Cặp vợ chồng 9x liên tiếp mắc ung thư không rõ lý do, bác sĩ nói: Tiếc là đã duy trì ăn loại trái cây này quá nhiều
Trái cây chứa lượng vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi chúng bị hỏng mốc thì lại có thể gây bệnh cho người ăn.
Tờ Sohu trích dẫn 1 thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 854.000 ca ung thư gan mắc mới, hơn một nửa trong số đó xảy ra ở Trung Quốc.
Gan được gọi là cơ quan “câm” vì nó không có dây thần kinh đau đớn. Gan khi bị tổn thương hay hình thành ung thư giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do vì sao hầu hết bệnh nhân đều đi khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn giữa và cuối, do đó họ đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
Cặp vợ chồng 9x Tiểu Vũ và Tiểu Mỹ (Trung Quốc) chính là một trong số đó. Đang trong lúc công việc tiến triển nhất thì cả hai vợ chồng đều bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
(Hình minh họa).
Ban đầu, vợ chồng họ chỉ cảm thấy mệt mỏi, đuối sức. Nhưng dần dần, màu mắt và màu da của Tiểu Vũ bắt đầu chuyển sang màu vàng và sút cân không phanh. Cũng trong thời gian đó, Tiểu Mỹ thấy mình có triệu chứng ăn uống không ngon miệng, cơ thể suy nhược, vì vậy họ đã quyết định đến viện khám, kết quả cho thấy họ đã mắc bệnh ung thư gan.
Bác sĩ nói, nguyên nhân gây bệnh là một loại quả mà họ đã ăn quá nhiều.
Loại quả gây ung thư cho gia đình Tiểu Vũ là gì?
Sau khi vợ chồng nhập viện, các bác sĩ bệnh viện đã tạo điều kiện để họ có thể ở cùng một phòng bệnh. Trong suốt thời gian chữa trị, vợ chồng họ đã tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ung thư gan rồi mới biết nguyên nhân gây bệnh.
Hóa ra trong nhiều năm, vợ chồng Tiểu Vũ đã kinh doanh cửa hàng trái cây. Để công việc kinh doanh tốt hơn, cả hai thường thức khuya dậy sớm để lo cho cửa hàng. Dù đã mở cửa hàng trái cây nhưng họ không bao giờ sử dụng loại trái cây tươi ngon mà chỉ khi nào có trái cây thối, hỏng họ mới loại bỏ phần mốc và ăn nốt phần còn lại.
Ăn quá nhiều trái cây hỏng là nguyên nhân khiến vợ chồng Tiểu Vũ mắc ung thư.
Không ngờ, chính thói quen đó đã làm hại họ. Theo bác sĩ, hoa quả bị héo, thối, xuất hiện nấm mốc thì sẽ mất đi hương vị tự nhiên, mất dinh dưỡng, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa. Trong một số trường hợp, ăn trái cây có nấm mốc sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói, chướng bụng và tiêu chảy.
Nấm mốc xuất hiện trên trái cây có thể là nấm Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư gan, và 20mg có thể gây tử vong.
Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư gan, và 20mg có thể gây tử vong.
Ngoài quả mốc, những món ngon lành này cũng không nên ăn kẻo làm hại gan
Sữa chua hết hạn, nổi váng mốc, vón có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin, gây tổn thương gan, ung thư gan. Do đó dù sữa chua trông không hề bị hỏng nhưng khi đã hết hạn sử dụng thì tốt nhất bạn nên vứt đi.
2. Hạt đắng
Video đang HOT
Các loại hạt dù rất tốt cho sức khỏe nhưng một khi chúng trở nên đắng, chúng rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin, đặc biệt là đậu phộng và hạnh nhân.
3. Gạo mốc
Gạo có “mùi mốc”, chuyển màu vàng hay màu xanh lá cây thì rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin do loại độc tố này có xu hướng phát triển nhiều trên thực phẩm giàu tinh bột.
Để bảo vệ gan cần thực hiện 2 nhiều, 2 ít
2 nhiều gồm:
- Cười nhiều hơn
Một tâm trạng thoải mái không chỉ khiến bạn được hạnh phúc về mặt tinh thần mà còn thay đổi nội tiết tố, tăng tiết adrenaline và các chất có lợi khác cho sức khỏe gan. Ngoài ra, nó còn có thể ức chế sản xuất các chất có hại, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
- Chăm đi khám sức khỏe hơn
Gan là cơ quan “không đau”, do vậy cần phải hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt người trên 40 tuổi, hay uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân tiểu đường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám sức khỏe 2 lần/năm.
2 ít gồm:
- Ít thức khuya
Thức khuya gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình tự sửa chữa của gan, dẫn đến lão hóa gan sớm, tăng khả năng mắc bệnh gan. Vì vậy, hãy cố gắng giảm thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Ít chất béo hơn
Ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ và làm tổn hại đến sức khỏe của gan. Mỗi người cần kết hợp cân bằng giữa thịt và rau quả để đảm bảo sức khỏe của gan.
Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm không thể bỏ qua
Có nhiều loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người. Đặc biệt là các loại nấm mốc có trong ngũ cốc, bánh mì, bơ, phomat... có thể gây ung thư nếu cơ thể bị nhiễm độc.
Việc tìm hiểu các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đồng thời tìm ra biện pháp xử lý đúng cho từng loại thực phẩm. Dưới đây là một số loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm không thể bỏ qua, chúng ta cần hiểu rõ để xử lý phù hợp.
1. Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là các tế bào cực nhỏ phát triển trên rau củ, thịt, bơ, sữa... hoặc các loại hạt bảo quản ở môi trường ẩm ướt. Nấm mốc xuất hiện trên bề mặt thực phẩm khiến chúng bị thối hỏng, gây ngộ độc khi sử dụng.
Thực tế có hàng ngàn loại nấm mốc khác nhau. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Tùy vào môi trường phát triển, các loại nấm mốc có kiểu dáng và màu sắc rất dễ nhận biết.
Chẳng hạn như nấm mốc phát triển trên quả chanh thường có màu xanh lam, dạng bột. Nấm mốc phát triển trên dâu tây có dạng lông tơ màu trắng xám. Nấm mốc bánh mì ban đầu trông giống như lông tơ bông trắng. Vài ngày sau nó sẽ chuyển sang màu đen, có thể gây ngộ độc.
Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet
2. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm phổ biến
Nhiều loại nấm mốc có độc tố vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ở các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, thịt hun khói, trái cây, đồ hộp quá hạn sử dụng...
2.1. Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc chứa chất Mycotoxin vô cùng nguy hiểm. Đây là chất độc được tìm thấy từ nấm mốc phát triển ở gạo, ngô, khoai, sắn, các loại đậu và tinh bột. Bên cạnh đó, nó cũng được tìm thấy ở cần tây, nước ép nho, táo và các sản phẩm quá hạn sử dụng.
Bên cạnh Mycotoxin, ngũ cốc bị mốc meo còn chứa độc tố aflatoxin, nguyên nhân gây ung thư hàng đầu thế giới. Chất độc này có trong thức ăn chăn nuôi, nhiều nhất là ngô và lạc mốc.
Aflatoxin tác động trực tiếp đến thịt của động vật nuôi, khiến chúng bị nhiễm độc. Khi con người ăn thịt từ gia súc, gia cầm được nuôi bằng ngô, lạc mốc cũng sẽ bị ngộ độc mãn tính. Đây là chất độc hại rất khó kiểm soát trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2. Nấm mốc từ bánh mì, bánh kem
Bánh mì, bánh kem được chế biến từ tinh bột, có nguồn gốc từ ngũ cốc. Việc sử dụng bánh mì nhiễm nấm mốc luôn đi kèm với các mối nguy cho sức khoẻ. Nấm mốc từ bánh mì có thể sản sinh ra chất aflatoxin gây hại cho gan và các bộ phận khác của cơ thể.
Nấm mốc thường phát triển khi bảo quản bánh mì không đúng cách. Hoặc để bánh tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt. Độc tố từ nấm mốc sẽ khởi sinh từ bề mặt bánh. Sau đó lan dần vào bên trong, chúng ta rất khó nhận biết điểm dừng của nó. Đặc biệt, độc tố từ nấm mốc trong bánh mì rất bền với nhiệt. Bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc nặng hoặc nhẹ khi ăn chúng.
Theo các chuyên gia thì nấm mốc từ bánh mì, bánh kem thường gây ngộ độc nặng. Nó có thể làm hại gan, ngộ độc thần kinh, xuất huyết hoặc gây ung thư. Chính vì thế, đối với bánh mì dù nhiễm nấm mốc ít hay nhiều, tốt hơn hết nên vứt bỏ nó.
2.3. Nấm mốc gây ngộ độc từ trái cây, bánh kẹo, thạch hoa quả
Thực tế, bạn chỉ phát hiện thực phẩm bị nấm mốc trên bề mặt với các biểu hiện đặc trưng rõ ràng. Một số biểu hiện khác như các chấm xanh mờ, lông xám, bụi trắng, vòng tròn nhỏ mịn trên trái cây, thạch hoa quả thường bị bỏ qua. Trong khi đó, tất cả những biểu hiện trên đều cho thấy thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ trái cây - Ảnh: Internet
Khi thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc phát triển mạnh, các sợi rễ xâm nhập sâu vào bên trong. Chất độc hại đã lan ra khắp bề mặt thực phẩm đó. Chính vì thế khi thấy hoa quả, thạch trái cây các loại mứt kẹo có dấu hiệu bị mốc, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ.
Tìm hiểu thêm bài viết: Ăn trái cây bị mốc để trong tủ lạnh có khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe không?
2.4. Nấm mốc phát triển trong tủ lạnh gây ngộ độc thực phẩm
Hầu hết các loại nấm mốc phát triển mạnh ở nhiệt độ nóng ẩm. Nhưng không loại trừ các loại nấm mốc ưa nhiệt độ lạnh cũng có thể gây ngộ độc. Nấm mốc hoàn toàn có thể phát triển bên trong tủ lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nó có khả năng chịu được muối và đường tốt hơn virus và vi khuẩn.
Chính vì thế, bạn có thể thấy nấm mốc xuất hiện trên bề mặt các loại thịt mặn, mứt và đồ ngọt. Một số thực phẩm đã được xử lý cũng có nguy cơ bị mốc khi để trong tủ lạnh như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích Ý và thịt ba chỉ. Khi ăn các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc kể trên bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mãn tính.
2.5. Nấm mốc từ các dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm
Dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm lâu ngày không sử dụng cũng có thể phát triển nấm mốc gây hại. Chúng có thể lan sang thực phẩm gây ô nhiễm dẫn tới ngộ độc. Đặc biệt là các dụng cụ như dao, thớt, bát đũa không được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng.
Nấm mốc từ các dụng cụ có thể lây lan nhanh chóng ra trái cây, rau, củ. Để khắc phục tình trạng này bạn cần làm sạch dụng cụ bằng baking soda hòa tan với nước sạch. Đồng thời bảo quản bát đĩa, khăn lau, dao, thớt ở khu vực khô thoáng, sạch sẽ. Vứt bỏ những thứ không thể làm sạch. Giữ độ ẩm trong nhà càng thấp càng tốt để hạn chế nấm mốc phát triển.
3. Cách bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc
Để bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc, bạn cần tránh để thức ăn tiếp xúc với bào tử nấm trong không khí. Sử dụng màng bọc thực phẩm để giữ ẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
- Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, độ ẩm thấp với nhiệt độ phù hợp. Đối với các loại thực phẩm dễ hỏng bạn cần bỏ vào hộp đựng sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh.
- Không để đồ ăn dễ hỏng trong tủ lạnh quá 2 giờ. Đối với thức ăn thừa cần sử dụng trong vòng từ 3 - 4 ngày trước khi nấm mốc có cơ hội phát triển.
- Mua lượng thức ăn vừa đủ và có thể sử dụng nhanh chóng giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
- Làm sạch tủ lạnh, dụng cụ nấu nướng, bảo quản thực phẩm. Đồng thời vứt bỏ những đồ vật bị nấm mốc không thể làm sạch để tránh lây lan ra thực phẩm.
Trong trường hợp thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc bạn không nên ngửi chúng. Bởi nấm mốc từ thức ăn có thể gây ngộ độc đường hô hấp. Bên cạnh đó hãy loại bỏ chúng ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Bảo quản các loại hạt khỏi nấm mốc gây hại - Ảnh: Internet
4. Một số loại thực phẩm cần bỏ khi bị nấm mốc
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là điều hiển nhiên. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn cần vứt bỏ khi nhiễm nấm:
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, dăm bông bị nhiễm nấm hoặc hết hạn sử dụng.
- Thịt gia súc, gia cầm chăn nuôi bằng ngô, khoai, sắn, đậu bị mốc meo. Bởi thịt chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng.
- Các loại thịt nấu chín để quá thời gian sử dụng, bị biến đổi về màu sắc, hình dáng, mùi vị.
- Các loại hạt, ngũ cốc bị nấm mốc. Phô mai mềm, phô mai kem, phô mai chevre, phô mai Bel...
- Các loại mứt, thạch, kem, sữa chua quá hạn sử dụng, có dấu hiệu bị mốc meo. Các loại trái cây, rau, củ mềm như dưa chuột, cà chua... Các loại bánh mì, bánh nướng, bánh kem bị nấm mốc.
Loại gạo có khả năng gây ung thư cao bậc nhất, WHO đã cảnh báo từ lâu nhưng nhiều gia đình vẫn cố tiêu thụ Không phải cứ là gạo thì sẽ tốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một loại gạo có thể gây ung thư cho người ăn, đó là gạo bị mốc. Gạo là lương thực quen thuộc của người dân các nước Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Gạo có độ mềm, dẻo, ngọt, giàu...