Câu chuyện giáo dục: Phụ huynh không muốn con theo đuổi môn văn
Rất nhiều phụ huynh không muốn con mình theo học môn văn vì sợ con đa sầu đa cảm. Có người lo con theo đuổi môn văn sẽ khiến cơ hội chọn ngành, chọn nghề trong tương lai của con bị hạn chế.
Học sinh chăm chú nghe giáo viên giảng trong giờ học văn – ĐÀO NGỌC THẠCH
Là một giáo viên dạy văn ở bậc THCS, cùng với việc đứng lớp, tôi còn kiêm thêm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . Tôi rất thích công việc này vì dạy bồi dưỡng giúp tôi sống trọn với đam mê. Hăng say giảng bài, nhiệt tình truyền đạt kiến thức, gieo tình yêu văn học cho các cô cậu học trò đáng yêu.
Nhưng hai năm trở lại đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi và đồng nghiệp vấp phải khá nhiều khó khăn. Bên cạnh khó khăn từ học sinh như các em mải sa đà vào Facebook , game trực tuyến… nên chưa mặn mà với môn văn; có em học văn chỉ để đối phó… thì khó khăn lớn nhất đến từ phía phụ huynh.
Rất nhiều phụ huynh không muốn con mình theo học môn văn vì sợ con đa sầu đa cảm. Có người lo con theo đuổi môn văn sẽ khiến cơ hội chọn ngành, chọn nghề trong tương lai của con bị hạn chế… Cứ thế họ tìm mọi cách tách con khỏi môn văn dù con có năng khiếu và đam mê.
Tôi nhớ, năm ngoái khi vào dạy lớp 6/3, tôi đã vô cùng ấn tượng với Tâm. Cô học trò nhỏ học văn rất tốt, chữ viết lại đẹp. Bài viết của Tâm lần nào cũng đạt điểm cao nhất khối. Tôi càng vui hơn khi biết năm lớp 5 Tâm đã đoạt giải nhì môn văn cấp thành phố. Thế là tôi quyết định chọn Tâm vào đội tuyển văn. Tâm vui lắm! Nhìn con tôi cũng vui lây. Thế mà…
Video đang HOT
Trong lúc cô trò chúng tôi đang say mê với những tiết học bồi dưỡng thì ba của Tâm bất ngờ gọi điện thoại cho tôi. Anh xin cho con nghỉ để chuyển sang học toán. Tôi chết lặng.
Hỏi lý do thì anh giải thích: “Con giỏi cả toán và văn nhưng gia đình muốn con học toán để sau này thi đại học sẽ dễ dàng hơn”. Sau cùng Tâm cũng đành chuyển sang môn toán dù yêu môn văn lắm.
Năm nay cũng vậy, tôi và những đồng nghiệp của mình phải khó khăn lắm mới thành lập được đội tuyển. Thậm chí có phụ huynh ngay đầu năm đã xin đăng ký cho con môn này, môn kia nhưng rất ít người chọn cho con học văn.
Còn chúng tôi, những thầy giáo, cô giáo dạy văn thỉnh thoảng lại chạnh lòng.
Tuyển sinh 2020: Không 'đu' theo ngành hot
Nên chọn ngành, chọn nghề như thế nào để sau 4 năm nữa ra trường không bị thất nghiệp là quan tâm của các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ thi và xét tuyển, vẫn có thí sinh băn khoăn không biết nên chọn ngành "hot" hay theo năng lực của mình.
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2020 vừa qua Ảnh: Như Ý
Nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường
Em Phạm Thị Anh Quân, học sinh Trường THPT Trưng Vương (Văn Lâm, Hưng Yên) nói chỉ có một sở thích là được theo đuổi ngành Ngôn ngữ tiếng Trung. Chính vì vậy Quân dự định đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ tiếng Trung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Thăng Long.
"Em đam mê ngôn ngữ tiếng Trung từ bé và đã đi học thêm các khóa đào tạo tiếng Trung được một năm để chuẩn bị cho việc xét tuyển, theo học ĐH. Việc lựa chọn đăng ký xét tuyển theo yêu thích của em cũng được bố mẹ, và thầy cô giáo ủng hộ. Em mong muốn ra trường sẽ làm phiên dịch hoặc du lịch"- Quân chia sẻ.
Cùng trường với Quân, em Nghiêm Thu Hương cho biết sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn của trường ĐH Hà Nội. Tuy nhiên, Hương chưa có định hướng cụ thể sau này mà chỉ cố gắng thi đỗ vào trường ĐH, sau đó mới tính đến chuyện làm việc gì khi ra trường.
Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương, PGS. TS Lê Thị Thu Thủy cho biết, qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy, năm 2020 xu hướng chọn ngành nghề không khác nhiều những năm trước nhưng thí sinh đã có sự lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Những năm trước thí sinh căn cứ ngành nào điểm cao mặc định là ngành "hot" để nộp hồ sơ; năm nay nhiều thí sinh có học lực tốt, điểm học tập cao đã biết căn cứ theo năng lực, sở trường để lựa chọn ngành học.
"Một ngành có rất nhiều trường đào tạo, vấn đề là thí sinh chọn ngành nào, trường nào là quan trọng. Vì vậy, trước tiên thí sinh nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường. Ngoài ra, môi trường học tập, chất lượng đào tạo của trường đại học cũng là yếu tố để thí sinh cân nhắc lựa chọn"- PGS. TS Thủy cho biết.
ào tạo theo cam kết 3 bên
Việc đăng ký xét tuyển phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Thủy lợi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh vẫn hướng vào những ngành "hot" khối kinh tế, công nghệ, quản lý... Trong khi khối kỹ thuật nhu cầu nhân lực nhiều nhưng số lượng, xu hướng đăng ký xét tuyển chỉ ở mức vừa phải. Một trong những nguyên nhân do thông tin về ngành nghề cũng như tư vấn để thí sinh hiểu được ngành nghề khối kỹ thuật vẫn chưa tốt. Vì vậy, cần có sự tư vấn, thông tin thiết thực để thí sinh hiểu được nhu cầu các ngành nghề đào tạo, từ đó lựa chọn đăng ký xét tuyển hiệu quả.
Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long cho rằng, thí sinh đăng ký xét tuyển nên dựa trên cơ sở năng lực, mong muốn sở thích của chính các em. Mặt khác, ngưỡng chất lượng xét tuyển của cơ sở đào tạo cũng là yếu tố thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, về phía cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo cần có phân tích tường tận để thí sinh, phụ huynh nắm bắt được nhu cầu nhân lực, xu hướng ngành nghề lâu dài, không phải thời điểm trước mắt. Vì vậy, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cũng như một số trường thực hiện hợp tác với doanh nghiệp và cam kết với sinh viên theo kiểu cam kết ba bên: "nhà trường-sinh viên-doanh nghiệp" để chia sẻ nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội và giúp thí sinh nắm vững hơn những dự báo trong tương lai nhu cầu việc làm. Là trường có nhiều khối ngành kỹ thuật, với 2.400 chỉ tiêu, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải có 17 mã ngành xét tuyển trong năm 2020.
Ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường cũng đưa ra các phương thức xét tuyển khác như: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo học bạ THPT... Điểm đáng chú ý, để đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo đầu ra cho thí sinh sau khi học xong ĐH, trường có 250 chỉ tiêu xét tuyển theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên khi vào học sẽ được hỗ trợ học phí, học bổng, thực tập hưởng lương, tốt nghiệp có việc làm tại doanh nghiệp đặt hàng.
Cùng gắn với nhu cầu xã hội, trường ĐH Lâm nghiệp có hơn hai nghìn chỉ tiêu thuộc tám khối ngành đào tạo với nhiều phương thức xét tuyển như: Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển theo học bạ học tập THPT và xét tuyển thẳng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Theo đại diện trường ĐH Lâm nghiệp, thời gian qua, trường đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu. Vì vậy, trong tuyển sinh năm 2020 nhà trường mở rộng xét tuyển theo đơn đặt hàng của bộ ngành và UBND các tỉnh, viện nghiên cứu, doanh nghiệp...
Để đăng ký xét tuyển hiệu quả, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương cho rằng thí sinh cần bảo đảm ba yếu tố: Thứ nhất, không nên chọn ngành đăng ký xét tuyển theo trào lưu mà nên chọn ngành theo đam mê, phù hợp sở trường; thứ hai, trong đăng ký xét tuyển, để có thể đỗ vào ngành, trường mong muốn cần sắp xếp phù hợp các nguyện vọng; thứ ba, các trường đều có các kênh tư vấn khác nhau cho nên nếu thí sinh có gì thắc mắc nên mạnh dạn hỏi để có lựa chọn tốt nhất.
Nhắn gửi teen 2K2: Đừng để bị "dắt mũi" bởi những quan niệm nghề nghiệp lỗi thời! Chọn nghề, chọn ngành chưa bao giờ là chủ đề hết hot, nhất là đối với teen 2K2 trong những ngày gần đây. Xác định được đam mê, khả năng của mình là yếu tố giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhưng sẽ thật "tai hại" khi bạn hiểu sai về nghề. "Không giỏi Toán thì đừng học Kinh doanh" Chắc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo sợ của MC Mai Ngọc
Sao việt
16:26:24 23/05/2025
Chỉ vì đôi hoa tai hơn 8 tỷ, mỹ nhân showbiz 17 tuổi khiến bố bị điều tra khẩn
Sao châu á
16:23:12 23/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối giản dị cho ngày mưa
Ẩm thực
16:12:03 23/05/2025
Choáng ngợp với cảnh tượng bên trong chiếc xe "ngôi nhà di động" tiền tỷ của người đàn ông Hà Nội đam mê du lịch
Netizen
16:09:28 23/05/2025
Xe tay ga thiết kế hầm hố, động cơ 330cc, trang bị ngang Honda SH 350i, giá hơn 136 triệu đồng
Xe máy
16:07:47 23/05/2025
Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!
Sao thể thao
15:44:14 23/05/2025
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã
Tin nổi bật
15:40:31 23/05/2025
Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới
Thế giới
15:33:39 23/05/2025
Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?
Nhạc việt
15:10:55 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025
Thời trang
14:51:58 23/05/2025