Cậu bé bị nhiễm trùng huyết tử vong do sai sót khó tin của bệnh viện
Cậu bé Sheldon Farnell (4 tuổi) phải vào viện điều trị nhưng sớm được xuất viện vì sức khỏe được cải thiện.
Cậu bé 4 tuổi tử vong vì nhiễm trùng tai lan vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, gia đình không ngờ bé bị nhiễm trùng tai, tình trạng nhiễm trùng lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.
Cậu bé Sheldon Farnell bị nhức đầu và sốt cao suốt 2 ngày. Em được mẹ là cô Katrina Farnell (25 tuổi) đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Sunderland ở thành phố Sunderland (Anh) để điều trị, theo Daily Mail.
Lúc này, bác sĩ chưa thực sự xác định cậu bé mắc bệnh gì, chỉ nghi ngờ là nhiễm trùng huyết. Do đó, bác sĩ vẫn chưa bắt tay điều trị nhiễm trùng huyết ngay.
Sang ngày hôm sau, sức khỏe của bé Sheldon đã cải thiện, cơ thể bé đã hạ sốt, huyết áp cũng giảm. Đến tối hôm đó, kết quả xét nghiệm máu tạm thời cho thấy bé bị nhiễm liên cầu khuẩn, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng kết quả này là không đáng tin cậy vì sức khỏe của bé Sheldon đang cải thiện. Bác sĩ cho cậu bé xuất viện vào trưa hôm sau.
Lúc này, cô Farnell đã yêu cầu bác sĩ kê kháng sinh cho con. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị từ chối.
Nhưng chỉ khoảng 15 phút sau khi Sheldon xuất viện, kết quả xét nghiệm cuối cùng cho thấy em bị nhiễm trùng huyết. Tình trạng này có thể gây tử vong.
Nhân viên bệnh viện đã cố gắng gọi cho bố mẹ Sheldon để thông báo là cậu bé cần được điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, quản trị viên bệnh viện đã đưa nhầm số liên lạc của người khác, khiến không thể liên lạc được với bố mẹ cậu bé.
Khi gia đình đưa Sheldon đến lại bệnh viện vào sáng hôm sau thì cậu bé đã bị sốc nhiễm khuẩn. Cậu bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và tử vong chỉ vài giờ sau đó. Khám nghiệm tử thi cho thấy cậu bé tử vong vì nhiễm trùng huyết nặng, nguyên nhân xuất phát từ nhiễm trùng tai.
Gia đình cáo buộc bé Sheldon qua đời là do những sai sót của bệnh viện và đã đưa vụ việc này ra tòa. Vụ án vẫn đang được xét xử, theo Daily Mail.
Đừng xem thường khi trẻ sốt
Theo dõi diễn biến cơn sốt, chú ý các biểu hiện kèm theo... là rất quan trọng trong mùa bệnh trẻ em
Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), sốt là một triệu chứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: nhiễm siêu vi, nhiễm trùng hay do một số bệnh lý ác tính...
Gặp trong nhiều bệnh
Nghĩ con gái 3 tuổi chỉ sốt nhẹ một hôm rồi khỏi, chị Trần M.T (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng chỉ cho bé nghỉ học, không đi khám. Đến bữa cơm tối, bé không chịu ăn, sốt cao lên, cả nhà vội vã đưa đi BV mới biết bé bị tay chân miệng, phải nằm lại theo dõi.
BS Trương Hữu Khanh cho biết đa số trẻ em bị sốt là do nhiễm các loại siêu vi thông thường, chỉ cần theo dõi, chăm sóc, điều trị các triệu chứng khi cần thiết, khoảng 3-5 ngày là bệnh tự khỏi. Nhưng với một số siêu vi có thể gây bệnh nặng thì phải coi chừng. Ví dụ như mùa này là bệnh tay chân miệng. Hiện nay, bệnh này đang vào mùa, số ca không phải nhiều nhưng có khá nhiều ca bệnh nặng. Phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ, nếu sốt trên 48 giờ là phải đi khám.
Nếu trẻ sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì nên đưa đi bệnh viện kiểm tra. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ngoài ra còn có nhóm bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não tuy ít gặp nhưng phải đề phòng ở trẻ nhỏ bởi có khi chỉ sốt 1 ngày là diễn tiến nặng. Cơn sốt do các vấn đề này thường kèm theo triệu chứng da nổi bầm tím, nôn ói... cần phải vào BV ngay.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), cảnh báo phụ huynh cần phải theo dõi trẻ ngay cả khi cơn sốt bắt đầu hạ. Nếu hạ sốt mà bé khỏe hơn, bắt đầu chơi đùa lại, ăn uống được... thì mừng. Nhưng ngược lại, hạ sốt mà trẻ vẫn mệt, đừ, ngủ li bì, bỏ ăn, bỏ bú... thì rất nguy hiểm, có thể là dấu hiệu nặng của một số bệnh mà phổ biến nhất là sốt xuất huyết, nếu hạ sốt mà mệt hơn thì coi chừng có nguy cơ bị sốc. Đừng nghĩ mùa mưa mới có sốt xuất huyết, đây là căn bệnh quanh năm.
Đừng quên lau mát
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, việc dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao là cần thiết nhưng không nên dùng quá liều. Liều đúng đối với thuốc hạ sốt paracetamol thông dụng là 10-15 mg/kg cân nặng cho mỗi lần uống, ngày uống không quá 4 lần và phải cách nhau ít nhất 4 tiếng. Dùng quá liều sẽ có nguy cơ hại gan, thận. Thường nếu cặp nhiệt ở nách khoảng 38 độ C (chưa cộng 0,5 độ) thì nên uống. Nhưng sốt hầm hầm chỉ hơn 37 độ C một ít thì chưa cần, vì sốt nhẹ là phản ứng có lợi của cơ thể chống lại mầm bệnh.
Ngược lại, vì sợ thuốc hạ sốt dùng nhiều có hại mà không cho trẻ dùng hay dùng chậm trễ, để sốt lên tới 39-40 độ C thì rất nguy hiểm, có thể gây co giật, mất nước, các biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh...
"Khi hạ sốt cho trẻ nên kết hợp cả thuốc và các biện pháp vật lý, đừng chỉ dựa vào thuốc. Đó là biện pháp ôm trẻ để trao đổi nhiệt và lau mát. Với trẻ em đang bị sốt mà được người lớn ôm trong lòng thì cơ thể em bé và cơ thể người lớn đang có nhiệt độ ổn định sẽ liên tục được trao đổi nhiệt độ cho nhau, giúp bé hạ cơn sốt rất hiệu quả mà lại an toàn" - BS Trương Hữu Khanh tư vấn.
Với biện pháp lau mát, nên chú ý 5 điểm: trán, hai bên nách, hai bên bẹn. Lau xong có thể dùng khăn đắp lên các vị trí này để hạ sốt, chú ý dùng nước hơi ấm hoặc ở nhiệt độ thường, không dùng nước lạnh.
BS Khanh lưu ý: "Đặc biệt không nên tắm, lau cho em bé bằng nước lạnh. Có người còn dùng nước đá, vậy là sai. Lạnh gây co mạch, càng khó hạ sốt. Nếu may mắn có hạ sốt được trong lúc tắm thì lúc hết sốt rồi mà da còn tiếp xúc với nước, bé lại dễ bị nhiễm lạnh".
Sốt nhẹ sau chích ngừa, đừng vội dùng thuốc hạ sốt
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, nhiều người thấy bé hơi sốt sau khi chích ngừa đã vội cho uống thuốc hạ sốt. Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C là phản ứng tốt, cho thấy hệ miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể. Uống hạ sốt quá sớm có thể làm vắc-xin bị giảm tác dụng. Nếu sốt trên 38,5 độ C thì dùng paracetamol kết hợp lau mát và chỉ khi nào sốt mới uống chứ không uống theo cữ. Trường hợp trẻ sốt quá cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mệt mỏi nhiều... thì cần đưa đi BV kiểm tra.
Đâm kim vào khối u để điều trị u xơ tử cung - thai phụ mất cơ hội làm mẹ Tin theo phương pháp điều trị u xơ tử cung (UXTC) phản khoa học, thai phụ đối mặt với tình trạng nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng, đối mặt với nguy cơ tử vong. Để điều trị triệt để, người bệnh buộc phải cắt bỏ toàn bộ tử cung và mất đi cơ hội làm mẹ. Tính mạng nguy kịch vì điều trị...