Cấp 20 mã số vùng trồng rau đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Ngày 1/1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, Cục Bảo vệ thực vật vừa cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu cho 20 vùng trồng rau của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 163 ha; trong đó, có 13 mã số cho vùng trồng cà rốt với tổng diện tích 128 ha và 7 mã số vùng trồng cải bắp với diện tích 35 ha.
Nông dân xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng thu hoạch cà rốt.
Với 20 mã số vừa được cấp mới này và sản phẩm rau gia vị đã được cấp mã số xuất khẩu châu Âu, Hải Dương là tỉnh đầu tiên được cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm rau, củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ông Nguyễn Tiến Tráng, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết, thời gian qua, Hải Dương đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để các vùng trồng rau nói trên đủ điều kiện, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu.
Tháng 12/2020, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch 4436/KH-UBND “Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau, trái cây năm 2021″; trong đó, có 34 vùng trồng rau đủ điều kiện tham gia Kế hoạch. Ngành nông nghiệp Hải Dương đã chọn những vùng bắp cải ở huyện Gia Lộc và Thanh Miện có diện tích tối thiểu 5 ha/vùng và cà rốt ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách và thành phố Chí Linh có diện tích tối thiểu 10 ha/vùng. Các chủ thể sản xuất cũng đã ký cam kết chấp hành quy định của cơ quan chuyên môn để đảm bảỏ đủ tiêu chuẩn.
Song song với việc lựa chọn vùng trồng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương đã xây dựng quy trình phòng trừ sâu bệnh cho các nhóm cây; hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; tiến hành tập huấn cho nông dân và tổ sản xuất về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, cách ghi chép nhật ký sản xuất và làm hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở Chi Cục và cán bộ chuyên môn Phòng Nông nghiệp và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã cũng được tập huấn về tăng cường năng lực của địa phương trong việc triển khai, quản lý cơ sở dữ liệu vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
Để quản lý, giám sát các vùng trồng đề nghị cấp mã số, Chi cục đã ban hành văn bản tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ dịch hại trên rau tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát hệ thống các cửa hàng kinh doanh, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo nông dân không sử dụng các loại ngoài danh mục khuyến cáo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước đó, năm 2020 và năm 2021, tỉnh Hải Dương đã được cấp 142 mã số vùng trồng trái cây gồm: vải, nhãn, chuối, dưa hấu và thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và 76 mã số cho cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Nghệ An: Trồng khoai tây bới lên toàn củ là củ, tỉnh chi hẳn 2,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân rộng
Vài năm lại đây, khoai tây đã trở thành một trong những cây trồng vụ đông đầy triển vọng ở Nghệ An.
Chính vì thế, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp &PTNT, vụ đông năm 2021 UBND tỉnh đã trích ngân sách 2,5 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương.
Hiệu ứng tích cực từ trồng khoai tây tại Diễn Châu
Trên đồng, đang tranh thủ xới lại đất trước khi vun luống, ông Nguyễn Văn Tân ở xóm 11 phấn khởi cho biết: ngoại trừ phân hữu cơ do các hộ tự bỏ, từ giống đến vật tư phân bón đều do doanh nghiệp cung cấp, sản phẩm làm ra được bao tiêu nên gia đình dành 200m 2 làm thử.
Video đang HOT
Cây khoai tây gia đình xuống giống được gần 1 tháng và phát triển rất tốt, theo kế hoạch ra Giêng sẽ thu hoạch và nếu hiệu quả thì năm tới sẽ dành 2 sào đất cát để làm khoai tây.
Ông Nguyễn Văn Tân ở xóm 11 tranh thủ cày rãnh để bón thúc phân NPK tổng hợp theo hướng dẫn giúp khoai tây mọc rễ tạo củ. Ảnh: Nguyễn Hải
Cũng theo ông Tân, xóm 11 của ông mới làm nên đang chờ nhưng ở xóm Hùng Nghĩa làm mạnh hơn. Cả xóm có hàng trăm hộ làm và diện tích đã lên tới hàng chục ha.
Xóm Hùng Nghĩa là một trong những xóm đi đầu trong việc đưa cây khoai tây về đất màu ven biển xã Diễn Hùng. Chỉ trong 2 năm lại đây, xã đã trồng được 21 ha cây khoai tây.
Quả thật, qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, cùng với cây lạc thì khoai tây đã trở thành cây vụ đông chủ lực của người dân nơi đây. Sở dĩ khoai tây vụ đông được nông dân ưa chuộng vì đầu ra khá tốt, sản phẩm làm ra được Công ty Orion bao tiêu sản phẩm. Sau khi mua xong, một phần dùng để làm giống, số còn lại dùng để sản xuất bánh snack.
Để hạn chế sương muối gây lụn thối lá, khoai tây phải thường xuyên tưới nước vào buổi sáng và buổi chiều khi thời tiết khô hạn. Ảnh: Nguyễn Hải
Ngoài xã Diễn Hùng, trước đó, từ năm 2019, thông qua kết nối của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, một doanh nghiệp cũng đã cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm nên cây khoai tây đã được đưa vào trồng ở xã Diễn Phong và nhân rộng rất nhanh.
Chỉ sau 2 năm, diện tích đã lên 100 ha và vụ vừa rồi năng suất đạt bình quân 2,4 tấn/ha. Với giá bán hiện nay là 6.000 - 7.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi sào khoai tây vụ đông cho lãi ròng 4 triệu đồng.
Nông dân xã Diễn Phong thu hoạch khoai tây vụ đông 2020. Bình quân năng suất đạt 1,2 tấn/sào tương đương với 24 tấn/ha. Ảnh: CTV
Thành quả trên là sản phẩm của sựhợp tác liên kết giữa 3 nhà giữa nhà nông dân, Nhà nước và nhà doanh nghiệp tại Diễn Châu. Sau khi mô hình doanh nghiệp hỗ trợ giống và bao tiêu sản phẩm khoai tây thành công, huyện đề xuất với Sở Nông nghiệp & PTNT bổ sung chính sách hỗ trợ giống khoai tây.
Khoai tây trồng tại Diễn Châu có 2 loại là khoai tây trắng và khoai tây vàng, nông dân trồng loại nào đều được các đơn vị bao tiêu thu mua hết.
Từ một cây trồng mới vào địa bàn Diễn Châu cách đây 3 năm cho thấy dù là khoai tây trắng hay khoai tây vàng đều phù hợp với đất màu vùng ven biển. Vì vậy, chỉ từ vài chục ha khoai tây tại Diễn Phong được một doanh nghiệp hỗ trợ giống và bao tiêu sản phẩm.
Đến nay, Diễn Châu đã tăng diện tích trồng khoai tây lên tới 160 ha, chiếm gần 1 nửa diện tích khoai tây vụ đông của tỉnh.
Hiện nay, Diễn Phong trồng nhiều nhất với khoảng 100 ha, tiếp đó là Diễn Hùng gần 21 ha và còn lại là các xã như: Diễn Hồng, Diễn An, Diễn Trung, Diễn Thịnh... từ 5-7 ha/xã.
"Khoai tây là cây vụ đông ngắn ngày và đầu ra ổn định nhất, phù hợp với vụ đông các tỉnh có khí hậu lạnh như Nghệ An, ít bị chuột phá hoại. Tiềm năng phát triển khoai tây tại Nghệ An lớn nhưng vì nhiều lý do, trong đó lý do lớn nhất là giống đắt nên không thể nhân rộng được. Thời điểm cao nhất tỉnh có trên 1.000 và nay chỉ trên dưới 500 ha. Thời gian gần đây, nhờ có sự vào cuộc, liên kết của một số doanh nghiệp nên cây khoai tây mới được du nhập trở lại và mở rộng ra tại Diễn Châu" - Ông Phan Duy Hải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh.
Đến những trăn trở về đầu ra và giá giống?
Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, khoai tây, nhất là khoai tây vàng là cây trồng xứ ôn đới đã được làm vụ đông ở tỉnh ta khá sớm. Ưu điểm khoai tây là không phải lo về đầu ra và sản phẩm thu hoạch có thể bảo quản đơn giản.
Thành phẩm khoai tây có thể dùng cho nhiều mục đích, dùng làm thực phẩm hằng ngày hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến làm các loại bánh, mỳ tôm. Chính vì vậy đầu ra luôn được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Khoai tây sau khi thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ, đa số được chế biến để làm bánh và một phần được xử lý bảo quản để làm giống cho vụ sau. Ảnh: CTV
Chính vì thế, những năm trước đây bà con một số huyện như Nam Đàn, Quỳnh Lưu hay Nghĩa Đàn đã trồng và có thời điểm diện tích lên tới hàng ngàn ha. Thế nhưng, khi quy mô sản xuất khá lớn, sản lượng nhiều thì đầu ra bế tắc, giá bán thấp. Nghịch lý ở chỗ, giá thành phẩm thì rẻ nhưng giống khá đắt nên bà con chưa mặn mà để mở rộng diện tích.
Ông Phan Duy Hải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết thêm: Trước đây, người dân vùng Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn... khá hào hứng nhưng sau vài năm xuống giống bị mưa lụt, gây thiệt hại nên không nhân rộng nữa.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu, hiện nay khoai tây bà con sản xuất bán cho doanh nghiệp với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg nhưng các doanh nghiệp bán giống từ 21.000 đến 26.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần là quá đắt. Để trồng một 1 sào khoai tây, cần tới 80 kg giống tương đương 2 triệu đồng. Vì vậy, nếu không được Nhà nước hoặc doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp giống thì không nhiều nông dân muốn làm.
Trong khi giống khoai tây khá đắt nhưng chính sách hỗ trợ của tỉnh gần như mới chỉ ở mức động viên. Đơn cử, từ nguồn hỗ trợ 2,5 tỷ đồng mua giống vụ đông năm 2021 của tỉnh; huyện Diễn Châu được phân bổ 267,7 triệu đồng, ưu tiên dồn kinh phí trên hỗ trợ cây khoai tây. Tuy vậy, với 160 ha khoai tây, người dân chỉ được hỗ trợ chưa đến 2 triệu/sào trong khi tối thiểu phải là 5 triệu/sào.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt trong liên kết "3 nhà" sản xuất - bao tiêu khoai tây niên vụ 2019 tại Diễn Châu. Lý do là thấy giá giống khoai tây đắt nên một số nông dân đã "tỉa bớt" củ trong luống để bán hoặc giữ làm giống khiến sản lượng thu hoạch giảm so với tính toán khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó.
Chỉ sau 1 vụ thành công, diện tích khoai tây tại Diễn Hùng tăng từ 5 ha tại 1 xóm lên 3 xóm với diện tích lên tới 21 ha. Ảnh: Nguyễn Hải
Mặt khác, theo các nông dân, trồng khoai tây yêu cầu làm đất trồng khá kỹ, cây khoai tây mẫn cảm với điều kiện thời tiết như khô hạn hoặc sương muối nên phải thường xuyên tưới nước để giảm hiện tượng lụn thân và cháy lá ảnh hưởng đến củ. Quá trình mở rộng và chăm sóc khoai tây, bà con cần đặc biệt lưu ý đến điều này.
Từ thực tế triển khai trồng khoai tây vụ đông trên đất màu, huyện Diễn Châu kiến nghị tỉnh cần ưu tiên kêu gọi thu hút dự án đầu tư nhà máy chế biến khoai nói chung và khoai tây cho bà con; đồng thời có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu đủ lớn cho nhà máy; từng bước chủ động nghiên cứu để sản xuất khoai tây giống nhằm giảm giá cho bà con.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng khoai tây vụ đông trên vùng đất màu, tỉnh cần xem xét có chính sách cách nâng mức hỗ trợ; địa phương nào trồng nhiều theo quy hoạch thì tăng mức hỗ trợ lên.
Nông dân Diễn Trung thu hoạch khoai tây vụ đông năm 2020. Ảnh: CTV
Mặt khác, sớm có định hướng khuyến cáo bà con nông dân, nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sản xuất cây nào phải an toàn và ăn chắc; chỉ mở rộng diện tích trồng khoai tây theo kế hoạch và hợp đồng liên kết đảm bảo đầu ra. Giữ vững cơ cấu các cây trồng vụ đông khác như khoai lang, lạc, ngô, rau màu để không lặp lại tình trạng "được mùa rớt giá" hoặc khi thuận lợi thì đổ xô vào trồng, phá vỡ quỹ hoạch nhưng khi ế ẩm, giá không được thì sẵn sàng chặt bỏ./.
Chuyện về Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi Do sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi (Bến Tre) tạo được niềm tin với người tiêu dùng, giúp nông dân có thu nhập cao. Lợi ích kép Sau những ngày giãn cách xã hội, chúng tôi đến Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi ở ấp Hòa Thanh, xã An Hiệp,...