Cầu thị vẫn hơn
Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 – chương trình GDPT mới đang là chủ đề được quan tâm nhiều nhất những ngày qua. Âu cũng bởi, tuy học sinh đi học nhưng giáo viên và phụ huynh phải “đánh vật” với những con chữ.
Ảnh minh họa
Hao tổn công sức và thời gian vì chương trình quá tải đã đành, nhưng càng học cùng con trẻ, người lớn càng hoang mang như thấy đang lạc vào ma trận chữ và nghĩa.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GDĐT) kể câu chuyện về một vị Bộ trưởng Bộ GDĐT khi mới về nhậm chức được vài tháng, một hôm trong cuộc họp giao ban, Bộ trưởng nói: Bây giờ tôi mới biết là có đến 80% tác giả SGK chưa bao giờ đi dạy những thứ họ viết ra…
Ông Ngọc cho biết đã kể lại kỷ niệm trên khá nhiều lần rồi, và coi đó như là một điều phải nhớ khi cải cách giáo dục lần này. Bản thân ông cũng đang đặt ra câu hỏi là các tác giả của bộ SGK Tiếng Việt Cánh Diều lớp 1 này đã từng bao giờ đi dạy những thứ họ viết ra chưa?
Ấy là chưa kể biết bao thắc mắc của phụ huynh được nêu ra: Truyện ngụ ngôn chiếm phần dung lượng lớn trong sách Tiếng Việt 1, nhưng tại sao phải đi sửa nội dung truyện ngụ ngôn của nước ngoài?
Nếu thấy truyện nước ngoài xa lạ hoặc khó hiểu với học sinh Việt Nam, tại sao không thay bằng những câu chuyện dân gian thuần Việt? Sở dĩ phụ huynh quan tâm tới chương trình và SGK lớp 1, bởi ngay năm đầu tiên đi học, trẻ không chỉ được học chữ, học vần, học tiếng mà còn đến trường học văn, học lễ, học làm người.
Bao thế hệ phụ huynh đã lớn lên và trưởng thành với những cuốn SGK cũ. Câu chuyện về những bài học trong SGK lớp 1 mới lại khiến người ta liên tưởng và nhớ về những trang sách đầu đời cách đây đã nhiều thập kỷ.
Có những người đã ở tuổi ông/bà nhưng đến giờ vẫn đọc thuộc làu làu nhưng bài Tập đọc lớp 1 năm nào. Nó dường như đa hằn in vào ký ức, là một kỷ niệm khó quên. Đơn cử như bài học dạy mỗi người nếp sống và lối sống chuẩn mực từ thuở ấu thơ, từng được in trong sách lớp Vỡ lòng (SGK cũ hệ 12 năm) có đoạn: Gà cùng ngan vịt/ chơi ở bờ ao/ chẳng may té nhào/ gà rơi xuống nước/không chậm nửa bước/ ngan vịt nhảy theo/ rẽ trong đám bèo/ vớt gà lên cạn…
Khỏi phải phân tích dài dòng thì ai cũng biết đó là bài học ca ngợi tình bạn trong hoạn nạn, đề cao sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Video đang HOT
Và còn biết bao bài học đạo đức nhẹ nhàng mà thấm thía tương tự như câu chuyện kể trên. Người ta còn ví những cuốn SGK lớp 1 như những tấm vé trở về tuổi thơ là vậy.
Xuất hiện trong những giao lưu gần đây xung quanh câu chuyện SGK lớp 1 mới, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình GDPT mới cho rằng giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề, nhưng “ xã hội đang định kiến nặng nề”.
Xin thưa với Giáo sư, sự học hôm nay có liên quan tới cả một thế hệ mai sau, thế nên cho dù không phải là phụ huynh, thì nhiều người vẫn rất quan tâm tới bài học đầu tiên của những đứa trẻ. Điều mà dư luận chờ đợi là thái độ nghiêm túc, cầu thị của nhóm tác giả SGK lớp 1.
Họ cũng quan tâm xem liệu sau rà soát của Bộ GDĐT, SGK lớp 1 mới có được chỉnh sửa lại hay không, chỉnh sửa theo hướng nào khi các em đã đi gần hết nửa học kỳ I của năm học đánh dấu sự đổi mới…
Thông tin mà chúng tôi mới nhận được khi đang viết bài báo này là cuộc thuyết trình chuyên đề của GS Nguyễn Minh Thuyết về SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều (dự kiến tổ chức hôm nay 14/10 tại Hà Nội) bị hoãn lại.
Điều đó đã khiến không ít người hụt hẫng, bởi họ thực sự mong muốn được đối thoại với nhóm tác giả cũng như Tổng chủ biên của chương trình mới.
Rõ ràng, không ai muốn nhìn thấy tình cảnh “đẽo cày giữa đường”, đóng góp cho SGK lớp 1 mới những ngày qua, các ý kiến dù gay gắt song đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn học sinh có được những cuốn SGK tốt nhất. Thế nên không thể thấy sai mà không sửa.
Sách giáo khoa ngày ấy - bây giờ!
Những ngày qua, khi mà sách giáo khoa lớp 1 trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận, tranh cãi gay gắt, tôi lại thầm cảm ơn vì mình đã đi qua những tháng ngày đến trường ít sách vở mà nhiều cảm xúc.
Tác giả Bùi Kiều Trang
Thời tôi học, nếu có khó khăn chỉ là chuyện kinh tế của gia đình đánh vật cùng miếng ăn cái mặc, hay cơ sở vật chất trường lớp phục vụ cho việc học còn quá sơ sài. Riêng về sách giáo khoa của chị em tôi là bộ sách cũ mà Má tôi xin được của một nhà hàng xóm, rồi chị gái để lại cho anh trai. Khi đến thời tôi, những quyển sách màu giấy đã chuyển sang vàng vàng ố ố, chữ in lẫn với nét mực viết tay nhoè nhoè của lần nghịch ngợm của "người đi trước" nhưng tôi vẫn còn nhớ như in nhiều bài học, nhiều câu thơ, và những hình ảnh giản đơn, trong trẻo ngày ấy.
"O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội nón, Ơ thì thêm râu"
Hay:
"Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi...
Những câu thơ, những đoạn văn ngắn nhưng coi trọng cảm xúc, thuần Việt tự ngấm vào đầu bọn trẻ chúng tôi lúc nào chẳng biết.
Những trang sách giáo khoa ngày tôi học còn bồi đắp cảm xúc, nuôi dưỡng tầm hồn, khơi gợi trí tưởng tượng, chắp cánh ước mơ của bọn trẻ con chúng tôi...
Mãi đến bây giờ, mỗi lần vô tình gặp lại cuốn sách cũ hay những bài học in trên đó, tôi thường nhớ về một buổi tối êm ả nào đó ngồi tập ghép vần, nghe anh tôi đọc mấy câu trong sách tập đọc "Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta/ Cấy cày vốn nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy, ai mà quản công..."
Má tôi cặm cụi sàn gạo thi thoảng nhắc tôi vài từ tôi quên. Việc học thật nhẹ nhàng, phụ huynh không cần kèm cặp, giáo viên cũng không cần phải lao lực dạy thêm. Và cả người lớn lẫn trẻ con không ai phải sợ hãi.
Việc học thật nhẹ nhàng, phụ huynh không cần kèm cặp, giáo viên cũng không cần phải lao lực dạy thêm. Ảnh: Tư liệu
Sau nhiều chục năm, đến thời đổi mới giáo dục, nhìn vào trang sách giáo khoa lớp 1 bây giờ đa phần là trích dẫn, phỏng theo ngụ ngôn nước ngoài, những cái phỏng theo vô cùng ngờ nghệch và phi lý. Có những câu chuyện người lớn đọc lên còn không hiểu nội dung, ý nghĩa là gì; có những câu thơ, đoạn văn trúc trắc, tối nghĩa, khó đọc, khó thuộc và khó nhớ. Những cuốn sách ấy dường như chỉ cố nhồi chữ cái vào đầu học sinh mà quên mất việc tạo cảm xúc, thậm chí còn gây nỗi sợ hãi, ác cảm cho những đứa trẻ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới.
Hàng loạt những câu chuyện liên quan đến việc phải học sách giáo khoa mới mà những ngày qua được phương tiện truyền thông ghi lại, là những buổi tối mẹ cùng con đánh vật, con chưa đọc được mẹ chưa đi ngủ; là những buổi cả cô và trò căng thẳng trên lớp đến mức giáo viên cũng phải than thở chương trình quá sức; là những tranh cãi gay gắt về phương pháp, là công cuộc đổ lỗi qua lại của những người lớn mà quên mất rằng trẻ em mới là trung tâm. Sự yếu kém của một nền giáo dục, trước hết xuất phát từ sự yếu kém trong biên soạn sách giáo khoa và xây dựng chương trình dạy học.
Tạm tin rằng chương trình học mới có thể dạy trẻ em biết đọc, biết viết nhanh hơn trước kia, nhưng cái giá phải trả thật đắt và cảm xúc được nhớ lại chắc hẳn chỉ là sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi thậm chí ghét bỏ việc học, ghét bỏ con chữ.
Không hề quá khi nói rằng những cuốn sách này đang dần cướp đi tuổi thơ của hàng chục triệu đứa trẻ, cướp đi thời gian, không gian vui chơi chỉ để phải chăm chăm vào việc phải làm sao đọc cho bằng được, học cho bằng kịp với nội dung trong sách viết ra. Sách giáo khoa mang tiếng là "cải cách" nhưng càng cải càng lùi, càng cải càng rối, càng cải thì những trang sách đầu tiên, những con chữ đầu đời của các em lại càng xuất hiện những câu chuyện tiêu cực, tối nghĩa thậm chí còn phản giáo dục.
Vậy cải cách mà làm gì để mọi thứ trở nên khó khăn hơn, đổi mới mà làm gì để càng thêm lãng phí?
Ai cũng biết nước ta còn nghèo, ngân sách còn eo hẹp, đời sống của phần lớn người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều năm nay lĩnh vực, giáo dục, đào tạo luôn được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước. Cụ thể là tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều.
Thế nhưng thực tại, ngành giáo dục đang lãng phí quá nhiều. Lãng phí về thời gian, lãng phí về chính sách, về ngân sách và tiền của nhân dân. Càng cải cách, lại càng rối rắm nặng nề và sai sót khá nhiều về cách thức và kiến thức. Nếu phải đính chính, nếu phải chỉnh sửa có lẽ phải xuất bản một cuốn sách khác chỉ để đính chính, chỉ để chỉnh sửa cuốn sách đang giảng dạy, đang lưu hành ấy. Giáo viên lại phải liên tục chạy theo chương trình sửa đổi. Mỗi lần sửa đổi là mỗi lần tập huấn. Tiền bạc, thời gian, sức lao động bị lãng phí không nhỏ. Việc xào xáo kiến thức đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng giảng dạy, gây ức chế cho thầy, trò và cả xã hội.
Thế hệ chúng tôi đi qua thời tiểu học cũng đã gần 30 năm. Gần 30 năm qua, có quá nhiều thứ đổi mới và phát triển nên sẽ thật khập khiểng để so sánh bất kỳ điều gì với hiện tại, nhất là về việc học. Nhưng những ngày qua, khi mà sách giáo khoa lớp 1 trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận, tranh cãi gay gắt, tôi lại thầm cảm ơn vì mình đã đi qua những tháng ngày đến trường ít sách vở mà nhiều cảm xúc.
Cái dở của Tiếng Việt 1 Cánh Diều là lạm dụng ngụ ngôn Đổi mới thì không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng, vị chuyên gia đề nghị giấu tên, chia sẻ. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại bậc tiểu học đối với lớp 1. Năm nay học sinh lớp...