Cao tốc xét xe quá tải bằng cân ‘tàng hình’
Hệ thống cân tự động với 4 thanh cảm biến thạch anh được gắn âm dưới nền đường, khi ôtô chạy qua thông tin về tải trọng, biển số và hình ảnh sẽ được hiển thị trên bảng điện tử của cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Hệ thống cân tự động gồm 4 thanh cảm biến thạch anh đặt dưới mặt đường. Ảnh:Hữu Công.
Ngày 19/6, Công ty cổ phần quản lý đường cao tốc Việt Nam (VEC E), đơn vị quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cho biết đang làm việc với Cục cảnh sát giao giao thông – C67, Sở Giao thông Vận tải TP HCM và Đồng Nai về kế hoạch phối hợp xử lý xe quá tải trên đường cao tốc này.
“Dự kiến từ tuần sau chúng tôi sẽ bắt đầu vận hành hệ thống cân tự động kiểm soát tải trọng tại trạm thu phí Long Phước (quận 9, TP HCM)”, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc VEC E nói và cho biết khi phát hiện xe chở quá tải đi vào cao tốc, đơn vị quản lý sẽ từ chối cho xe sử dụng đường và yêu cầu tài xế quay xe ngược trở lại, đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu để cơ quan chức năng xử lý.
Camera đọc biển số và chụp ảnh khi xe đi qua hệ thống cân tự động. Ảnh: Hữu Công.
Theo đơn vị lắp đặt, hệ thống cân tự động ở cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là công nghệ của Thụy Sỹ với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Nó gồm 4 thanh cảm biến bằng thạch anh được đặt dưới nền đường, khi bánh xe đi qua hệ thống cân sẽ tạo ra một mức điện áp, đồng thời truyền về hệ thống tụ điện. Lập tức điện áp này được khuếch đại và phân tích thành số liệu cụ thể về tải trọng của xe hiển thị trên màn hình với sai số 5%.
Video đang HOT
Do thanh cảm biến thạch anh được chôn kín dưới mặt đường, xe đi qua cân không nhận ra nên có ưu điểm là không sợ bị đào xới hoặc là hư hại bởi các thủ thuật phá hoại của một số tài xế. Thanh cảm biến và lớp keo dán dưới mặt đường cứng hơn cả bêtông nên xe đi qua cũng không làm mòn cân”, đại diện đơn vị lắp đặt cho hay. Công nghệ thạch anh còn được cho là có ưu điểm là không bị phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên mức sai số là duy nhất và luôn ổn định.
Sau khi xe chạy qua hệ thống cân tự động, thông tin hình ảnh, tải trọng và biển số xe được hiển thị lên màn hình. Ảnh: Hữu Công.
Theo đó, sau khi đi qua hệ thống cân, chạm vào vòng từ kích hoạt, hệ thống camera đọc biển số xe. Khi 2 bánh sau cùng của xe đi qua vạch cân sẽ kết thúc một phiên kiểm soát tải trọng. Kết quả là hình ảnh xe, biển số xe và số tải trọng xe hiện lên trên màn hình. Dựa trên biển số xe, hệ thống sẽ tự động truy cập Internet lấy thông tin về đăng kiểm để đưa ra kết luận xe có quá tải hay không.
Với tổng số vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, được thông xe toàn tuyến vào ngày 8/2, mỗi ngày có khoảng 25.000 lượt xe, dịp lễ tăng lên 45.000 lượt. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hữu Công
Theo VNE
Ôtô khách đâm liên hoàn trên cao tốc, 13 người bị thương
Chiều 18/6, xe khách 45 chỗ đang chạy lên cầu trên cao tốc hiện đại nhất Việt Nam thì bất ngờ tuột dốc, va liên tiếp vào 4 ôtô phía sau. Tai nạn khiến 13 người bị thương và kẹt xe hơn một giờ.
Ôtô khách bị tuột dốc cầu Long Thành nằm chắn ngang đường. Ảnh: VEC E.
Hơn 15h, dòng ôtô chạy trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, hướng từ TP HCM về Đồng Nai. Khi đang lên dốc cầu Long Thành, một ôtô khách 45 chỗ bất ngờ tuột dốc, va chạm vào 4 ôtô phía sau gồm xe container, xe tải, xe 7 chỗ và ôtô khách khác.
Tai nạn khiến 13 người bị thương được đưa vào Bệnh viện Long Thành cấp cứu, người nặng nhất bị gãy xương đùi.
Trong khi đó, ôtô khách gây tai nạn xoay chắn ngang đường, khiến giao thông trên cao tốc bị kẹt cứng. Các ôtô còn lại bị hư hỏng nhẹ. Lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Long Thành cùng nhân viên quản lý đường cao tốc có mặt lập biên bản, xử lý.
"Tai nạn đã khiến cao tốc tắc hơn một giờ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ôtô khách 45 chỗ mất thắng, tuột dốc cầu", bà Nguyễn Thị Hoài Phương (Phó giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây) cho biết.
Chiếc ôtô 7 chỗ bị hư hỏng phần đầu. Ảnh: VEC E.
Với tổng số vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, được thông xe toàn tuyến vào ngày 8/2, mỗi ngày có khoảng 25.000 lượt xe, dịp lễ tăng lên 45.000 lượt. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hơn 4 tháng thông xe, trên tuyến cao tốc được xem là hiện đại nhất nước này đã có nhiều vụ tai nạn. Trong đó, hôm 29/4 ôtô 7 chỗ đã tự va vào lan can, lật ngửa. Ngày 2/5 là vụ xe khách tông liên hoàn 4 ôtô, gây kẹt xe suốt 5 km trên cao tốc.
Nhiều hành khách trên ôtô bị tuột dốc đứng chờ xe khách để tiếp tục hành trình. Ảnh: VEC E.
Gần đây nhất, ngày 7/5, xe container và ôtô Ford Everest chạy trên đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, hướng từ TP HCM đi Đồng Nai. Đến đoạn cầu Long Thành, xe container được cho đã tông vào ôtô 7 chỗ, bên trong có 5 người. Tai nạn khiến 3 người trong gia đình bị thương.
Công Nhơn
Theo VNE
Cầu 13 tấn thường xuyên "cõng" xe gần... 30 tấn Đó là thực trạng diễn ra hàng ngày tại cầu Tăng Long, quận 9, TPHCM. Cây cầu nằm trên đường Lã Xuân Oai hàng ngày phải oằn mình gánh tải những đoàn xe vượt gấp đôi tải trọng chở đất cát rầm rộ qua lại, đe doạ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cầu Tăng Long, nằm trên đường Lã Xuân...