Cây đinh bắn vào mắt người đàn ông
Bệnh nhân nam, 49 tuổi, ở Duy Xuyên, Hà Nam, sơ ý bị súng bắn đinh bắn vào mắt, được chuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương điều trị.
Theo bác sĩ Trần Khánh Sâm, Phó trưởng khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh nhân nhập viện hôm 2/7, bị cây đinh dài 3 cm xuyên thấu nhãn cầu, tổn thương giác mạc, mống mắt, vỡ thủy tinh thể, xuyên củng mạc sau.
Nam bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy đinh, khâu giác mạc, tiêm kháng sinh.
Bác sĩ Trần Trung Kiên, Phó trưởng khoa Chấn thương, cho biết đây là chấn thương nghiêm trọng, may mắn bệnh nhân và người nhà không tự ý rút đinh mà đến bệnh viện sớm để được cấp cứu. Sau phẫu thuật rút đinh, bệnh nhân sẽ trải qua ca phẫu thuật lần hai để thay thủy tinh thể, theo dõi tổn thương vùng dịch kính (bộ phận nằm sau thủy tinh thể).
Bác sĩ Kiên tiên lượng thị lực của người bệnh chỉ phục hồi một phần.
Video đang HOT
Chiếc đinh cắm vào mắt trái của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian song kết quả thường không như mong muốn, thị lực của bệnh nhân chỉ phục hồi một phần, có trường hợp mất thị lực.
Bác sĩ khuyến cáo người lao động tuân thủ các quy định an toàn trong khi làm việc, đeo kính bảo hộ để tránh tai nạn xảy ra. Khi gặp chấn thương, có dị vật hay vật nhọn đâm vào mắt, không nên tự ý lấy dị vật ra mà nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị.
Tác hại cực lớn của việc dụi mắt thường xuyên
Dụi mắt là thói quen thường thấy ở nhiều người, hành động tuy nhỏ này tưởng chừng không gây hại nhưng thực chất lại có những tác hại tới sức khỏe của bạn, đặc biệt là thị giác.
1. Dụi mắt có thể làm tổn thương giác mạc
Nếu cảm giác trong mắt có vật lạ gây khó chịu, nhiều người sẽ vô thức dùng tay dụi mắt, nhưng điều này sẽ gây ra một lực ma sát nhất định giữa dị vật và giác mạc khiến giác mạc rất dễ bị tổn thương.
Dụi mắt thường xuyên khiến giác mạc rất dễ bị tổn thương
Không chỉ vậy, việc này còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong mắt, ngay cả khi bạn đã rửa tay vì trên tay vẫn có lượng vi khuẩn nhất định. Dùng tay dụi mắt chính là đưa vi khuẩn vào mắt, gây ngứa, chảy nước mắt, đau và khó chịu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ.
2. Ảnh hưởng đến thị lực
Thông thường chúng ta dụi mắt trong tình trạng nhắm mắt, lúc này nhãn cầu sẽ di chuyển lên trên, và áp lực sản sinh khi dụi mắt sẽ tích tụ dưới nhãn cầu, độ cong giác mạc sẽ thay đổi, dễ làm tăng nguy cơ loạn thị, và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bạn bị cận thị và thường xuyên dụi mắt thì khả năng thị lực sẽ ngày càng xấu đi.
Thường xuyên dụi mắt khiến khả năng thị lực sẽ ngày càng xấu đi
Đặc biệt những người bị cận thị phải chú ý nhiều hơn nữa, bởi nhãn cầu của những người này mỏng hơn người bình thường, nếu thường xuyên dụi mắt, nhãn cầu bị áp lực quá mức, võng mạc có thể sẽ bị rơi ra. Mặc dù điều này rất hiếm, nhưng không phải không thể xảy ra.
3. Đẩy nhanh quá trình lão hóa vùng da quanh mắt
Dụi mắt thường xuyên sẽ phá hủy sự săn chắc của vùng da quanh mắt, khiến mắt bị sụp mí hoặc xệ mí, thậm chí còn ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt.
Dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt
Ngoài ra, dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt. Dụi mắt sẽ làm vỡ các mạch máu li ti quanh mắt, trồi lên bề mặt da, hầu hết là do việc vô ý dụi mắt trong lúc ngủ.
Tự nhổ đinh cắm vào mắt, hai người đàn ông bị xẹp nhãn cầu Hai bệnh nhân đến viện do bị đinh cắm vào mắt, nhưng cả hai bệnh nhân này đều "anh dũng" nhờ bạn tự rút đinh ra với lý do cho khỏi vướng, để còn đi về Hà Nội cho nhanh... Sau khi thực hiện chủ trương "thiết lập trạng thái bình thường mới", các hoạt động giãn cách dần được bãi bỏ, các...