Câu chuyện về tiền bạc và hôn nhân
Khi hai người quyết định về một nhà, đồng nghĩa với việc lựa chọn một cuộc sống mới nhiều trách nhiệm hơn, chấp nhận hi sinh những thú vui riêng để cùng vun đắp cho hạnh phúc chung.
Và một trong những đảm bảo quan trọng cho bất cứ cặp vợ chồng son nào, chính là sử dụng hiệu quả quỹ chung.
Nhìn gương mặt rạng rỡ của Hạnh hôm nay, khó ai hình dung được chỉ mới vài tháng trước, cô gái trẻ ấy đã tưởng như bế tắc với cuộc sống hôn nhân. Số là vợ chồng Hạnh cưới cũng được hơn 2 năm, cả hai đều có công việc ổn định, lương tuy không cao nhưng cũng đủ sống. Vậy mà có những chuyện chỉ khi bước chân vào cuộc hôn nhân, người ta mới thấy nó trở thành vấn đề.
Đầu đuôi chỉ vì Thành, chồng Hạnh vốn là người chí thú làm ăn và rất yêu vợ nhưng anh sống phóng khoáng, lại hay cả nể nên không bao giờ so đo tính toán chuyện tiền bạc với bạn bè. Lương của anh ngoài khoản đưa vợ thì chính anh cũng chẳng biết mình đã xài vào việc gì mà vèo cái đã hết. Tháng nào cũng nghe Hạnh than phải chắt bóp chi tiêu mà vẫn không dư được đồng nào, Thành chỉ biết cười trừ. Ban đầu còn nhẹ nhàng, dần thành những trận cãi vã, đỉnh điểm là hồi Tết về quê nội, mẹ Thành nhắc chuyện sinh con, Hạnh như được dịp trút mọi ấm ức, kể tội “ảnh lo gì nhà cửa đâu, có con rồi lấy gì nuôi”.
Sau bữa đó, Thành suy nghĩ nhiều. Anh nhận ra trước giờ mình ít để ý việc chi tiêu, từ khi cưới lại càng ỷ vào Hạnh. Lương được 10 triệu anh đưa vợ 6 triệu, Hạnh cũng không kêu ít, anh biết tính cô tằn tiện, dù lương chỉ bằng một nửa anh nhưng vẫn góp chung 3 triệu mỗi tháng. Vậy vấn đề thực sự của vợ chồng anh là gì? Vì sao mãi vẫn không có khoản dư?
Thành đọc nhật ký chi tiêu của Hạnh mà chóng mặt, thiết nghĩ, vấn đế lớn nhất của vợ chồng anh chính là không thể kiểm soát chính xác chi tiêu hàng tháng khi mà Thành hay vung tay quá trán còn vợ anh lại không thể nhớ và ghi chép tất cả các khoản chi hàng ngày vì công việc trông trẻ của cô đã quá mệt. Do đó, hai vợ chồng thật sự cần một công cụ vừa giúp Hạnh đỡ nhức đầu, vừa hạn chế thói xài tiền tùy tiện của anh.
Anh nảy ra ý tưởng “giúp vợ” bằng cách mở một thẻ tín dụng, vừa giải quyết vấn đề tiền bạc của gia đình, lại có thể chủ động hơn trong việc mua sắm khi cần thiết. Vô tình nhìn thấy quảng cáo về thẻ tín dụng FE Credit, anh đã đăng ký thử và nhận được ngay thẻ kỹ thuật số trên ứng dụng điện thoại để chi tiêu trong khi chờ thẻ cứng được giao tới. Với ứng dụng thẻ này, vợ anh còn được thông báo hàng loạt chương trình ưu đãi mua sắm đang diễn ra và dễ dàng thanh toán ngay hóa đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, đặt vé tàu xe và vé xem phim ngay trên ứng dụng cũng như kiểm tra chi tiêu mọi lúc mọi nơi.
Video đang HOT
Thêm một lý do vô cùng thuyết phục nữa là thẻ tín dụng của FE CREDIT cho phép miễn lãi trong vòng 45 ngày và phí thường niên chỉ có 99.000 đồng. Hai vợ chồng tự nhiên sẽ có một tháng tiền “ứng trước” để chi dùng, khác nào một khoản dự phòng mà cả hai không phải bỏ vào đồng nào.
Từ sao kê thẻ tín dụng được hai vợ chồng dùng làm quỹ chung, Hạnh dễ dàng theo dõi những khoản ngoài kế hoạch dựa trên các thông báo giao dịch tự động gửi về điện thoại. Nhờ vậy, hai vợ chồng thấy rõ thói quen chi tiêu của mình để từ đó cân đối lại cho hiệu quả.
Chưa kể, FE CREDIT còn cho phép chủ thẻ tự thiết kế thẻ của mình thông qua tính năng Selfie Plus. Còn gì ý nghĩa hơn khi hình ảnh hạnh phúc của hai vợ chồng luôn được lưu giữ trên chiếc thẻ. Kể từ ngày mở thẻ, hai vợ chồng cũng để dành được một khoản nho nhỏ. Cứ theo đà này, chắc Tết sang năm mẹ Thành sẽ không phải nhắc con dâu tính chuyện con cái nữa.
Theo eva
Ngửa tay xin chồng 50k mua "đồ phụ nữ" nhưng bị sỉ nhục, tôi uất ức đưa ra 1 quyết định bất ngờ
Một lần nọ "tới tháng" mà trong nhà lại hết băng vệ sinh, tôi dè dặt hỏi xin Quốc 50k. Nào ngờ, anh lại nhìn tôi chằm chằm, rồi buông một câu sỉ nhục khiến tôi vô cùng đau đớn.
Tôi sinh ra ở một vùng quê cũng tương đối phát triển, được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng với hy vọng không làm nên nghiệp lớn thì cũng sẽ có mức lương ổn định. Nhưng tôi lại yêu và lỡ có bầu với Quốc khi mới học năm 2 Đại học, vì thế đành dang dở mọi thứ, về làm mẹ bỉm sữa ở nhà.
Hồi mới cưới, tôi stress nặng vì phải ở nhà với mẹ chồng trong khi chồng đi học xa. Lo lắng sẽ mất anh, rồi mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu khiến tôi chỉ biết ôm bụng khóc mỗi tối. Cuộc sống sinh viên đang tươi đẹp, rực rỡ là thế mà vì trót dại, tôi lại rơi vào hoàn cảnh bi thương này.
Nhưng cũng may, Quốc là người hiểu và thương tôi. Anh luôn cố gắng 1 - 2 tuần về quê để thăm cho tôi đỡ tủi. Nhưng sau cùng, thấy tôi héo hon quá, anh xin bố mẹ đón tôi lên Hà Nội sống cùng.
Mẹ chồng tôi lườm nguýt mãi, sau cùng mẹ đẻ tôi phải đánh tiếng là sẽ chu cấp tiền bạc cho thì bà mới đồng ý. Thế là tôi lên Hà Nội sống cùng chồng bằng tiền của mẹ đẻ, cảm giác bản thân thoải mái hơn 1 chút nhưng tôi lại vô cùng áy náy với bố mẹ đẻ.
Tới khi sinh con, tôi về quê để mẹ chồng chăm sóc. Quốc thì học thêm vài tháng nữa sẽ ra trường, anh cũng sẽ về nhà đoàn tụ cùng mẹ con tôi. Lấy đó làm động lực, tôi cố gắng làm một người mẹ hiền, làm người con dâu thảo. Dù bị mẹ chồng mắng mỏ vô lý thế nào, tôi cũng vẫn nín nhịn. Dù sao thì tôi cũng đang ăn bám, để bố mẹ chồng nuôi nên đâu dám ý kiến gì.
Tới khi Quốc về, anh xin được vào làm kỹ thuật ở một công ty Nhật Bản lớn với mức lương cao, tôi cũng mừng lắm. Nhưng cuộc sống của gia đình nhỏ "nở hoa" chưa được bao lâu thì tôi lại trót bầu lần 2 khi con gái đầu lòng được 6 tháng tuổi.
Tôi gần như suy sụp, nhưng một lần nữa, nhờ Quốc động viên, tôi lại cố gắng. Và từ lúc tôi sinh con thứ 2 xong, mẹ chồng quyết định để chúng tôi ra ở riêng vì bà bảo: "Tự lo lấy thân được rồi, mẹ không nuôi nổi cả nhà chúng mày nữa".
Và đây cũng chính là bước ngoặt lớn trong cuộc sống hôn nhân của tôi. Quốc là trụ cột gia đình, cũng là tay hòm chìa khóa. Anh luôn bảo không yên tâm để tôi giữ tiền, vì thế lương của anh, anh sẽ giữ. Mỗi đầu tháng, tôi sẽ liệt kê ra những thứ cần phải mua trong 1 tháng rồi anh sẽ sắm sửa. Còn nếu tôi cần khoản gì phát sinh thì anh sẽ xem xét. Ban đầu chẳng có vấn đề gì, vì Quốc vẫn hào phóng với gia đình. Nhưng nhiều lần thấy con ốm, con đau, rồi đưa tôi đi siêu âm, mua thuốc bổ quá tốn kém, Quốc đâm ra khó chịu. Rồi vì những xích mích trong cuộc sống nữa, hai vợ chồng dần nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
(Ảnh minh họa)
Không phải chỉ có vấn đề tiền bạc làm tôi cảm thấy không thoải mái, mà còn vì anh dần trở nên xa cách với tôi. Linh cảm mách bảo tôi rằng, anh có người phụ nữ khác. Tôi ra sức chiều chuộng, hết mực dịu dàng, cũng rất dễ tính không bao giờ kiểm soát anh đi đâu, với ai, nhắn tin với người nào... nhưng Quốc vẫn rất dễ nổi cáu.
Có hôm anh về nhà, thấy 2 đứa đang khóc ầm ĩ trên nhà, tôi thì bận bịu nấu nướng dưới bếp, anh liền quát um lên:
- Chỉ có ở nhà trông 2 đứa con làm cũng không xong. Nhà cửa lúc nào cũng như cái ổ, cô nhìn xem, ai muốn bước vào nữa?
- Em dọn rồi, nhưng để 2 con chơi trên nhà nên chúng lại vừa phá đó.
- Thôi thôi, cô đừng giải thích nữa. Tôi đi làm nuôi cả nhà này mệt lắm rồi, muốn về nhà có chút không gian nghỉ ngơi cũng không xong. Thôi cô tự nấu, tự ăn đi. Tôi vào bà nội cho yên tĩnh.
Rồi Quốc bỏ đi mặc tôi đứng ngẩn ngơ giữa bếp. Tôi chạy lại ôm 2 con vào lòng mà nước mắt cứ chảy dài.
Cuộc sống hôn nhân cứ thế trôi đi, tôi chưa khi nào cảm thấy hạnh phúc. Nhưng một lần nọ, tôi "tới tháng", dè dặt hỏi xin Quốc 50k mua băng vệ sinh. Nào ngờ, anh lại nhìn tôi chằm chằm, bảo:
- Cô có thấy nhục không? Là người phụ nữ quẩn quanh xó bếp mà nhà cửa lo không xong, con chăm chẳng nổi. Tới 50k trong người còn không có, tôi thật không hiểu nổi.
Nói rồi, anh ném tờ 50 nghìn xuống đất, xách cặp đi làm. Tôi nhặt đồng tiền ấy, mà khóc như mưa. Đúng rồi, tại sao tôi lại phải cam chịu mãi như thế? Tới cả chồng mình, niềm hy vọng duy nhất còn coi thường, sỉ nhục mình, thử hỏi những bạn bè, người dưng ngoài kia sẽ nhìn tôi bằng thái độ ra sao?
Tôi gạt nước mắt, quyết tâm thay đổi. Từ mai, tôi sẽ đem con đi gửi trẻ, còn mình sẽ đi học nghề. Tôi sẽ tự kiếm tiền bằng sức của mình thay vì phải ngửa tay ra xin ai. Phụ nữ ấy, dù thế nào cũng phải độc lập về tài chính thì mới có tiếng nói trong gia đình. Lúc ấy, dù cho có giữ được cuộc hôn nhân này hay không thì tôi cũng không màng, nhưng chí ít bản thân cũng không phải cầu cứu, bám víu vào bố mẹ nữa.
Theo Afamily
Nàng dâu thông minh chẳng dại làm những điều này khi sống chung với nhà chồng Cách bạn ứng xử với các thành viên trong gia đình nhà chồng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hạnh phúc của bạn. Dưới đây là một số điều bạn nên tránh làm khi sống chung với gia đình nhà chồng. Can thiệp vào chuyện hôn nhân của anh chị em nhà chồng Khi một thành viên trong gia đình nhà chồng...