Cấp cứu cơ động bằng… xe máy
Gần đây, Sở Y tế TP HCM đã thử nghiệm mô hình cấp cứu cơ động bằng xe gắn máy tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ( quận 1, TP HCM). Mô hình này giúp hoạt động cấp cứu ngoại viện hiệu quả hơn trong điều kiện giao thông thường xuyên ách tắc hiện nay.
Nhiều năm qua, cụ Tám (82 tuổi, ngụ quận 1) bị căn bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường biết bao lần phải gọi xe cấp cứu vào bệnh viện điều trị. Vừa rồi đúng lúc mô hình cấp cứu bằng xe máy được thử nghiệm, cụ Tám là một trong những người bệnh đầu tiên được sơ cấp cứu tại gia. “Tôi không ngờ xe cấp cứu tiếp cận nhanh chóng đến như thế, các bác sĩ lại tận tình thăm hỏi, khám bệnh rất chu đáo” – cụ Tám nói.
Nhân viên y tế đi bằng xe máy đến nhà bệnh nhân
Ngồi bóp chân cho cha, bà Nguyễn Thị Thuận (68 tuổi, con gái cụ Tám) kể: Vào ngày 7-11-2018, cụ Tám bị đau và co giật từ bàn chân trái lên đến khớp gối. Bà Thuận gọi điện đến Trung tâm cấp cứu 115 nhờ đưa cụ Tám đến bệnh viện. Sau khi gọi điện thoại được khoảng 10 phút, bà đã thấy lực lượng cấp cứu di chuyển đến nhà bằng xe máy, các bác sĩ đến tận giường, thăm khám, chích thuốc, kê toa cho cụ Tám.
Cụ Tám cũng chia sẻ thêm: “Tôi cảm ơn các bác sĩ đã đến nhanh chóng, vui vẻ và tận tình với bệnh nhân. Chân tôi đau, không thể tự xuống lầu mà nhà chỉ có tôi và con gái, tôi khó đi xuống lầu. Chưa kể, nhà trong hẻm cũng rất khó để ôtô cứu thương lớn vô tới. Xe máy cấp cứu rất hay”.
Cơ động – nhanh chóng – chuyên nghiệp
Mô hình cấp cứu bằng xe máy là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân, trước tiên là tại quận 1, địa bàn đông dân cư, nhiều khách du lịch. Trước đó, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP HCM đã thẩm định và góp ý triển khai sản phẩm sáng tạo này.
BSCKII Nguyễn Khắc Vui – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – cho biết, trong vòng 20 ngày đầu thử nghiệm, đã có 67 trường hợp xuất xe ngoại viện, trong đó có 26 ca cấp cứu bằng xe máy. Người gọi cấp cứu đa dạng từ người già, thanh niên, sản phụ, trẻ em với đủ loại bệnh tăng huyết áp, thiếu máu não, rối loạn tiêu hóa, tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh non… Khi tiếp cận bệnh nhân, các bác sĩ đều thực hiện các thao tác hạ áp, hỗ trợ hô hấp, giảm đau, truyền đường, nẹp cố định… rồi tiếp tục chuyển đến bệnh viện điều trị hoặc cấp toa thuốc điều trị tại nhà.
Video đang HOT
Nhân viên y tế thăm khám bệnh nhân tại chỗ
Sau khi trải nghiệm dịch vụ cấp cứu bằng xe máy, đa phần người bệnh đều hài lòng. Một số người dân cảm thấy hơi ngỡ ngàng vì mô hình cấp cứu khá lạ. “Trước khi đến nơi, chúng tôi thường gọi điện thông báo, khu vực nào khó tìm thì người nhà có thể ra đón. Đa phần người bệnh rất tin tưởng, mừng rỡ khi nhóm cấp cứu của bệnh viện có mặt kịp thời” – bác sĩ Trần Điền Tú (Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn) nói.
BS Nguyễn Khắc Vui chia sẻ, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và thuốc đã được bệnh viện chuẩn bị kỹ càng. Hai xe máy được trang bị theo yêu cầu của Hội đồng Khoa học kỹ thuật công nghệ của Sở Y tế TP HCM và của Trung tâm cấp cứu 115 TP HCM. Thay vì xe tay ga phân khối lớn hay được sử dụng tại các nước phát triển, bệnh viện chọn loại xe tay ga có động cơ 100-125 phân khối, chi phí thấp, giúp cho bác sĩ dễ dàng vận hành, nhất là bác sĩ, điều dưỡng nữ. Xe được trang bị hai “tủ thuốc” với đầy đủ các loại thuốc, trang thiết bị cần thiết cho một ca cấp cứu khẩn cấp như máy hút đờm, máy đo điện tim, máy đo đường huyết tại chỗ, máy đo nồng độ oxy, máy sốc điện, kim tiêm, thuốc an thần, dung dịch truyền, thuốc chống loạn nhịp… Đội ngũ cấp cứu bằng xe máy của bệnh viện hiện có 24 người, gồm 5 bác sĩ, 13 điều dưỡng và 4 tài xế, hoạt động 24/24.
Quy trình cấp cứu bằng xe máy cũng tương tự quy trình của cấp cứu ngoại viện và những quy định thực hiện cấp cứu 115. Đối với cấp cứu ngoại viện, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định địa chỉ cần cấp cứu, sau đó đến tình trạng của người cần cấp cứu. Đây là hai yếu tố cần thiết nhằm tìm cách tiếp cận người bệnh một cách nhanh nhất để kịp thời xử lý trong thời gian vàng. Xe máy cấp cứu được kỳ vọng sẽ giúp tăng hiệu quả cấp cứu người bệnh trong bối cảnh giao thông ùn tắc, nhiều hẻm nhỏ… mà ôtô cứu thương không thể tiếp cận nhanh chóng. Sau khi sơ cứu, xử trí ban đầu, nếu bệnh nhân ổn thì không cần đưa đến viện, trường hợp bệnh nhân phải đến bệnh viện thì bác sĩ sẽ liên hệ xe cứu thương đến đưa đi. “Cấp cứu bằng xe hai bánh giúp nhân viên y tế đến với hiện trường nhanh nhất có thể để nâng cao hiệu quả chữa trị, nhất là trong những giờ cao điểm, thành phố bị kẹt xe và những trường hợp người cần cấp cứu ở trong các con hẻm nhỏ mà ôtô cấp cứu lớn gặp trở ngại”, BS Vui nói.
Mô hình thiết thực cần nhân rộng
Tại TP HCM, trong những năm qua, số lượng bệnh nhân gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 năm sau tăng gấp đôi năm trước. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong cấp cứu ngoại viện, từ cuối năm 2015 đến nay, Trung tâm cấp cứu 115 đã triển khai 24 trạm vệ tinh, xa nhất là Cần Giờ và Củ Chi.
Hiện Trung tâm cấp cứu 115 chỉ có 11 ôtô cứu thương. Các trạm cấp cứu vệ tinh gồm 4 bệnh viện tư nhân, 17 trạm vệ tinh là của các bệnh viện quận, huyện. Trong 17 bệnh viện quận, huyện, mỗi bệnh viện có 2 ôtô cứu thương. Khi tham gia trạm cấp cứu, các bệnh viện vệ tinh chưa hình dung hết được công việc cấp cứu ngoại viện và 2 ôtô cứu thương không đủ đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện.
Năm 2017 đã có 20.857 cuộc gọi tới số 115, so với 2015 tăng 237%. Riêng quý I/2018, Trung tâm cấp cứu 115 nhận được hơn 5.300 cuộc điện thoại cấp cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân TP HCM. Cuộc gọi nhiều, nhưng xuất xe cấp cứu vẫn chỉ đạt khoảng 50-60%. Thống kê của Trung tâm cấp cứu 115, có khoảng 30% trường hợp khi ôtô cứu thương đến, người bệnh đã được đưa đi bệnh viện. Chính vì thế, việc phát triển thêm các mô hình cấp cứu mới, điển hình là cấp cứu bằng xe máy, tại TP HCM, được cho là rất cần thiết.
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết: Đây là mô hình mới được triển khai tại Việt Nam, mặc dù được chuẩn bị kỹ nhưng vẫn phải làm thử để hoàn thiện quy trình. Phải làm sao để người dân gọi nhân viên y tế đến sớm nhất cũng như sự phối hợp sao cho hiệu quả giữa xe máy cấp cứu với ôtô cứu thương ở bệnh viện. Quan trọng nhất là đưa xe đến sớm để kịp thời xử trí. Những trường hợp nào cần nhập viện, nhân viên y tế đi bằng xe máy sẽ liên lạc ôtô cứu thương ở bệnh viện.
Ông Tăng Chí Thượng thông tin thêm, sau khi hoàn thiện quy trình phối hợp, Sở Y tế TP HCM sẽ triển khai mô hình này đến những quận, địa bàn đông dân cư, giao thông khó khăn và đã có trạm cấp cứu vệ tinh để phục vụ người dân.
Riêng quý I/2018, Trung tâm cấp cứu 115 nhận được hơn 5.300 cuộc điện thoại cấp cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân TP HCM. Cuộc gọi nhiều, nhưng xuất xe cấp cứu vẫn chỉ đạt khoảng 50-60%.
Trúc Lâm
Theo petrotimes
Ứng dụng công nghệ làm thay đổi ngành y tế TP HCM năm 2018
Sở Y tế TP HCM đánh giá ứng dụng công cụ hội chẩn trên điện thoại thông minh giúp bác sĩ tuyến trên kịp hỗ trợ tuyến dưới.
Tổng kết 10 hoạt động nổi bật năm 2018, Sở Y tế TP HCM đánh giá cao "apps hội chẩn" trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này giúp bác sĩ tại trạm y tế dễ dàng trao đổi, xin ý kiến chuyên môn với các bác sĩ đầu ngành tại bệnh viện thành phố khi khám bệnh cho người dân.
Trạm Y tế phường 13, quận Bình Thạnh được Sở Y tế chọn là nơi đầu tiên trong 24 trạm điểm khởi động lộ trình đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình. 20 ngày đầu thực hiện đổi mới từ 29/11, Trạm Y tế này đã có 691 lượt người dân đến khám chữa bệnh trong khi trước đó gần như không có.
Bác sĩ Trạm y tế phường 13, quận Bình Thạnh được bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trao đổi trực tuyến, hỏi bệnh, tư vấn trực tuyến cho người bệnh qua "apps hội chẩn". Ảnh: medinet.
Sở Y tế còn xây dựng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cài đặt trên điện thoại thông minh giúp người dân dễ theo dõi quá trình và tiến độ xử lý hồ sơ. Năm 2018, Sở Y tế tiếp nhận và xử lý 9.442 hồ sơ dịch công trực tuyến cấp độ 3 và 4 trong tổng số 16.650 hồ sơ, chiếm 56,7%.
Các hoạt động cấp cứu ngoại viện cũng có nhiều thay đổi trong năm 2018. Mạng lưới cấp cứu vệ tinh được mở rộng với 27 trạm phủ khắp các quận huyện. Xe cấp cứu hai bánh được thí điểm tại trạm vệ tinh Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từ ngày 7/11 với mong muốn rút ngắn thời gian tiếp cận người dân khi có nhu cầu cần cấp cứu.
Tùy nội dung của cuộc gọi cấp cứu, bệnh viện điều xe cấp cứu hai bánh, bác sĩ đến nhà người dân sơ cứu, khám bệnh, kê đơn và tư vấn không cần hỗ trợ của xe cứu thương. Trường hợp tai nạn giao thông, bệnh lý cần nhập viện, xe cứu thương lẫn xe máy hai bánh cùng được điều động. Bác sĩ đi xe cấp cứu hai bánh đến trước để kịp thời sơ cứu trong khi chờ xe cứu thương đến chuyển bệnh nhân về viện điều trị.
Sau khi trải nghiệm, người dân đều rất hài lòng vì bác sĩ đến rất nhanh so với trước đây, chỉ mất thời gian trung bình là 3-5 phút. Nhiều trạm vệ tinh các bệnh viện khác đang đề xuất thử nghiệm loại hình này.
Bác sĩ, điều dưỡng của Trạm Cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đi cấp cứu người bệnh bằng xe hai bánh. Ảnh: medinet.
Mô hình "chuỗi phòng khám đa khoa" đã mang các bệnh viện quận, huyện đến gần dân hơn, góp phần giảm tải đáng kể. Hoạt động dược lâm sàng và phòng chống kháng thuốc được đẩy mạnh tại tất cả bệnh viện.
Giai đoạn 2017-2018, lần đầu trong vòng 2 năm, ngành y tế thành phố đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp và đưa vào sử dụng 16 bệnh viện và 10 trung tâm y tế quận, huyện. Trong đó có 8 bệnh viện gồm Nhi đồng Thành phố, Ung Bướu, Nhi đồng 2, Tai Mũi Họng, Truyền máu Huyết học, Nhân dân 115, Nhân Ái, Viện Tim TP HCM.
Lê Phương
Theo VNE
Thay thế thận trên xe cấp cứu trước khi đưa về bệnh viện Sở Y tế TP HCM vừa mở thêm Trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 28 trên địa bàn TP, đặt tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, mở cơ hội cứu người nhanh nhất. Chiều 27-12, Sở Y tế TP HCM đã triển khai thêm Trạm cấp cứu vệ tinh 115 thứ 28 trên địa bàn TP. Trạm cấp cứu này đặt...