Cậu bé tự kỷ theo học Đại học Oxford từ năm 6 tuổi
Học Đại học Oxford từ năm 6 tuổi, đến năm 11 tuổi Joshua Beckford được công nhận là một trong 30 người tự kỷ xuất sắc thế giới.
6 tuổi, Joshua Beckford (Tottenham, Anh) được bố đăng ký vào chương trình đào tạo dành cho trẻ 8-13 tuổi của Đại học Oxford. Dù nhỏ hơn hai tuổi so với yêu cầu, em vẫn được chấp nhận và trở thành người nhỏ tuổi nhất từng theo học ngôi trường danh giá nhất nước Anh.
Cậu bé đăng ký học triết học và lịch sử thông qua chương trình giảng dạy trực tuyến dành cho trẻ em có năng khiếu. Trong lớp, Beckford là học sinh nổi trội, được đại học cấp giấy chứng nhận cho các khóa học đã tham gia.
Cha của Beckford, Knox Daniel nhận ra tiềm năng của con trai khi cậu bé 10 tháng tuổi. Dù còn nhỏ, Beckford đã ghi nhớ các chữ cái trên bàn phím máy tính và màu sắc. Năm 3 tuổi, em có thể đọc trôi chảy, sử dụng ngữ âm và nói tiếng Nhật. Cậu bé cũng tự học gõ bàn phím máy tính trước khi biết viết.
Joshua Beckford khi đang học Đại học Oxford. Ảnh: TEDxTalk
“Nuôi dạy một trẻ tự kỷ thông thái như Beckford cũng đặt ra nhiều thách thức cho phụ huynh”, người cha nói. Con trai Daniel được giáo dục tại nhà vì trình độ của cậu bé quá cao so với chương trình giáo dục tại trường công. Beckford không thích giao tiếp với các bạn cùng trang lứa.
Khi biết chương trình đào tạo cho trẻ 8-13 tuổi của Đại học Oxford, Daniel quyết định đăng ký cho con với hy vọng cậu bé được thử thách để rèn luyện bản thân.
Năm 2017, khi 11 tuổi, Joshua Beckford được công nhận là một trong 30 người tự kỷ xuất sắc thế giới. Cùng năm, em được vinh danh với giải thưởng Positive Role (Vai trò tích cực) tại National Diversity Awards, lễ trao giải thường niên ở Anh nhằm đề cao sự bình đẳng và đa dạng chủng tộc.
Đến nay, khi 13 tuổi, Beckford có thể thuyết trình về giải phẫu cơ thể người trước 200 đến 3.000 người tại các sự kiện gây quỹ cộng đồng. Không chỉ là học giả trẻ tuổi nhất, Beckford còn là nhà hoạt động nhân quyền và môi trường. Cậu bé là gương mặt đại diện cho chiến dịch thuộc Hiệp hội tự kỷ của người da màu và dân tộc thiểu số trên toàn quốc.
Vào tháng 3/2019, em được bổ nhiệm làm đại sứ hỗ trợ giáo dục cho các gia đình thu nhập thấp (tổ chức LIFE) ở các khu vực châu Phi và Vương quốc Anh.
Tương lai, Beckford muốn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. “Em muốn thay đổi suy nghĩ của mọi người để làm những điều tốt đẹp cho Trái Đất” – Beckford hào hứng chia sẻ. Ở hội nghị quốc tế TEDx tổ chức tại Vienna, cậu bé thần đồng đã đọc bài thơ “Cứu mẹ Trái Đất” với nội dung ủng hộ việc bảo vệ môi trường.
Tú Anh
Theo The Epoch Times
Nữ tiến sĩ ĐH Oxford: Tôi phải cảm ơn những "thách thức" của thầy
Rời Việt Nam từ năm 15 tuổi với học bổng toàn phần, Nguyễn Tuệ Anh hiện đang nghiên cứu ngành Chính sách công của Đại học Oxford (Anh).
Video đang HOT
Một ngày của Tuệ Anh cũng tất bật như bất kỳ người làm nghiên cứu nào khác. Những ngày phải đến trường giảng dạy, mỗi sáng, cô vẫn thường dậy từ 4h để di chuyển đến ga tàu và kết thúc một ngày làm việc vào lúc 11h đêm.
Tuệ Anh tự nhận mình không phải là người thích lên kế hoạch dài hạn cho tương lai. Nữ tiến sĩ thích tìm kiếm những điều mới mẻ và thử thách bản thân trong những tình huống khó.
Điều này cũng có phần "hợp lý" với nét tính cách của một người say mê làm nghiên cứu khoa học.
"Tôi là người có tâm hồn già cỗi"
Tuệ Anh sinh ra trong một gia đình có bố là giáo sư kinh tế còn mẹ là chuyên gia tài chính kế toán. Ngay từ nhỏ, cô đã được ông ngoại kể cho nghe nhiều những câu chuyện trong sách. Hơn 30 tuổi, cô cho rằng bản thân có "tâm hồn già cỗi" vì thích đọc sách triết học.
"Từ nhỏ, tôi đã thích sách. Ông ngoại tôi cũng là người yêu quý, trân trọng sách. Ông thường đọc cho tôi nghe cuốn "Cổ học tinh hoa" mỗi tối trước khi đi ngủ. Ông không dạy con cháu theo kiểu nói rằng: "Cháu phải hiếu thảo" mà sẽ kể những mẩu chuyện để dạy tôi cách sống, cách làm người.
Còn bố mẹ tôi cũng là những người đọc sách rất nhiều. Bố mẹ thường chọn cho tôi những cuốn sách hay như "Không Gia Đình", "Binh pháp Tôn Tử" hay "Chiến tranh và Hoà bình".
Chưa bao giờ bố mẹ từ chối tôi bất kỳ cuốn sách nào, kể cả với những cuốn dày và đắt nhất như "Lịch sử Thế giới" năm tôi học lớp 8. Cho nên tôi nghĩ, việc bản thân thích sách và thích nghiên cứu cũng đến từ lẽ tự nhiên".
"Tôi nghĩ, việc bản thân thích sách và thích nghiên cứu cũng đến từ lẽ tự nhiên".
Mặc dù bận mải nhưng trong túi xách của Tuệ Anh luôn có một cuốn sách để đọc mỗi khi rảnh rỗi.
"Người làm nghiên cứu lúc nào cũng trong tình trạng phân vân không biết "liệu mình đã biết đủ chưa?" và lúc nào cũng cảm thấy cần phải đọc tiếp. Nhưng những lúc rảnh, tôi lại lựa chọn đọc những lĩnh vực tôi chưa đủ biết và hiếu kỳ như Y học hay Triết học".
Cô con gái tên Panda (6 tuổi) cũng được mẹ luyện rèn cho thói quen đọc. Ở độ tuổi vừa vào lớp 1, Panda có 2 tủ sách cho riêng mình với trên 400 cuốn. Mỗi tuần, cô bé cũng được mẹ đưa đến hiệu sách hay thư viện. Đây là việc làm hàng tuần của hai mẹ con kể từ khi Panda 6 tháng tuổi.
"Ở Anh, văn hóa đọc rất cao nên hầu như trẻ con đều thích đọc sách. Tôi thường nói với con rằng, nếu mình mua sách chỉ để trưng thì không có tác dụng gì hết. Do vậy, con cần phải chọn lọc thật kỹ trước khi quyết định mua một cuốn nào đó.
Mẹ lúc này chỉ là người góp ý như "Mẹ thấy sách này rất hay", "Con xem thử cuốn này xem sao". Khi con thích sách và được quyền lựa chọn sách, con sẽ trở nên yêu việc đọc hơn".
"Học kinh tế để hiểu xã hội"
Quyết định du học khi mới vào cấp 3, Tuệ Anh kể rằng, cha mẹ cô khi ấy không cấm cản mà chỉ phân tích.
"Tôi nhớ bố tôi chỉ hỏi: "Con biết nếu đi du học mình sẽ phải đối mặt với những gì rồi chứ?". Cô gái 15 tuổi khi ấy quả quyết: "Con sẵn sàng".
Sau này, Tuệ Anh lựa chọn kinh tế là lĩnh vực để nghiên cứu và theo đuổi. Những vấn đề về đời sống, xã hội khiến cô không ngừng đặt câu hỏi.
"Tôi nghĩ rằng mọi thứ trong xã hội đều liên quan rất nhiều đến kinh tế. Do đó, để hiểu hơn về xã hội, tôi cũng cần biết về cách vận hành của nền kinh tế cũng như các chính sách, vấn đề liên quan. Hiểu được kinh tế sẽ hiểu hơn được xã hội".
"Tôi nghĩ rằng mọi thứ trong xã hội đều liên quan rất nhiều đến kinh tế"
Nhưng phụ nữ làm nghiên cứu vốn không phải là điều dễ dàng. Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, Tuệ Anh đã phải vào viện cấp cứu. Khi ấy, chồng của cô đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ với học bổng toàn phần của Hoàng gia Anh. Khoảng cách của cả hai vợ chồng là 4 tiếng đi tàu khiến anh vô cùng lo lắng.
Suy nghĩ rất lâu, cuối cùng, anh quyết định từ bỏ học bổng này để đăng ký học bổng tại ngôi trường vợ đang làm nghiên cứu sinh.
Dẫu vậy, vào tháng thứ 7 của thai kỳ, khi bước vào vòng phỏng vấn học bổng, một giám khảo đã hỏi cô rằng: "Làm thế nào để có thể vừa làm mẹ, vừa làm nghiên cứu được".
Trả lời lại vị nữ giáo sư cũng đang mang bầu này, cô đáp: "Bà là giáo sư, bà làm được thì tôi cũng sẽ làm được".
Đến tận bây giờ, Tuệ Anh vẫn tin rằng, những gì mình làm được một phần là do tính cách "thích thử thách mình" của bản thân.
"Thầy sẽ nhận em chứ?"
Tuệ Anh vẫn nhớ như in ngày đầu tiên cô theo học thạc sĩ. Chỉ vì "trót mê" bài giảng về Chính sách năng lượng của một thầy giáo sư nọ mà cô đã lên gặp thầy cuối buổi học để đề nghị: "Nếu em giành được học bổng, thầy sẽ nhận em làm tiến sĩ chứ?".
Vị giáo sư cười hiền không từ chối. Ông nói: "Cứ để cuối năm rồi tính".
Lời nói ấy khiến cô gái trẻ coi như một lời... thách thức. Vậy là cô quyết tâm phải làm bằng được.
Kết thúc khóa học, cô xin trưởng khoa cho đổi thầy hướng dẫn chỉ định thành vị giáo sư kia để phù hợp với đề tài nghiên cứu. Nhận được sự đồng ý, cô quyết tâm đến gõ cửa xin thầy làm người hướng dẫn.
"Thầy vốn không nhận hướng dẫn cho học trò nhiều, nhất là hướng dẫn bậc thạc sĩ. Nhưng thầy nhìn tôi và bảo: "Thôi được. Nhưng tôi chỉ đề tên còn bạn phải tự làm. Tôi sẽ không hướng dẫn. Nếu bạn làm được coi như bạn đã chứng minh được khả năng của mình".
Cũng vì tính ưa thử thách, Tuệ Anh gật đầu chấp nhận.
Cô con gái tên Panda (6 tuổi) chụp cùng mẹ
Nhưng đề tài cô hứng thú vượt xa những kiến thức đã học. Cô phải mất 2 tháng để thu thập dữ liệu từ hàng nghìn văn bản chính sách. Ngoài ra, Tuệ Anh cũng phải chạy đi tìm các giáo sư khác nhờ giúp đỡ và kết nối chuyên gia.
Có lúc cô làm xuyên suốt 24 tiếng trong nhiều ngày để kịp nhờ các chuyên gia xem xét và góp ý. Sự quyết tâm và tính "bướng bỉnh" đã giúp cô hoàn thành luận văn với phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ và cho ra kết quả bất ngờ.
Luận văn của cô đã được giành giải "Luận văn bậc sau đại học xuất sắc nhất năm". Điều này cũng giúp cô được mời phát biểu tại hội nghị của Tổ chức Kinh tế năng lượng thế giới.
"Khi biết mình giành được giải đó, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là chạy đến khoe với thầy. Nhưng Giáo sư nói rằng, luận văn vẫn cần hoàn chỉnh thêm và tôi vẫn cần phải được thử thách trong các dự án nghiên cứu tiếp. Đó cũng là cơ hội cho tôi được tham gia cùng thầy trong 7 báo cáo kinh tế năng lượng cho Liên Minh Châu Âu sau khi tốt nghiệp. Cho đến bây giờ, tôi vô cùng biết ơn vì những "thách thức" của thầy".
Tuệ Anh nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại ĐH Harvard. Trước đó, cô tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Greenwich, vương quốc Anh với học bổng toàn phần, nhận giải "Luận văn tốt nghiệp xuất sắc nhất" (Best Postgraduate Dissertation) và "Sinh Viên Xuất Sắc Nhất" (Student of the Year).
8X nhận các học bổng và giải thưởng từ Viện Toán học của ĐH Oxford, Quỹ dầu mỏ OPEC, Viện Kinh tế Lượng thuộc ĐH Milan, Mạng lưới nghiên cứu Chính sách Công thuộc Hội đồng Liên minh châu Âu, Hiệp Hội nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Anh quốc (BIEE), Hiệp hội nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Thế giới (IAEE)...
Cô được công nhận là thành viên của Viện hàn lâm Giáo dục bậc Đại học và sau Đại học của Vương Quốc Anh với hơn 8 năm giảng dạy tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, và Châu Âu. Từ năm 2015, cô là Trưởng điều phối viên nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển, của mạng luới các nhà kinh tế trẻ toàn cầu (Young Scholars Inititative).
Năm 2018, cô làm Tư vấn về kinh tế Châu Á cho Viện Phát triển Tư duy Kinh tế mới, New York. Cùng năm, cô đồng sáng lập Trường hè Nghiên cứu (Vietnam Summer School in Research) hàng năm để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên Việt Nam và quyên góp cho bệnh nhân nhi.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
GS hóa học trở thành hiện tượng internet với những thí nghiệm độc đáo Giáo sư hóa học David G. Evans (người Anh) đang công tác tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Những đoạn video ghi lại những thí nghiệm hóa học vui nhộn của ông đã thu hút tới hơn 15 triệu lượt xem. Giáo sư hóa học trở thành hiện tượng Internet tại Trung Quốc với những thí nghiệm độc đáo Thầy David (60 tuổi) bắt...