Câu hỏi nhiều người thắc mắc: Tinh bột hay chất béo là thủ phạm gây tăng cân?
Một câu hỏi ma nhiều người muốn giảm cân thăc măc là đồ ngọt (đường) hay chất béo là thủ phạm gây ra tăng cân.
Măc du đa thực hiện chiến thuật ăn ít, hạn chế ăn bữa tối va ăn muộn, nhưng cân nặng của chị Nguyễn Thanh Phương (25 tuổi, Cầu Giấy) vẫn tăng đêu. Mỗi lần bước xuống khỏi cân, chị Phương luôn tự nhủ sẽ phải giảm ăn để giảm cân nhưng không biết nên giảm tinh bột hay chất béo sẽ tốt hơn. Chị Phương chia sẻ cơ địa dễ béo nên dường như ăn ít cũng khiến tăng cân.
Còn trường hợp của chị Mai Thanh Huyền (Hà Đông, Hà Nội) đang muốn thay đổi lại chế độ ăn để giảm cân. Tuy nhiên, chị Huyền không biết được đường hay chất béo là thủ phạm gây ra tăng cân nhanh hơn.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nguyên nhân của việc tăng cân chính là lượng năng lượng nạp vào thông qua bữa ăn lớn hơn lượng năng lượng tiêu hao do hoạt động trong suốt cả ngày. Khi dư thừa quá nhiều calo (năng lượng), cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng bằng việc tích mỡ.
Nêu ăn nhiêu chất beo và chất bột đường co thê gây ra tăng cân, ảnh minh họa.
Trước câu hỏi đường hay chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn, BS. Sơn cho biết bất cứ thực phẩm gì ăn nhiều đều có thể gây ra tăng cân, chất béo và đường thậm chí là hoa quả, chất đạm ăn quá nhiều đều có thể gây tăng cân.
Để giảm cân nặng cần phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, nên lựa chọn các loại thực phẩm ít béo hoặc các loại chất béo tốt cho sức khỏe.
Ngươi giam cân cân hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, các loại thực phẩm giàu năng lượng. Khi ăn thịt, chọn các phần thịt nạc, bỏ bớt các phần mỡ và da. Ăn nhiều rau, trái cây (nhưng nên hạn chế ăn các trái cây ngọt như hồng xiêm, mít, nhãn, vải, xoài, nho…), ăn đủ 3 bữa, không bỏ bữa sáng.
Khi chọn các loại thực phẩm và đồ uống nên chọn loại ít đường và hạn chế ăn vặt, tăng cường các hoat động thể lực, dành 150 phút hoạt động thể lực mỗi tuần, cố gắng duy trì đều đặn chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày.
Ăn chất béo và bột đường như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Bác sĩ Sơn cho hay cả đường và chất béo dều cần thiết để giúp có thể duy trì một sức khỏe tốt, tuy nhiên quan trọng cần phải ăn đúng và đủ. Với chất béo, cách ăn thông minh la thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa, hạn chế tiêu thụ chất beo bão hòa và chất béo dạng trans.
Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng chất béo khuyến nghị hàng ngày. Theo khuyến nghị, năng lượng từ chất béo nên chiếm khoảng 20-30% tổng năng lượng một ngày với người trưởng thành, tương đương cần cung cấp khoảng 50-95g chất béo/ngày, tùy từng độ tuổi. Ngoài ra, axit béo no không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, các axit béo không no phải đảm bảo cung cấp 11-15% năng lượng.
Bác sĩ Sơn khuyến cáo: “Khi sử dụng chất béo cần phải đọc kỹ nhãn mác của sản phẩm để tránh những chất báo có chứa nhiều đường hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Đối với người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn chất béo từ động vật, hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn”.
Ngoài việc ăn chất béo, vơi chất bột đường cũng phải cần ăn đúng cách. Chất bột đường Carbohydrat cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần để hoạt động có nhiều trong trái cây, rau, đậu và các loại hạt cũng phải ăn đúng cách.
Video đang HOT
Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa carbohydrate thi một lượng nhỏ đường sẽ được chuyển hóa thành glucose (còn gọi là đường trong máu), cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài giá trị dinh dưỡng và cung cấp năng lượng, carbohydrate còn có tác dụng hạ cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim, xơ vữa động mạch, ung thư ruột, ung thư vú và một số bệnh tiêu hóa khác. Các chuyên gia khuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày, carbohydrate nên chiếm từ 50-60% tổng số năng lượng, còn lại là đạm và chất béo.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Trẻ hóa làn da với 10 thực phẩm dễ tìm
Ai cũng mong muốn sở hữu một gương mặt mịn màng, tươi trẻ và 10 loại thực phẩm này sẽ giúp bạn trẻ hơn tuổi thật.
1. Trái bơ
Có thể bạn đã nghe danh bơ về tác dụng tăng cân nhờ hàm lượng chất béo cao trong đó. Nhưng có lẽ bạn không hay rằng loại chất béo đó rất tốt cho sức khỏe.
Ăn một quả bơ mỗi ngày sẽ giảm mỡ máu và đẩy nhanh quá trình tái tạo da bởi nó cung cấp vitamin C, kali, chất chống oxi hóa cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, những trái bơ còn rất giàu axit folic nữa!
Mẹo nhỏ: Đối với những bạn cảm thấy bơ "nhạt nhẽo", hãy thử cho thêm chút sữa tươi, sữa đặc hoặc đường nhé.
2. Quả mọng (có họ với dâu)
Dâu tây, mâm xôi, việt quất hay nho, những loại trái cây này mang đặc tính chống ôxy hóa, ngăn tổn thương tế bào và làm giảm sưng khớp, đau viêm. Đặc biệt là quả việt quất, loại quả này giúp cải thiện nhận thức và ngừa một số bệnh như bệnh tiết niệu, bệnh Alzheimer hay chứng mất trí.
3. Cà rốt
Loại củ quả này được biết đến với chất beta-carotene - một loại chất mà khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, vi chất làm sáng và bảo vệ mắt. Bên cạnh đó, cà rốt còn làm chậm quá trình lão hóa da.
Lưu ý: Đừng nấu cà rốt quá chín vì sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết
4. Trái cây họ cam quýt
Nhóm trái cây này nổi tiếng về lượng vitamin C và axit folic. Chúng giúp làm giảm cholesterol và acid uric trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tuần hoàn, tim mạch và gout.
Uống nước chanh là biện pháp được nhiều người áp dụng khi cần giải độc cơ thể. Các dưỡng chất trong chanh cũng giúp cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ hơn, đặc biệt là da sẽ trở nên mịn màng, sáng hơn!
5. Tỏi
Tỏi được xem là "vũ khí" chống lại tà ma nhưng tỏi còn có đặc tính diệt khuẩn, chống lão hóa bởi nó có thể cân bằng cholesterol.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giảm nguy cơ ung thư và cải thiện lưu thông máu.
6. Sô-cô-la đen
Đây là loại thực phẩm được hầu hết mọi người trên thế giới ưa chuộng.
Sô cô la đen có chứa chất oxi hóa như flavonoid giúp làn da có thể tự bảo về khỏi tia UV, cải thiện độ ẩm và se khít lỗ chân lông.
Lưu ý rằng chỉ sô cô la có hàm lượng từ 75% cacao trở lên mới đem lại những tác dụng như trên cho làn da.
7. Dầu oliu
Dầu oliu là nguyên liệu không thể thiếu trong các thực đơn của chế độ "ăn sạch". Bên cạnh đó, nó cũng là một thực phẩm có ích cho làn da bởi nó chứa một lượng axit alpha-linolenic có khả năng giữ cho làn da luôn căng mịn, săn chắc và duy trì độ đàn hồi.
8. Cà chua
Cà chua không chỉ mọng nước và dễ ăn, chúng còn có ích trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi quả cà chua chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và axit folic.
Lycopene là một chất chống oxi hóa có hiệu quả gấp 14 lần resveratrol. Nó giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím và phòng chống các bệnh về tim mạch. Lycopene sẽ dễ được hấp thụ hơn khi cà chua được nấu chín và kết hợp với dầu oliu.
9. Dầu cá
Những loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm và cá bơn sở hữu nguồn axit béo Omega 3 giúp tái tạo tế bào và giữ mức độ cholesterol thấp. Chúng cũng rất tốt trong việc chăm sóc da và ngăn ngừa lão hóa da.
10. Nghệ
Nghệ là một thực phẩm khá quen thuộc trong công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ. Bột nghệ được rất nhiều người ưa chuộng vì khả năng trị thâm, làm sáng và làm chậm quá trình lão hóa của da.
Hồ Tiên
Theo Dân trí
8 lợi ích cho sức khỏe khi bạn 'nói không' với rượu bia Có bao giờ bạn tự hỏi rằng khi hạn chế tối đa bia rượu, hoặc từ bỏ luôn, bạn sẽ nhận được gì cho sức khỏe không? Ảnh minh họa: Shutterstock Giảm cân Rượu là một chất chứa lượng calo cao và rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho rằng việc tiêu thụ rượu thậm chí mỗi...