Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh
Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.
1. Đông y có chữa được rong kinh không?
Đông y có thể hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả trong một số trường hợp.
Điều hòa khí huyết: Đông y quan niệm rong kinh do khí huyết ứ trệ, không thông, dẫn đến rong huyết. Các bài thuốc sẽ giúp điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, từ đó giảm lượng máu chảy và rút ngắn thời gian.
Bổ sung khí huyết: Rong kinh có thể khiến cơ thể mất nhiều máu, dẫn đến khí huyết hư. Các bài thuốc bổ huyết sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng rong kinh.
Giảm co thắt tử cung: Một số nguyên nhân gây rong kinh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến co thắt tử cung, khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y có thể giúp giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu chảy và giảm đau bụng kinh.
Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
2. Chế độ ăn nào tốt cho người bị rong kinh?
Các thực phẩm giàu sắt, vitamin, omega-3, can xi, magie… giúp ngăn ngừa rong kinh.
Video đang HOT
Thực hiện chế độ ăn uống như bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt, vitamin C, vitamin B6, omega-3, canxi, magie; uống nhiều nước. Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn nhanh, caffeine và rượu bia. Lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá; Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp và điều trị nguyên nhân.
3. Rong kinh có chữa khỏi không?
Rong kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể chữa khỏi trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Khi nào có thể sử dụng thuốc tránh thai trị rong kinh?
Chỉ nên dùng khi đã được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và kê đơn. Progestin là loại thuốc tránh thai được kê toa thường xuyên nhất để điều trị rong kinh vì tính an toàn trong bối cảnh các bệnh lý đi kèm khác.
5. Rong kinh có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Rong kinh là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Đôi khi, chảy máu nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày như công việc, học tập và đời sống xã hội.
Nếu rong kinh nên đi khám để bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân. Việc chảy máu nhiều hoặc kéo dài không được điều trị có thể gây thiếu máu khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí có những nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn cần phải điều trị sớm, nếu để kéo dài sẽ bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả.
6. Làm thế nào để ngăn ngừa rong kinh?
Các lựa chọn bao gồm thuốc, miếng dán, vòng âm đạo và dụng cụ tử cung nội tiết tố. Những phương pháp điều trị này làm giảm chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng có thể làm giảm chứng chuột rút và đau đớn trong kỳ kinh nguyệt.
7. Rong kinh có thể kéo dài bao lâu?
Lượng máu mất trung bình trong kỳ kinh nguyệt là khoảng 30-45 ml trong 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, một người bị rong kinh có thể bị chảy máu kéo dài hơn 7 ngày hoặc chảy máu nhiều khiến họ thấm qua một hoặc nhiều băng vệ sinh mỗi giờ trong vài giờ liên tiếp.
8. Rong kinh có phải là một vấn đề nghiêm trọng?
Bị rong kinh thường phải sử dụng nhiều băng vệ sinh, phải thay băng liên tục. Chảy máu kinh nguyệt nhiều là hiện tượng phổ biến và khoảng 1/3 phụ nữ tìm cách điều trị chứng này. Rong kinh ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày và trong một số trường hợp báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
9. Rong kinh thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đang có kinh nguyệt đều có khả năng bị rong kinh. Ảnh minh họa.
Bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đang có kinh nguyệt đều có thể bị rong kinh. Hầu hết bệnh nhân rong kinh đều lớn hơn 30 tuổi. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu kinh nguyệt nhiều ở thanh thiếu niên là không rụng trứng dai dẳng.
10. Sắt có giúp chữa rong kinh không?
Thiếu sắt mạn tính có thể là nguyên nhân cũng như kết quả của chứng rong kinh. Trong một nghiên cứu mù đôi dùng giả dược, 75% bệnh nhân dùng sắt cho thấy sự cải thiện tình trạng rong kinh so với 32,5% bệnh nhân dùng giả dược cải thiện tình trạng này.
11. Chi phí khám bệnh
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mức giá khám chữa bệnh được áp dụng đúng theo quy định của Nhà nước. Bảng giá chi tiết của bệnh viện được niêm yết cụ thể tại bảng tin bệnh viện. Giá khám phụ khoa: 300.000 đồng.
Khi có dấu hiệu rong kinh, tốt nhất nên đi khám tại các bệnh viện, các phòng khám uy tín được cấp phép để được chẩn đoán, tìm nguyên nhân cụ thể gây rong kinh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Bé gái lớp 5 ở Hà Nội phát hiện có 2 tử cung từ dấu hiệu bất thường trong chu kỳ
Bé gái sinh năm 2013, là học sinh lớp 5 tại Sóc Sơn, Hà Nội, bị rong kinh kéo dài 1 tháng không dứt.
Thấy bất thường, gia đình đưa con đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám.
Bác sĩ Khoa Phụ ngoại (A5) quan sát bên ngoài bệnh nhân không có bất thường, tuy nhiên, hình ảnh chụp MRI cho thấy bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung, vách ngăn dọc âm đạo không hoàn toàn bên trái, ứ dịch trong lòng âm đạo bên trái.
"Bệnh nhân được kết luận dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục và cần nhập viện, mở thông, tạo hình phần âm đạo bị bịt", PGS.TS Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết.
PGS Đào cho biết đây là trường hợp khó can thiệp vì trẻ còn nhỏ, phẫu trường rất bé. Nếu chỉ giải quyết bằng phương pháp mở thông dẫn lưu sẽ gây nhiễm trùng, tạo sẹo dính tại phần mở thông. Điều này đồng nghĩa sẽ gây khó khăn hơn cho những lần phẫu thuật tiếp theo và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ.
Tử cung đôi là trường hợp phụ nữ có 2 cổ tử cung, một cổ tử cung thông vào âm đạo bình thường, một cổ tử cung thông vào âm đạo dị dạng bị bịt kín (còn được gọi là âm đạo chột). Đây là dị tật đường sinh dục khá nghiêm trọng, có thể dẫn tới ứ máu kinh. Nếu để lâu ngày, tình trạng này sẽ gây viêm nhiễm, thậm chí vô sinh.
Bác sĩ khuyên để tránh những nguy cơ về sức khỏe sinh sản có thể gặp ở tuổi vị thành niên, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc sức khỏe bản thân, quan sát, hỗ trợ và đưa trẻ đi khám kịp thời khi phát hiện ra bất thường.
Khi hành kinh "nổi loạn" Khi bước vào tuổi dậy thì (nữ thập tam, nam thập lục), đối với trẻ gái, buồng trứng bắt đầu hoạt động, cơ thể có sự thay đổi của hormone sinh dục sẽ xuất hiện hiện tượng hành kinh theo chu kỳ Khi bước vào tuổi dậy thì (nữ thập tam, nam thập lục), đối với trẻ gái, buồng trứng bắt đầu hoạt...