Câu chuyện của giáo viên nghỉ dạy về tự làm kem trái cây, sữa chua, thạch dừa bán thu nhập 15 triệu/tháng
Bản thân từng làm giáo viên nhưng chị Dương Ánh Tuyết, 37 tuổi ở Ngô Thì Sỹ, Vạn Phúc, Hà Nội đã quyết định nghỉ dạy để tự làm kem trái cây, sữa chua, thạch dừa bán cho khách các món ngon, mát, bổ, rẻ.
Hàng ngày, nhìn chị Tuyết ở nhà cặm cụi làm các loại kem, các loại sữa chua uống, thạch dừa, ít ai biết rằng, trước đó người phụ nữ này là giáo viên.
Song những năm làm giáo viên, dù dạy thêm gia sư rất nhiều nơi, nhưng thu nhập của chị vẫn không cao, thêm vào đó có thêm 1 số lí do khách quan khác nên chị quyết định nghỉ dạy và tự kinh doanh đồ uống vặt.
“ Mình từng là giáo viên hợp đồng dạy cấp 3 một trường dạy tư thục và cả lăn lộn gia sư bên ngoài, thế nhưng lương giáo viên hợp đồng vài triệu/tháng vẫn quá thấp với mình. Hàng tháng lấy lương, mình không đủ chi tiêu cho gia đình nhỏ.
Chính bởi thế, mình đã quyết định nghỉ dạy. Với đam mê yêu thích nấu ăn, mình đã theo nghề bán đồ ăn vặt online. Làm vừa được thỏa đam mê, vừa có thêm thu nhập khá hơn hẳn nên mình cảm thấy thoải mái với con đường mình đã chọn lắm“, chị Dương tâm sự.
Chị Dương cho biết, từ nhỏ, chị đã thích nấu nướng và làm đồ ăn vặt. Những ngày sau khi quyết định nghỉ dạy, chị cũng muốn đầu tư vào công việc kinh doanh đồ ăn vặt – vốn là thế mạnh của mình.
Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Sữa chua uống các loại tự làm được bán với giá 15 ngàn/chai. Ảnh: NVCC
“ Hàng ngày, mình làm các món ăn như kem trái cây tươi được làm hoàn toàn từ hoa quả tươi ngon, xịn xò như: nho, táo, dưa hấu, mít, xoài và dâu tây. Hoặc kem chuối mít. Mình thường bán kem trái cây tươi 70k/hộp; kem chuối, mít 50k/ hộp. Sau đó mình làm thêm sữa chua uống 15k/chai và các loại trà thái, thạch dừa 10k/chai. Khi ấy mình bán online là chủ yếu“, chị Dương cho biết.
Ngoài yêu thích bán đồ ăn vặt, chị Dương chọn kinh doanh mặt hàng đồ uống này còn vì nhận thấy chúng phù hợp với giới trẻ, nhất là các bạn học sinh, sinh viên và chị em khối văn phòng: “ Sau khi đã có lượng khách hàng ổn định, mình bắt đầu mở quán ở ngay gần cổng trường. Hiện mình đã mở quán kinh doanh được 3 năm rồi”.
Được biết, tất cả các đồ uống và món ăn vặt như kem trái cây, sữa chua, trà thái, thạch dừa, các loại chè đều do một tay chị Dương tự lấy nguyên liệu từ những cửa hàng bán đồ pha chế. Sau đó chị về tự làm và chăm chút tỉ mỉ cho món ăn vặt của mình.
Ảnh: NVCC
Kem chuối, mít tự làm 50k/ hộp. Ảnh: NVCC
“ Mình vừa kết hợp bán online, vừa bán tại quán nên mỗi ngày cũng được kha khá khách. Nhất là mùa hè, khách ăn các món ăn vặt này nhiều. Khách của mình chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên và các gia đình ở các khối chung cư. Ngoài bán online và bán hàng tại quán, mình còn đổ sỉ cho 1 số quán kinh doanh đồ ăn vặt khác, nên số lượng bán ra hàng ngày khá lớn”, chị Dương tiết lộ.
Theo cô chủ quán này cho biết, mỗi tháng trừ hết các khoản chi phí đi thì chị cũng thu lãi tầm được 10-15 triệu đồng. Những tháng mùa hè, các món kem và đồ uống bán chạy hơn, đắt khách hơn, thu nhập vì thế cũng tăng lên nữa.
Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC
“ Với những loại đồ uống tự làm này chỉ để được khoảng 4 ngày trong ngăn mát thôi. Còn kem để ngăn đá được rất lâu. Hơn nữa, ăn đồ ăn vặt tự làm, khách nào cũng khen thơm ngon, chất lượng khác hẳn với đồ họ mua sẵn.
Vì thế, cá nhân mình rất coi trọng khâu an toàn thực phẩm. Dù làm món gì mới, mình cũng quan trọng khâu này nhất. Món ăn muốn ngon thì phải an toàn, đảm bảo ATTP cái đã. Chưa kể khách của nhà mình có rất nhiều các bạn học sinh, nên mình đặt yếu tố ngon và đảm bảo chất lượng an toàn lên hàng đầu“, chị Dương khẳng định.
Thắc mắc giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương là thiển cận, ích kỷ
Nghỉ là để đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn bộ học sinh. Giáo viên cũng không sung sướng gì khi phải nghỉ bởi họ vẫn hàng ngày làm rất nhiều việc.
Đến nay, đa số các tỉnh, thành phố trên cả nước đều quyết định cho học sinh nghỉ học thêm một tuần để phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona gây nên.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều bày tỏ sự đồng tình với quyết định cho nghỉ học của lãnh đạo các địa phương, bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp, vì thế việc đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của học sinh là ưu tiên trên hết.
Giáo viên tại Thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) lau các phòng học, cửa sổ và các trang thiết bị bằng nước diệt khuẩn. Ảnh: giaoduc.net.vn
Đặc biệt, sau khi ca bệnh thứ 14 nhiễm nCov được ghi nhận ở Việt Nam là học sinh lớp 10A2 - Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu (tỉnh Vĩnh Phúc) thì nhiều em khác cũng phải cách ly. Vì vậy, việc cho học sinh nghỉ tránh dịch thời điểm này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, thời gian qua, đã có một số ý kiến cá nhân trên mạng xã hội nêu thắc mắc là "Sao giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương còn con em nhân dân thì không có ai trông coi?".
Là một phụ huynh cũng đang có con phải nghỉ học và có nhiều bạn bè làm giáo viên, người viết có đôi lời gửi đến những phụ huynh băn khoăn "Sao giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương còn con em nhân dân thì không có ai trông coi"?
Thứ nhất, việc cho học sinh nghỉ học ở địa phương nào cũng phải dựa trên đề xuất của 2 sở chuyên môn là Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, lãnh đạo tỉnh, thành phố quyết định dựa trên sự cân nhắc, tính toán rất kỹ.
Không giáo viên nào có thể tự ý cho học sinh nghỉ học cả. Nghỉ là để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho toàn bộ học sinh.
Thứ hai, học sinh nghỉ học ở nhà không có nghĩa là giáo viên cũng được ở nhà chơi. Để phòng, chống dịch, giáo viên phải đi làm vệ sinh toàn bộ nhà trường.
Từng ngóc ngách, từng gốc cây, tay vịn cầu thang.... mọi thứ đều phải sạch. Đặc biệt là giáo viên ở bậc mầm non, các cô phải lau từng loại đồ chơi, dọn dẹp tất cả ngóc ngách từ phòng học tới khu vui chơi chung.
Ở rất nhiều trường, giáo viên, ban giám hiệu phải túc trực cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau phòng dịch cực kỳ nghiêm túc. Chưa lúc nào nóng như lúc này.
Thứ ba là ngay thời điểm học sinh nghỉ học, giáo viên cũng phải chuẩn bị bài cho học sinh ôn tập, giao bài, chấm bài online.
Đặc biệt ở các trường tư thục, nơi con tôi học, bọn trẻ hàng ngày vẫn nhận bài online. Đều đặn vào các giờ cố định, các con theo dõi livestream của giáo viên giảng bài. Đồng nghĩa với đó là các thầy cô cũng phải làm việc.
Họ trò chuyện với các con qua điện thoại, máy tính, tin nhắn... để giải quyết những khúc mắc bài học, những khó chịu bức bách khi các con gần như bị "nhốt" trong nhà 2 tuần.
Thứ tư là hậu nghỉ học 2 tuần, giáo viên chắc chắn phải còng lưng lên dạy bù, ôn tập cho học sinh.... Khi các con đi học trở lại, đây là thời điểm dồn dập đủ thứ, giáo viên chạy không kịp thở với bài dạy, sổ sách... Không giáo viên nào bớt được dù chỉ là một bài của học sinh.
Trong mọi hoàn cảnh cần phải thích ứng chứ không nên đổ lỗi cho người khác với góc nhìn đầy thiển cận, ích kỷ như ý kiến thắc mắc của vị phu huynh hỏi "Sao giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương còn con em nhân dân thì không có ai trông coi"?
Bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây nên cũng là một trường hợp khẩn cấp, như địch họa, thiên tai, nó không nằm trong ý chí chủ quan của bất kỳ ai.
Thanh Thủy
Theo giaoduc.net.vn
Trả lời thắc mắc của phụ huynh về việc giáo viên nghỉ vẫn ăn lương Bài viết này xin trả lời những thắc mắc của một vài phụ huynh: "Sao giáo viên nghỉ dạy vẫn hưởng nguyên lương còn con em nhân dân thì không có ai trông coi?" Để phòng chống dịch cúm viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có quyết định cho học sinh nghỉ...