Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa?
Tôi bị đau vùng sườn phải, kèm sốt vàng da, đi khám siêu âm được bác sĩ chẩn đoán là viêm túi mật do sỏi phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Xin hỏi bác si, nếu cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa sau này thế nào? Bùi Thế Quyền (buiquyen@gmail.com)
Túi mật có hình quả lê có chiều dài từ 8-10cm, chiều rộng khoảng 4cm, treo ngay dưới thùy phải của gan, có chức năng như một túi lưu trữ dịch mật cho cơ thể. Mỗi ngày gan tổng hợp được khoảng 500-1.000ml dịch mật cho cơ thể, khi chuyển tới túi mật, nó được cô đặc lại và lưu trữ ở đây khoảng 30-50ml dịch mật. Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nên mặc dù là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người.
Tuy nhiên, túi mật chỉ có vai trò phụ, có thể cắt bỏ được. Vì khi túi mật bị viêm do sỏi nó có thể gây biến chứng thấm mật phúc mạc rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu có chỉ định cắt túi mật thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Khi không có kho dự trữ mật (túi mật) thì gan vẫn sản xuất mật và theo ống mật đổ thẳng vào ruột để tiêu hóa thức ăn.
Hiện nay, phương pháp nội soi cắt túi mật (thay cho phương pháp mổ mở trước kia) đã giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ tốn kém do thời gian nằm viện sau mổ ngắn. Điều quan trọng là tùy theo tính chất của sỏi mà chế độ ăn sau mổ cũng cần chú ý để phòng ngừa sỏi tái phát. Mặc dù không còn túi mật nhưng có thể gặp sỏi trong gan hay ống mật chủ. Lời khuyên sau mổ sỏi túi mật bệnh nhân cần định kỳ khám, siêu âm để phát hiện sỏi tái phát để kịp thời điều trị.
BS. Vũ Hồng Ngọc
Theo Suckhoedoisong
Loại rau phổ biến bán đầy ngoài chợ này lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa ung thư kết trực tràng
Nhóm khoa học gia đi đến kết luận rằng, hấp thụ một số thực phẩm nhất định có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng ung thư, trong đó có ung thư kết trực tràng.
Video đang HOT
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do Viện Francis Crick ở London tiến hành và đăng tải trên tạp chí Immunity.
Cụ thể, indole03-carbinol (I3C) là chất được sản sinh ra trong cơ thể khi tiêu hóa những loại rau thuộc chi cải. Chúng có tác dụng giảm viêm ở ruột non và ruột kết, nhờ đó, giảm nguy cơ mắc ung thư kết trực tràng. Rau thuộc họ cải bao gồm bông cải xanh, súp lơ, cải Brussel, bắp cải và cải kale có hàm lượng các chất này rất phong phú.
Hấp thụ một số thực phẩm nhất định có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng ung thư, trong đó có ung thư kết trực tràng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu chuột biến đổi gen và cho chúng ăn chế độ ăn giàu I3C. Họ cũng xem xét các cấu trúc ruột mini được tạo ra từ tế bào gốc. Kết quả, sự hiện diện của I3C có khả năng ngừa viêm nhiễm ruột kết và ung thư thông qua kích hoạt một protein có tên aryl hydrocarbon receptor (AHR).
Tác dụng đầu tiên của quá trình này là ngăn ruột khỏi bị viêm nhiễm bởi AHR có thể gửi các tín hiệu tới tế bào miễn dịch và tế bào biểu mô ở thành ruột. Duy trì đều đặn như vậy, chuột sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư kết trực tràng.
Tiến sĩ Amina Metidji, hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Francis Crick kiêm tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi tìm hiểu những con chuột bị biến đổi gen không còn khả năng sản sinh hay kích hoạt AHR trong ruột. Kết quả, ở chúng xuất hiện tình trạng viêm ruột và tiến triển thành ung thư kết trực tràng.
Tuy nhiên, khi chúng tôi cho chuột ăn chế độ ăn giàu I3C, chúng không còn bị viêm hay ung thư nữa. Thật thú vị, những con chuột vốn đã bị ung thư khi chuyển sang ăn các loại thực phẩm giàu I3C cũng cho thấy số lượng khối u ít hơn đáng kể và cũng lành tính hơn".
Kết quả nghiên cứu trên đã giúp nhóm khoa học gia đi đến kết luận rằng, hấp thụ một số thực phẩm nhất định có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng ung thư.
Trong khi yếu tố gen và môi trường có thể tác động tới khả năng bị chẩn đoán mắc ung thư của một người thì việc ăn uống những thực phẩm lành mạnh chính là biện pháp phòng ngừa ung thư cực kỳ hữu hiệu.
Tiến sĩ Gitta Stockinger, trưởng nhóm nghiên cứu Viện Francis Crick, bày tỏ: "Chứng kiến ảnh hưởng sâu sắc của chế độ ăn lên tình trạng viêm ruột và nguy cơ mắc ung thư kết trực tràng đem lại cảm giác vô cùng ấn tượng. Chúng ta thường nghĩ ung thư kết trực tràng như một căn bệnh do chế độ ăn phương Tây vốn giàu chất béo và ít rau gây nên. Và nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy cơ chế đó thông qua những quan sát có được".
Cũng theo Tiến sĩ Stockinger, trong khi yếu tố gen và môi trường có thể tác động tới khả năng bị chẩn đoán mắc ung thư của một người thì việc ăn uống những thực phẩm lành mạnh chính là biện pháp phòng ngừa ung thư cực kỳ hữu hiệu.
"Những phát hiện này khiến chúng tôi có quyền lạc quan bởi trong khi chúng ta không thể thay đổi yếu tố di truyền vốn có thể tăng nguy cơ mắc ung thư của chúng ta, thì việc giảm thiểu nguy cơ vẫn hoàn toàn khả thi nhờ áp dụng chế độ ăn phù hợp với thật nhiều loại rau" - Tiến sĩ Stockinger nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu hi vọng có thể tiến hành các thử nghiệm chuyên sâu hơn về cấu trúc ruột mini (organoids) được tạo ra từ ruột người cũng như tiến hành thử nghiệm trên người trong tương lai.
Ung thư kết trực tràng là ung thư phát triển từ các tế bào của ruột già. Ruột già bao gồm kết tràng và trực tràng. Trực tràng bao gồm 15 cm cuối cùng của ruột già và nằm trong xương chậu được tạo thành từ các xương hông. Đây là một khu vực rất nhỏ và khoảng cách giữa vị trí ung thư đến các cơ quan bình thường xung quanh là rất ngắn. Do đó, tỉ lệ lây lan của bệnh ung thư đến các cơ quan lân cận trong vùng chậu là đáng kể.
Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư kết trực tràng đều lớn hơn 45 tuổi. Người trẻ hơn, ít hơn 20 tuổi, nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư kết trực tràng thường là do dạng di truyền của ung thư kết trực tràng, chẳng hạn như bệnh đa polyp tuyến gia đình.
Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên khi có:
- Tiền sử cá nhân bị các khối u (polyp) kết trực tràng hay ung thư kết trực tràng;
- Tiền sử cá nhân bị bệnh viêm đường ruột như viêm loét đại tràng;
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư kết trực tràng và / hoặc bệnh đa polyp tuyến gia đình hoặc ung thư kết trực tràng do di truyền không polyp.
Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư kết trực tràng
Các triệu chứng thông thường là sự thay đổi trong thói quen ruột, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón dai dẳng hoặc thay đổi lượng phân. Máu lẫn với phân cũng là dấu hiệu đáng ngờ luôn cần được kiểm tra y tế kịp thời.
Các triệu chứng khác bao gồm bị khó chịu dai dẳng vùng bụng hoặc đau. Đôi khi có thể cảm thấy được khối u trong bụng.
Theo Trí Thức Trẻ
3 tư thế ngủ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn Đừng bao giờ nằm sấp bởi sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, mà hãy nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa. Theo kết luận từ nghiên cứu của Shelby Harris, chuyên gia về giấc ngủ tại ĐH Y khoa Albert Einstein (Mỹ), tư thế khi nằm ngủ ngoài ảnh hưởng đến não còn ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng. Nằm nghiêng...