Câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp ở trẻ em
Tăng huyết áp ở trẻ em xảy ra khi huyết áp của trẻ bằng hoặc cao hơn 95% trẻ khác cùng tuổi, cùng giới tính khi sinh và chiều cao.
Tăng huyết áp (hay huyết áp cao) ở trẻ em khác với ở người lớn vì mức huyết áp khỏe mạnh thay đổi khi trẻ lớn lên. Các bác sĩ chẩn đoán huyết áp cao ở trẻ em có nhiều chỉ số huyết áp. Do đó, trẻ em nên đo huyết áp trong mỗi lần thăm khám.
1. Đông y có chữa được tăng huyết áp ở trẻ em không?
Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc tây y trong điều trị tăng huyết áp ở trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng song song thuốc đông y và tây y để điều trị huyết áp cao ở trẻ em. Bởi đôi khi thuốc đông y và tây y kết hợp có thể không đáp ứng điều trị bệnh.
2. Tăng huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ bị tăng huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não… Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu tăng huyết áp, cha mẹ/người chăm sóc cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán tăng huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.
3. Cách chăm sóc bệnh tăng huyết áp ở trẻ em tại nhà
Video đang HOT
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.
Có một số bước mà trẻ có thể thực hiện để ngăn ngừa tăng huyết áp, bao gồm:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ: Cha mẹ nói chuyện với bác sĩ về phạm vi cân nặng khỏe mạnh phù hợp với độ tuổi, giới tính khi sinh và chiều cao của trẻ.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và đường: Thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn các chất này trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cho trẻ.
Tập thể dục: Đặt mục tiêu dành 60 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ: Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng của trẻ và giúp giảm nguy cơ cao huyết áp.
Có giấc ngủ chất lượng: Khuyến khích thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Nếu nghi ngờ trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ, hãy đi khám ngay lập tức.
Tránh cho trẻ hít khói thuốc lá thụ động: Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng huyết áp.
4. Bệnh tăng huyết áp ở trẻ em có chữa khỏi không?
Cha mẹ có thể lo lắng khi biết con mình bị tăng huyết áp nhưng cao huyết áp ở trẻ em có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống và theo dõi thường xuyên.
Đối với trẻ béo phì, nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 2-6 lần so với trẻ bình thường. Trẻ béo phì mắc tăng huyết áp nếu không kiểm soát tốt huyết áp cũng có thể dẫn tới đột quỵ như người lớn. Bởi khi lượng mỡ (điển hình là mỡ bụng) có thể gây áp lực lên các động mạch, làm tăng huyết áp. Một khi huyết áp cao sẽ khiến áp lực bơm máu lên não đột ngột tăng vọt. Từ đó dễ gây chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não).
Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng thúc đẩy các cục máu đông (huyết khối) di chuyển lên động mạch não gây tắc nghẽn mạch máu não gây thiếu máu não cục bộ (đột quỵ thiếu máu não).
Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ béo phì ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Có nhiều lựa chọn cho cha mẹ khi muốn đưa trẻ thăm khám, chữa bệnh tăng huyết áp như đến các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh hoặc Trung ương với các lựa chọn khám theo yêu cầu, khám dịch vụ, khám theo chế độ BHXH…
Bảng giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
Bảng giá khám, chữa bệnh dịch vụ, theo yêu cầu, tư vấn dinh dưỡng được ghi trên bảng giá theo quy định của bệnh viện.
Người bị suy thận có nên chạy bộ?
Nhiều người bệnh suy thận rất muốn chạy bộ nhưng lại lo ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy người bị suy thận có nên chạy bộ?
Theo BS.CKII Võ Thị Kim Thanh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, thận có chức năng lọc máu để bài tiết các độc tố, chất dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, giúp ổn định các chất điện giải, huyết áp, độ pH máu. Thận còn tham gia vào quá trình tạo máu và chuyển hóa xương.
Suy thận là tình trạng thận lọc máu không hiệu quả, dẫn tới rối loạn những chức năng trên, khiến lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể ở mức nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng sống, đe dọa tính mạng người bệnh.
Thường xuyên vận động thể chất vừa phải giúp hạn chế nguy cơ tăng huyết áp. (Ảnh minh họa)
Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ lọc cầu thận (eGFR) giảm dần. Khi phát hiện độ lọc cầu thận giảm, người bệnh được tầm soát bệnh, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp nhằm kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, giúp cải thiện lưu thông máu, trao đổi chất, có lợi cho chức năng thận. Thường xuyên vận động thể chất vừa phải giúp hạn chế nguy cơ tăng huyết áp - nguyên nhân làm trầm trọng hơn mức độ bệnh suy thận mạn.
Tuy nhiên, chạy bộ hay chạy marathon là môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động cao, phải gắng sức, có thể làm tăng nồng độ creatine kinase huyết thanh (một loại enzyme); myoglobin (một loại protein phản ánh mức độ tổn thương thận) và creatinine (đánh giá chức năng lọc của thận) trong nước tiểu.
Một nghiên cứu nhỏ của nhóm nhà khoa học Mỹ công bố năm 2022 cho thấy người tham gia chạy marathon xuất hiện tình trạng tổn thương thận cấp tính.
5 rủi ro khi ăn nhiều muối bạn nên biết Ăn nhiều muối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như tăng huyết áp, giữ nước và đầy hơi, sỏi thận... Muối là một khoáng chất tạo thành từ natri clorua, rất cần thiết để duy trì sự sống. Cơ thể bạn sử dụng muối để cân bằng chất lỏng, dẫn truyền xung thần kinh, vận động cơ và hấp...