khảo sát cây gừng gió ở các địa phương chọn giống và đất trồng phù hợp để gây giống phục vụ nghiên cứu. Ông lặn lội khắp vùng Việt Bắc và ba tỉnh ven biển miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tìm cây gừng gió và lấy mẫu đất để phân tích.
Sau thời gian dài phân tích chỉ số zerumboner trong cây gừng gió thu thập từ các địa phương, PGS Văn Ngọc Hướng và cộng sự kết luận: Hàm lượng tinh dầu và Zerumbone trong cây gừng gió trồng ở vùng Tam Đảo đạt 89,7%, cao nhất so với địa phương khác. Thậm chí cao hơn so với một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… Đồng thời tuyển chọn được giống gừng gió theo hai tiêu chí sinh thái và hóa học để gieo trồng làm nguyên liệu sản xuất zerumbone tại vùng Từ Sơn (Bắc Ninh).
Sau 24 tháng thực hiện đề tài được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước tổ chức nghiệm thu với số điểm 90/100 đạt loại xuất sắc. Đề tài đã đưa ra quy trình công nghệ và thiết kế dây chuyền sản xuất tinh dầu gừng gió và zerumbone quy mô pilot với 50kg tinh dầu/mẻ và 100 gam zerumbone/mẻ. Đặc biệt là xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của zerumbone 98 – 99%. Độc tính cấp được tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt tiêu chuẩn, còn độc tính bán trường diễn được thí nghiệm trên thỏ.
Quá trình nghiên cứu thu thập các kết quả cho thấy zerumbone 98 – 99% không có độc tính cấp, độc tính bán trường diễn cũng như độc tính gen rất có triển vọng trong nghiên cứu thuốc chống ung thư. Đây là cơ sở để PGS Văn Ngọc Hướng kết hợp với Công ty Dược phẩm Bắc Ninh bào chế thành công viên nang Zerumboner làm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư.
Thực phẩm chức năng Zerumboner đáp ứng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường để hỗ trợ điều trị 4 loại ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư máu) mà không cần qua thử nghiệm lâm sàng.
Thực phẩm chức năng Zerumboner được điều chế từ đơn chất zerumbone 99,5% theo phương pháp điều chế thuốc nên nó gần như một dạng thuốc điều trị ung thư, nhưng để được công nhận là thuốc cần phải tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng, đó là một quá trình chuẩn bị lâu dài.
Sau thành công của đề tài “Nghiên cứu quy trình chiết tách zerumbone từ cây gừng gió Việt Nam làm thuốc chống ung thư”, PGS Văn Ngọc Hướng đăng ký chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang Zerumboner từ cây gừng gió Việt Nam để hỗ trợ điều trị ung thư”. Dự án này được khởi động từ năm 2013, đến nay đã bước vào giai đoạn cuối để thực phẩm chức năng Zerumboner trở thành thuốc phòng chống ung thư.
"Chiến đấu" với ung thư bằng công nghệ chuẩn Úc
Với sự hỗ trợ của ICON (Úc) , kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân được xây dựng bằng các công nghệ hiện đại, cá thể hóa phác đồ điều trị nên hiệu quả xạ trị rất tốt, các bệnh nhân đều vượt qua các đợt xạ trị một cách dễ dàng. Vinmec Central Park là một trong những bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai các công nghệ xạ trị đặc biệt này.
Tìm kiếm nơi gửi gắm niềm tin khi mắc bệnh ung thư
Bà N.T.T (72 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết, cách đây vài năm bà được chẩn đoán ung thư vú. Bà T. đã sang Thái Lan mổ cắt bỏ một phần vú và được xạ trị. Sau một thời gian điều trị tại Thái Lan mất khá nhiều thời gian và chi phí, bà T. quyết định tìm bệnh viện tại Việt Nam để điều trị. Tìm hiểu qua các nguồn, cuối cùng bà T đã chọn Vinmec Central Park. Theo chia sẻ của bệnh nhân, bệnh viện này đang liên kết với tập đoàn ICON (Úc) chuyển giao phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư theo chuẩn thế giới. Quan trọng hơn cả, bà có 1 phác đồ riêng và chi phí điều trị cũng nhẹ gánh đi rất nhiều (tiền thuốc ở Thái đắt hơn ở Việt Nam gấp 2 lần).
Người bệnh ung thư được các bác sĩ Vinmec và ICON phối hợp lập kế hoạch xạ trị.
Theo bác sĩ Bùi Lê Phước Thu Thảo, Trung tâm xạ trị, Bệnh viện Vinmec Central Park, cho đế nay, bệnh nhân T đã xạ 25 lần. Khi đưa tia xạ vào khối u, bệnh nhân được hướng dẫn theo liệu pháp hít sâu nín thở nên giúp bác sĩ kiểm soát được những tổn thương tim, phổi và không có các tác dụng phụ xảy ra. Tương tự, bà N.T.L (56 tuổi, ngụ TP.HCM) bị ung thư phụ khoa, sau thời gian định cư ở Nhật, bà về Việt Nam và tìm đến trung tâm xạ trị Vinmec để tiếp tục trị liệu.
Xạ trị là một trong những phương pháp chủ lực điều trị ung thư, nhưng nhiều tác dụng phụ xạ trị thường khiến người bệnh lo ngại và giảm chất lượng sống. Các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao có thể hạn chế đáng kể các mặt không mong muốn, giảm đau đớn để người bệnh nhẹ nhàng vượt qua điều trị.
Theo bác sĩ Thảo, với sự hỗ trợ của ICON, kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân tại Vinmec được xây dựng bằng các phần mềm hiện đại, cá thể hóa phác đồ điều trị nên hiệu quả xạ trị rất tốt, các bệnh nhân đều vượt qua các đợt xạ trị một cách dễ dàng. Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai các công nghệ xạ trị đặc biệt này.
Các bác sĩ và kỹ thuật viên xạ trị luôn kiểm tra mặt nạ cố định trước khi tiến hành xạ trị để đảm bảo tia xạ phát đến đúng vùng cần điều trị cho người bệnh.
Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có phác đồ riêng
Tháng 11.2019, Hệ thống Y tế Vinmec đã ký hợp tác với Tập đoàn ICON - đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân ung thư chuyên sâu lớn nhất Australia hiện có 40 trung tâm đang hoạt động trên toàn cầu, cung cấp các dịch vụ: Chăm sóc ung thư ngoại trú, xạ trị ung thư hiện đại và dịch vụ điều trị ung thư đa mô thức toàn diện.
Với sự hợp tác này, Vinmec có thể tiếp cận và cung cấp cho người bệnh ung thư tại TPHCM và các vùng lân cận các phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư tiêu chuẩn thế giới.
Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam cung cấp mô hình điều trị ung thư đa mô thức kết hợp nhiều phương pháp chữa trị, Vinmec đang tiếp tục đầu tư công tác đào tạo và phát triển các kỹ thuật mới nhằm xây dựng Trung tâm xuất sắc về ung thư.
TS - BS Francis Chin Kuok Choon, chuyên gia xạ trị của ICON đang làm việc tại Vinmec sẽ trực tiếp tư vấn và giám sát, hỗ trợ quá trình xạ trị để đạt hiệu quả cao.
Theo TS - BS Francis Chin Kuok Choon, chuyên gia xạ trị của ICON đang làm việc tại Vinmec, điều trị ung thư đã tiến đến y học cá thể. Mỗi bệnh nhân sẽ trị liệu từng phác đồ riêng sẽ hiệu quả hơn cách điều trị tổng quát như trước kia với tỉ lệ may rủi khá cao.
Hiện Vinmec Central Park đang được ICON chuyển giao công nghệ để làm chủ các thiết bị hiện đại cũng như dịch vụ điều trị ung thư đa mô thức toàn diện, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người bệnh an toàn và hiệu quả. Điều này cho phép bệnh nhân ung thư tại đây tiếp cận được tất cả các phương pháp điều trị tiên tiến nhất thế giới ngay tại Việt Nam, bao gồm cả phương pháp xạ trị mới nhất đối với nhiều loại ung thư, bên cạnh mô hình chăm sóc chung với sự tiếp cận với các bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia y tế trên toàn Vinmec.
Vinmec và ICON đang hướng đến xây dựng một tiêu chuẩn mới cho việc chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư. Đây có thể nói "1 liệu pháp cho tâm hồn" cho bệnh nhân ung thư, bởi điều trị ung thư mà không chăm sóc giảm nhẹ như xây nhà mà chưa xây nóc.
Áp dụng một cách bài bản những giải pháp đồng bộ, với sự hỗ trợ của hệ thống những trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ Vinmec đang dần hiện thực hóa mục tiêu đem đến những đột phát trong điều trị các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam như: Ung thư phổi, vú, đại trực tràng và phụ khoa.
Theo Dân Việt
Tác dụng phụ thuốc trúng đích chữa ung thư Nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư tại nhà bằng một số thuốc trúng đích đã gặp phải nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, viêm da, phát ban, tiêu chảy... Theo tài liệu hướng dẫn của Bệnh viện K, Hà Nội, điều trị ung thư có nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch... Những năm...