Cao Bằng tiếp tục thực hiện dồn, ghép trường, điểm trường lẻ
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện việc dồn, ghép trường, điểm trường lẻ. Theo đó, dự kiến đến hết năm 2019, tổng số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông của toàn tỉnh còn 564 (giảm 82 trường) (trong đó có 186 trường mầm non; 174 trường tiểu học; 174 trường THCS; 30 trường THPT).
Ảnh minh họa/internet
Theo kế hoạch phát triển GD&ĐT năm 2020 của Sở GD&ĐT Cao Bằng, năm 2018 và đầu năm 2019, tỉnh Cao Bằng tích cực thực hiện công tác dồn, ghép trường, điểm trường nhằm giảm số điểm trường lẻ, trường có quy mô nhỏ; đưa học sinh ở điểm trường lẻ về học tại trường chính, mở rộng quỹ đất xây dựng để có mạng lưới trường, lớp có tính phù hợp cao, vừa đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài.
Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 646 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Trong đó có 192 trường mầm non; 241 trường tiểu học; 183 trường THCS; 30 trường THPT; giảm 13 trường so với kế hoạch. Toàn tỉnh có 1 trung tâm GDTX tỉnh; 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; 1 trung tâm phục hồi chức năng và giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật; 1 trường Cao đẳng Sư phạm; 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện.
Mặc dù vậy, việc dồn ghép các trường, điểm trường còn gặp nhiều khó khăn, do Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, điều kiện giao thông hạn chế, khoảng cách giữa các làng, xã khá lớn, gây nhiều khó khăn cho học sinh đến trường, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì sĩ số lớp học.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do tỉnh Cao Bằng đang có kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; do vậy, hiện tại, việc dồn ghép các điểm trường tại các địa phương được sắp xếp chưa đủ điều kiện để thực hiện một cách triệt để.
Liên quan vấn đề rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2020 trong kế hoạch đưa ra là tiếp tục việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp.
Hướng là dồn, ghép các trường, điểm trường, lớp lẻ và theo các định hướng, giải pháp, lộ trình quy hoạch lại mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình thực tế của từng huyện, thành phố; theo kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cuả UBND tỉnh.
Đồng thời, rà soát và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú góp phần tạo điều kiện cho học sinh thuộc các khu vực có điều kiện khó khăn được đến trường và đầu tư vào việc học tập, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa.
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn tại Cao Bằng có cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học; 100% xã, phường, thị trấn có trường có bậc THCS; 100% huyện, thành phố, có từ 1-4 trường THPT.
Các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đã mở rộng qui mô đến các huyện khó khăn; toàn tỉnh có 12 trường PTDTNT cấp huyện, 1 trường PTDTNT cấp tỉnh.
Có 199 trung tâm học tập cộng đồng đang phát huy có hiệu quả trong việc bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất cho các đối tượng lao động, chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp nông thôn.
Mạng lưới cơ sở giáo dục, hệ thống trường lớp phát triển, từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng theo hướng đa dạng hoá.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Hôm nay, (29/7), tại Đà Nẵng, Vụ Mầm non - Bộ GS&ĐT tổ chức hội nghị tập huấn hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề "Xây dựng trong trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" cho hơn 800 cán bộ, giáo viên bậc học mầm non toàn quốc.
Hơn 800 đại biểu là CBQL, giáo viên bậc học mầm non tham gia lớp tập huấn chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Trên cơ sở những ý kiến thảo luận về những khó khăn của CBQL, giáo viên trong triển khai thực hiện chuyên đề "xây dựng trong trường mần non lấy trẻ làm trung tâm", các báo cáo viên của Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã có những hướng dẫn, hỗ trợ CBQL, giáo viên mầm non khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Ngoài ra, các GV, CBQL tham gia khóa tập huấn còn được chuyên gia cố vấn giáo dục, tổ chức giáo dục Việt - Bỉ (VVOB) Việt Nam hướng dẫn quan sát trẻ hàng ngày cho các giáo viên tại các trường học.
Ngày mai, 30/7, các học viên sẽ có buổi tham quan, dự thực hành tại trường Mầm non Bình Minh (Q. Hải Châu) và Mầm non ABC 2 (Q. Sơn Trà)với một số nội dung như tham quan môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm/lớp; dự thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục.
Sau tiết dự giờ, sẽ có trao đổi, thảo luận giữa CBQL, GV của cơ sở giáo dục mầm non đến tham quan và các chuyên gia, đại biểu để chia sẻ kinh nghiệm quản lý, triển khai thực hiện, những hạn chế, khó khăn và giải pháp thực hiện chuyên đề.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Vĩnh Long rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập là một trong những giải pháp của Vĩnh Long tại Đề án Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường mầm non, phổ thông công lập của tỉnh giai đoạn 2019-2025, định hướng đến...