Cậu học trò xương thủy tinh 9 năm liền là HS giỏi
Từ khi lọt lòng mẹ đến nay, em bị gãy chân hơn 20 lần. Càng ngày đôi chân càng teo tóp lại, em không thể tự đi đứng được. Nhưng nhờ nỗ lực vươn lên trong học tập, 9 năm liền cậu học trò xương thủy tinh này đạt danh hiệu HS giỏi.
Đó là em Nguyễn Trọng Tín (16 tuổi, trú thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, Quảng Nam)
Dù phải chống chọi với bệnh xương thủy tinh, 9 năm liền, Tín vẫn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi.
Đầu tháng này, chúng tôi có dịp ghé qua UBND xã nông thôn mới Tam Phước (huyện Phú Ninh), hỏi nhà em Tín thì cả cán bộ và người dân nơi đây ai cũng biết. Tại nhà của Tín, chị Võ Thị Thìn (SN 1967) – mẹ của Tín tâm sự: “Từ khi sinh ra đến giờ, nó nằm viện nhiều hơn ở nhà, hai chân của nó đã hơn 20 lần bị gãy rồi chú à, bao nhiêu tiền bạc của cải vợ chồng tôi đều bán hết để chữa trị nhưng bệnh vẫn cứ đeo bám lấy nó. 16 năm nay, nó ăn ngủ cùng những cây đinh trong chân kèm với tấm vôi trắng bó bên ngoài”.
Tín đang ngồi học bài tại chiếc bàn học bé xíu. Tôi hỏi “Nghỉ hè rồi còn học gì nữa?”, Tín bảo: “Con mới đi mượn sách của các anh chị ở hàng xóm về học thêm để khai giảng tới con học cho bằng bạn chú à. Con sợ lên lớp 10 con học không nổi nên con phải xem trước”.
Nhìn Tín năm nay đã 16 tuổi nhưng thân hình của em như đứa trẻ lên 6 tuổi, hai chân teo tóp, co quắp không thể tự đi lại được.
Video đang HOT
Mẹ tín tâm sự: “Năm lên 6 tuổi nó đòi đi học, thấy con ao ước được cùng bạn bè đến trường, tôi lo lắng quá mà không biết làm sao. Tôi hỏi nó chân như vậy sao mà đi học? Nó trả lời lại là con mượn chân và vai của mẹ. Nghe con nói vậy lòng tôi quặn đau. Cuối cùng, vợ chồng tôi cũng để cho nó thỏa mãn ước mơ”.
Chị Thìn kể tiếp: “Năm nó bước vào lớp 1 bằng đôi chân bó bột, sáng đi học thì tôi cõng, tan trường tôi lại bỏ dở công việc chạy lên trường cõng nó về. Ngày qua ngày, nó đi học nhờ vào đôi chân, đôi vai gầy của tôi và bố nó và đạt điểm rất cao qua những kỳ thi cuối năm”.
Tín và mẹ. Tín đi học nhờ vào đôi chân của bố mẹ.
Tâm sự với Tín, em cho biết, từ khi sinh ra đến giờ, em lúc nào cũng mong muốn có được đôi chân cứng cáp để tự mình đi lại chứ không nhờ cậy vào cha mẹ quanh năm suốt tháng như vậy. Nhưng do gia cảnh nhà em quá khó khăn nên đành vậy. “Để đền ơn cha mẹ, em sẽ không nhụt chí trước số phận, mà phải cố gắng học thật giỏi. Không trả ơn bằng tiền bạc được, thì em trả ơn bằng những tấm giấy khen của trường và xã hội” – Tín nói.
Nhìn hàng chục giấy khen qua 9 năm học mà trường và Hội Khuyến học huyện Phú Ninh khen thưởng là biết ngay thành tích học tập của Tín.
Khi chúng tôi hỏi ước mơ sau này, Tín nhỏ nhẹ: “Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt nghiệp THPT và thi vào ngành Công nghệ thông tin vì chân không đi được nên em thấy nghề đó rất phù hợp”.
“Tôi chỉ mong có tiền chữa lành đôi chân để cháu sớm được đi lại như bạn bè cùng trang lứa nhưng gia đình chỉ trông vào hai sào lúa, bố Tín đi làm phụ hồ ngày được vài chục ngàn chỉ đủ ăn nói gì đến chữa bệnh cho con”, bà Thìn tâm sự với chúng tôi.
Thầy Võ Minh Phú – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Phú Ninh) nói về em Tín: “Thành tích 4 năm học ở trường của Tín, giáo viên và học sinh trong trường ai cũng khâm phục. Từ khi sinh ra, Tín đã mắc chứng bệnh xương thủy tinh, đụng đâu gãy đó, đến học ở cấp THCS mà chân em vẫn còn bó bột nhưng Tín học rất giỏi so với những em khác. Tôi luôn khuyên các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong trường phải dành tình yêu thương, giúp đỡ cho Tín nhiều hơn, đừng thấy Tín như vậy mà xa lánh sẽ làm em tủi thân. Hằng năm nhà trường luôn giúp đỡ cho Tín về mọi mặc để động viên em trong học tập”.
Công Bính
Theo dân trí
Thần đồng 16 tuổi giải "bài toán 350 năm" của Newton
Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố tìm ra lời giải cho bài toán "huyền thoại" của Issac Newton từng khiến các nhà khoa học bó tay suốt 350 năm qua.
Sau khi công bố đáp án, Ray đã được báo chí tung hô và ca ngợi là một &'thiên tài'. Cậu học sinh đến từ Dresden, nước Đức, đã giải quyết 2 lý thuyết cơ bản về động lực học phân tử mà các nhà vật lý và toán học trước đây chỉ có thể tính toán bằng việc sử dụng máy tính hiện đại.
Lời giải được đưa ra bởi Ray đồng nghĩa với việc giờ đây các nhà khoa học có thể tính được đường bay của một quả bóng ném và dự đoán việc nó sẽ đập vào tường và bật trở lại theo cách như thế nào.
Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã được tung hô là &'thiên tài' sau khi giải quyết lý thuyết được đưa ra bởi Issac Newton
Shouryya Ray lao vào giải toán sau chuyến đi tới trường Đại học Dresden, nơi các giáo sư quả quyết rằng những lý thuyết trên không thể được giải quyết.
Ray giải thích: &'Tôi chỉ tự hỏi bản thân mình: Tại sao lại không thể làm điều đó. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một vấn đề quá khó khăn và không tin rằng không có lời giải thích đáng'.
Bài toán mà Newton đưa ra đã gây tranh cãi trong giới khoa học hơn 350 năm
Ray bắt đầu giải các phương trình phức tạp ngay từ khi mới lên 6, nhưng không hề thừa nhận mình là &'thần đồng'. Lý do mà cậu đưa ra là: &'Tôi cũng có nhiều điểm yếu. Có nhiều thứ khác ở trường mà tôi ước mình có thể làm tốt, chẳng hạn như bóng đá'.
Trong suốt nhiều năm, Ray miệt mài và đam mê tìm tòi cái mà cậu gọi là &'vẻ đẹp nội tại' của toán học.
Khi còn nhỏ, bố của cậu, một kỹ sư, đã bắt đầu kiểm tra trí não của Roy bằng việc đặt ra cho cậu những vấn đề số học.
Sau khi chuyển đến từ Calcutta, Ấn Độ 4 năm trước khi không biết chút gì về tiếng Đức, giờ đây Ray đã có thể sử dụng trôi chảy ngôn ngữ này.
Trí thông minh của cậu học trò đã nhanh chóng được ghi nhận tại lớp học và cậu được đặc cách &'nhảy cóc' 2 năm. Ray sắp sửa trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học dù mới chỉ 16 tuổi.
Theo Thúy Hạnh
VTC
Hà Nội tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Sáng 22/5, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức tuyên dương 900 HS giỏi tiêu biểu thủ đô năm học 2011-2012. Đáng chú ý, 3 HS vừa đạt giải nhất cuộc thi ISEF cũng góp mặt trong danh sách này. Những em được tuyên dương đều là HS giỏi toàn diện, đạt giải cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế,...