Cây dại cắm đất là lên tua tủa, xưa mọc vạ vật bờ sông nay thành đặc sản 60.000đ/kg, dân lùng mua ăn
Loại rau này xưa không ai ăn nay thành đặc sản được đưa vào thực đơn của nhà hàng sang trọng, bán 60.000đ/kg.
Rau móp là loại cây mọc dại có sức sống mãnh liệt, chỉ cần cắm cây con xuống là cây tự mọc lên tua tủa không cần chăm bón. Tùy vào mỗi vùng miền mà cây rau móp lại có tên gọi khác nhau, có nơi gọi nó là khoai sọ gai, cừa ráy gai, chóc gai hay hải vu…
Cây rau này thường mọc nhiều ở vùng ven sông, ao cá hoặc ruộng lúa, phân bổ nhiều tại vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Kích thước của cây rau móp khá lớn, có thể cao từ 1 – 2m. Khi quan sát cây này bạn sẽ thấy nó thân và rễ giống khoai môn, lá hình mũi mác và nhiều rãnh sâu.
Trước kia, cây móp bị xem là loài mọc dại chẳng ai ngó ngàng tới, nay trở thành đặc sản nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ.
Trồng rau móp không khó nhưng để thu hoạch chúng lại khá kỳ công. Người ta phải dậy từ sớm tinh mơ rồi mặc đồ kín mít và lội dọc từng luống để tìm hái các đọt non. Thường phải mất khoảng vài tiếng đồng hồ mới thu hoạch được một bó rau móp.
Hiện nay, giá của 1kg rau móp đang được bán từ 50.000đ – 60.000đ. Để nâng cao giá trị kinh tế của rau dại này, bà con vùng Đông Nam Bộ còn đem muối chúng và bán theo nhiều hình thức khác nhau. Rau móp có thể luộc, xào, nấu canh hoặc làm gỏi/nộm.
Tham khảo công thức làm gỏi gà rau móp cực đơn giản mà thơm ngon của Bếp Eva dưới đây.
Nguyên liệu
- Thịt gà: 1 con (1.5 – 2kg).
- Rau móp: 500g.
- Hành tây: 1 củ.
- Rau răm: 1 mớ.
- Lạc rang: 100g.
Video đang HOT
- Hành phi.
- Quất.
- Chanh.
- Ớt.
- Muối, đường, mì chính, hạt tiêu, hạt nêm.
Cách làm nộm gà rau móp
1. Sơ chế thịt gà
Thịt gà bạn làm sạch rồi dùng muối chà xát nhiều lần lên trên bề mặt và bên trong của con gà khoảng 5 phút thì rửa lại với nước và để ra rổ cho ráo. Trường hợp gà vẫn còn mùi hôi và tanh, bạn có thể thoa thêm 1 chút nước cốt chanh lên bề mặt rồi rửa lại thật sạch như thế sẽ giúp thịt gà thơm ngon hơn.
2. Sơ chế rau củ
Hành tây bóc vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm trong bát nước đá lạnh. Để khử bớt vị hăng, cay của hành tây bạn nhớ thêm vào bát nước 1 thìa muối, 1 thìa đường rồi khuấy đều cho tan. Hành ngâm chừng 5 phút là có thể vớt ra, để ráo.
Rau răm bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Ớt cắt lát mỏng.
Rau móp bạn rửa 2 – 3 lần nước. Chú ý, trong lúc rửa hãy dùng tay bóp nhẹ phần rau để chúng sạch hơn. Cắt rau móp thành các đoạn dài từ 2 – 3 lóng tay và để riêng.
3. Luộc thịt gà
Cho gà vào nồi, thêm nước xâm xấp bề mặt rồi đậy vung, bật bếp đun sôi. Khi nồi thịt gà sôi bạn vặn lửa nhỏ, mở vung rồi chờ khoảng 5 phút thì vớt ra cho nguội. Với gà già, bạn tắt bếp, đậy vung để ủ cho gà chín kỹ. Tuyệt đối không luộc quá lâu dễ khiến thịt gà bị chín quá, nứt da, nát.
Xé thịt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
4. Pha nước trộn gỏi
Cho vào bát nước cốt của 1 quả chanh, 3 quả quất, 5 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, thìa muối, hạt tiêu xay và 1 thìa mì chính. Dùng đũa đảo đều để gia vị tan ra.
5. Trộn gỏi gà rau móp
Lần lượt cho vào bát tô thịt gà đã xé nhỏ, rau móp, hành tây, rau răm rồi rưới sốt trộn gỏi lên. Dùng tay đảo đều để thịt và rau ngấm gia vị. Trộn khoảng 5 phút cho các nguyên liệu đậm đà.
6. Hoàn thành
Cho gỏi ra đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên là hoàn thành.
Gỏi gà rau móp ăn rất ngon. Rau móp giòn giòn, thịt gà ngọt đậm đà, hành tây cay cay và mùi thơm của rau răm, béo bùi của lạc rang, hành phi, tất cả hòa quyện tạo nên một món ngon hấp dẫn.
Cây này tưởng chỉ lấy củ nhưng phần lá tốt như thần dược, đem xào kiểu này được món đưa cơm
Món ăn này dân dã, rẻ tiền nhưng lại ngon và giàu dưỡng chất.
Lá khoai lang vào tháng 9 lúc này rất tươi và mềm ngon. Trước đây lá rang lang chỉ để cho lợn ăn, còn củ chúng ta mới thu hoạch. Tuy nhiên lá khoai lang cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng. Trong lá khoai lang có chứa protein, vitamin B6, C, riboflavin cùng các khoáng chất như canxi, phốt pho... và các chất dinh dưỡng khác. Ăn lá khoai lang thường xuyên có thể tăng cường khả năng miễn dịch, trì hoãn lão hóa và bảo vệ thị lực, chữa vàng da. Vì giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng với sức khoẻ nên rau lang được ví như thần dược.
Lá rau lang thường được dùng để luộc, xào thậm chí để làm bánh đều ngon. Trong đó, rau lang xào vẫn là phổ biến hơn cả. Các bạn có thể tham khảo cách làm rau lang xào dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau lang, nửa củ tỏi, ớt đỏ khô, muối, dầu hào, bột nêm (tuỳ ý).
Cách làm:
Rau lang nhặt bỏ lá già, cuống cứng rồi cho vào chậu, thêm nước và một ít muối, ngâm lá khoai lang trong 10 phút. Sau đó tiếp tục rửa sạch rau với nước vài lần, vớt ra để ráo nước.
Cắt vài quả ớt đỏ khô thành khoanh tròn, đập dập vài tép tỏi rồi băm thành từng miếng nhỏ.
Cho nước vào nồi, đun sôi. Đổ lá khoai lang vào nồi, chần trên lửa lớn khoảng 1 phút rồi vớt ra cho vào nước lạnh, ngâm rau cho nguội một chút thì vớt ra. Vắt bớt nước, chần kiểu này lá khoai lang sẽ giòn và xanh.
Cho một lượng dầu ăn thích hợp vào chảo, đun nóng dầu khoảng 70%, cho ớt, tỏi băm vào xào cho đến khi có mùi thơm.
Đổ lá khoai lang vào nồi, xào đều và thêm chút muối. Nêm thêm bột nêm và 1 thìa dầu hào, xào cho lá rau lang chín tới rồi thưởng thức. Vì rau lang đã chần qua nên không cần xào lâu là rau đã chín.
Rau lang xào tỏi thơm nức, ngon và có độ giòn nhẹ, rất đưa cơm.
Chúc các bạn thành công!
Cây này nghe tên đã thấy "đau", xưa là cỏ dại mọc um tùm chẳng ai ăn nay bán 130.000đ/kg, vừa ăn vừa làm thuốc Cây này tuy mọc dại nhưng thân ăn rất ngon lại còn có thể dùng làm thuốc, sau khi phơi khô lên bán đắt như đặc sản. Cỏ xước là loại cây mọc dại, thân thảo, thuộc họ rau dền, có nơi gọi là ngưu tất nam. Cây này thường mọc ở các bãi bồi, bờ sông, không cần chăm sóc, bón phân...