Cáo buộc hiếp dâm liệu có đủ để đánh sập tương lai chính trị của ông Trump?
Nữ nhà báo E. Jean Carroll tố cáo cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hiếp dâm mình trong phòng thay đồ của một cửa hàng bách hóa, hai thập kỷ trước khi ông Trump trở thành Tổng thống, những cáo buộc mà ông kịch liệt bác bỏ.
Nữ nhà báo E. Jean Carroll tố cựu Tổng thống Trump hiếp dâm mình tại một cửa hàng bách hóa. Ảnh minh họa AP.
Đứng ra làm nhân chứng ủng hộ Carroll trong tuần này, hai người bạn của nữ nhà báo tiết lộ trước bồi thẩm đoàn rằng họ đã nói chuyện với Caroll ngay sau vụ việc bị cáo buộc là “ tấn công tình dục” năm 1996 và họ tin rằng bà này nói sự thật. Một số phụ nữ khác cũng làm chứng về những cuộc gặp gỡ riêng với ông Trump; một người nói rằng ông Trump đã nắm lấy và sờ soạng bà khi họ đang trên một chuyến bay vào cuối những năm 1970, người khác lại nói với các bồi thẩm rằng bị ông Trump cưỡng hôn tại nhà riêng ở Florida vào năm 2005.
Những thông tin này được công bố cùng thời điểm diễn ra phiên tòa dân sự về các cáo buộc hành hung và phỉ báng của bà Carroll đối với ông Trump. Đây là lần đầu tiên một vài trong số rất nhiều cáo buộc về hành vi sai trái tình dục đối với cựu tổng thống được xét xử tại một phiên tòa. Dù có cơ hội bác bỏ những lời buộc tội của bà Carroll trên bục nhân chứng, ông Trump vẫn từ chối xuất hiện tại phiên tòa, thay vào đó ông lại đi nước ngoài.
Đối với hầu hết các chính trị gia, những cáo buộc được đưa ra trong phòng xử án ở New York sẽ đủ để đánh chìm mọi tham vọng chính trị trong tương lai. Nhưng ông Trump không phải là chính trị gia bình thường, một sự thật đã được kiểm chứng khi ông giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, một tháng sau sự xuất hiện của cuốn băng “Access Hollywood”, trong đó ông bị coi là đã “khoe khoang” về việc tấn công tình dục phụ nữ và nói với tư cách là một ngôi sao, “bạn có thể làm bất cứ điều gì.”
Giờ đây, khi ông Trump đang khởi động chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2024, vụ án Carroll trở thành một phép thử khác về “khả năng sống sót” của ông trước những bê bối có thể nhấn chìm các chính trị gia khác. Một số nhà quan sát chính trị cho biết rằng, công chúng đã có những quan điểm nhất định về cựu tổng thống – hoặc yêu hoặc ghét – và những cáo buộc về việc ông lạm dụng phụ nữ không phải là mới.
Christina Wolbrecht, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame của Mỹ, người nghiên cứu về các chính trị gia và giới tính, cho biết: “Tại thời điểm này, người dân Mỹ có cảm nhận khá rõ ràng về tính cách của Donald Trump, vì vậy khó có khả năng phiên tòa xét xử Carroll sẽ thay đổi suy nghĩ của nhiều cử tri”.
Video đang HOT
Ngoài vụ Carroll, ông Trump gần đây còn bị buộc tội với 34 trọng tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh liên quan đến một kế hoạch dùng tiền bịt miệng người khác nhằm che đậy cáo buộc ngoại tình trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Cựu Tổng thống Mỹ cũng đang bị điều tra hình sự về những nỗ lực lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 và việc ông vẫn giữ các tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tích cực vận động tranh cử nhưng đối mặt nhiều thách thức pháp lý. Ảnh AP.
Celinda Lake, một nhà thăm dò và phân tích dư luận cho biết, các nhóm đối tượng bà làm việc cùng trong thời gian gần đây bày tỏ rằng, vấn đề được quan tâm nhiều chính là “vụ hiếp dâm” mà ông Trump bị cáo buộc. Bà Lake cho rằng, vụ việc này có thể gây ra nhiều phiền toái cho ông Trump hơn nhiều người tưởng. “Nhiều người biết rằng ông Trump không tôn trọng phụ nữ, nhưng cáo buộc hiếp dâm là một việc hoàn toàn khác”, nhà phân tích này cho biết.
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng các vấn đề pháp lý khác mà ông Trump đối mặt cho đến nay ít dẫn đến hậu quả chính trị. Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò vào tháng trước của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng của hãng tin AP, điều này có thể thay đổi.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 4 trong số 10 người Mỹ trưởng thành tin rằng ông Trump vi phạm pháp luật trong vụ án dùng tiền bịt miệng ở New York. Khoảng một nửa số cử tri tin rằng ông đã vi phạm luật ở Georgia, nơi ông đang bị điều tra vì can thiệp vào việc kiểm phiếu bầu cử năm 2020.
Bên cạnh đó, khoảng một nửa những người được hỏi thấy rằng ông Trump phạm pháp vì có vai trò trong vụ những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 cũng như việc ông xử lý các tài liệu mật được tìm thấy tại Mar-a-Lago. Cuộc thăm dò không đề cập về vụ Carroll.
Bà Carroll đã đệ đơn kiện ông Trump phỉ báng khi ông vẫn còn là tổng thống. Bà này tiếp tục đã đệ đơn kiện bị hiếp dâm vào tháng 11/2022, theo luật của bang New York tạm thời cho phép các nạn nhân bị tấn công tình dục khởi kiện về các vụ tấn công bị cáo buộc đã xảy ra cách đây hàng chục năm. Vì đây là một vụ án dân sự chứ không phải hình sự nên ông Trump không phải ngồi tù.
Ông Trump, luật sư của ông và những người ủng hộ ông đã bác bỏ các cáo buộc của bà Carroll, coi đây là các cuộc tấn công có động cơ chính trị và nỗ lực bán thêm bản sao cuốn hồi ký của bà. Ông Trump từng khẳng định ông không ở cửa hàng bách hóa với Carroll và không biết bà này là ai khi lần đầu tiên bà công khai câu chuyện. Trên mạng truyền thông xã hội của mình vào tuần trước, ông Trump đã gọi vụ việc là “một vụ lừa đảo được dàn dựng.”
Tại phiên tòa, luật sư của ông Trump cũng đặt câu hỏi tại sao bà Carroll không báo cáo về vụ hành hung cho cảnh sát vào thời điểm đó. Bà Carroll, 79 tuổi, cho biết, nhiều người ở độ tuổi của bà đã cố gắng giữ im lặng trước những cuộc tấn công như vậy. Bà Carroll, một đảng viên đảng Dân chủ, cũng cho biết đã bỏ phiếu cho các đối thủ của ông Trump vào năm 2016 và 2020 nhưng nhấn mạnh rằng điều đó không liên quan gì đến vụ kiện này.
Thủ tướng Nhật lo ngại về sự cân bằng an ninh cho các chính trị gia
Thủ tướng Kishida cho rằng vụ 1 kẻ lạ mặt ném bom khói khi ông vận động tranh cử cho thấy "thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri."
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử cho Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Urayasu, , tỉnh Chiba, ngày 15/4/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo AFP, ngày 20/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết việc đạt được sự cân bằng về an ninh cho các chính trị gia là "rất khó."
Tuyên bố được ông Kishida đưa ra sau vụ tấn công tại nơi ông chuẩn bị có phát biểu vận động tranh cử hôm 15/4.
Bảo vệ an ninh cho các quan chức đã được siết chặt sau vụ cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị ám sát hồi năm ngoái. Tuy nhiên trong tấn công xảy ra hồi tuần trước, nghi phạm vẫn có thể ném một vật thể được cho là bom khói về phía Thủ tướng Kishida.
Tội phạm ra tay một cách dã man là tình trạng hiếm gặp ở Nhật Bản. Với luật kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt, quốc gia này chỉ có một số ít vụ phạm tội liên quan đến súng mỗi năm. Hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến băng đảng.
So với những cuộc bầu cử như ở Mỹ, quần chúng được tiếp cận chính trị gia ở khoảng cách khá gần, khi họ đi vận động chính trị.
Tại sự kiện ông Kishida tham dự, khán giả ở hàng ghế đầu chỉ cách ông một tầm với.
Trong vụ tấn công nhằm vào Thủ tướng Kishida, chỉ có một cảnh sát bị thương. Cánh tay của anh bị cứa đứt bởi mảnh vỡ của thiết bị mà kẻ tấn công ném về phía ông Kishida.
Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm Ryuji Nakamura, 24 tuổi.
Trong bài phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, Thủ tướng Kishida cho rằng vụ việc đã cho thấy "thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri."
Ông nói: "Đó là câu hỏi mà vụ việc đã đặt ra. Rất khó để có được sự cân bằng."
Thủ tướng Kishida cũng hối thúc người dân Nhật Bản đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 23/4 tới, như một sự thể hiện "thái độ kiên quyết" của họ và để cho thế giới thấy "nền dân chủ của Nhật Bản hoạt động như thế nào."
Ông nhấn mạnh: "Không lý do nào có thể biện minh cho âm mưu sử dụng bạo lực để bóp nghẹt ngôn luận. Các cuộc bầu cử là cốt lõi của nền dân chủ không bao giờ khuất phục trước bạo lực".
Thủ tướng Nhật Bản lên án vụ ném bom khói Ngày 16/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lên án vụ một đối tượng ném thiết bị nổ về phía ông ngay trước khi ông chuẩn bị trình bày diễn văn vận động tranh cử cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại thành phố Wakayama (miền Tây). Thủ tướng Fumio Kishida tại cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản,...