Cao Bằng: Sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường lớp mang lại hiệu quả tích cực

Theo dõi VGT trên

Nhờ sắp xếp mạng lưới trường học, ngành giáo dục huyện Hòa An ( Cao Bằng) đã tạo môi trường dạy và học thuận lợi hơn, phù hợp điều kiện thực tế của một địa phương miền núi.

Cao Bằng: Sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường lớp mang lại hiệu quả tích cực - Hình 1

Học trò trường TH – THCS Hồng Việt (Hòa An, Cao Bằng) hào hứng với hoạt động ngoài trời

Do đặc thù, Hòa An có nhiều điểm trường lẻ, một số trường cách xa nhau, số lớp học tại mỗi cơ sở ít. Điều này gây không ít khó khăn, bất cập trong việc tham gia học tập của học sinh và triển khai các hoạt động giáo dục của giáo viên.

Sau khi tiến hành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, hệ thống mạng lưới trường lớp huyện Hòa An được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm số đầu mối, số trường và điểm trường lẻ. Toàn huyện hiện có 50 trường học và 01 trung tâm Giáo dục nghề nghiệpGiáo dục thường xuyên, giảm 25 trường học và 1 trung tâm so với năm 2015.

Hầu hết các trường sau khi sáp nhập đều tập trung được công tác quản lý, thuận lợi hơn về bố trí chuyên môn, tăng cường các hoạt động trao đổi, dự giờ. Cũng nhờ dồn ghép, chi phí đầu tư và quản lý cũng giảm. Đặc biệt, học sinh đến trường được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, được tham gia các hoạt động giáo dục một cách tích cực hơn. Nhờ đó, việc thực hiện công bằng, thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các địa phương được đảm bảo.

Sau khi ghép 2 cấp, Trường TH – THCS Hồng Việt hiện có quy mô 307 học sinh, với tổng số 23 cán bộ giáo viên. Việc ghép trường cơ bản diễn ra thuận lợi, sĩ số duy trì ổn định khi huy động học sinh đến lớp đạt 100%. Duy nhất có 01 trường hợp học sinh ở xa trường 8km, các thầy cô đã vận động thuyết phục gia đình để cho em ở nhà người quen, tiếp tục đảm bảo việc đến lớp.

Cao Bằng: Sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường lớp mang lại hiệu quả tích cực - Hình 2

Giáo viên huyện Hòa An tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới

“Ban đầu, chúng tôi cũng có những lo lắng nhất định về nhiều vấn đề như tổ chức, quản lý, bố trí chuyên môn… Đó là chưa kể việc phải đến từng nhà để trao đổi, vận động phụ huynh học sinh để họ hiểu rõ và đồng hành cùng nhà trường. Đến nay, cơ bản cả thầy và trò đều đã ổn định và bắt nhịp với môi trường mới, phụ huynh thì ủng hộ và yên tâm. Mừng nhất là các em đã được tiếp cận các hoạt động giáo dục, học tập một cách đầy đủ, tập trung hơn” – cô giáo Hoàng Thị Bằng Giang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Cùng với đó, cơ sở vật chất trường lớp học được tăng cường đầu tư gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngành đã huy động tối đa các nguồn lực của nhà nước, xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục, đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 76,7%, bán kiên cố đạt 22,6%, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hằng năm các cơ sở giáo dục đều được bổ sung các trang thiết bị dạy học, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động giáo dục của các nhà trường.

Để đồng bộ với việc sắp xếp tinh gọn mạng lưới và hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, Hòa An cũng chú trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên.

“Chúng tôi hiện đảm bảo đội ngũ với hơn 800 thầy cô giáo, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” – ông Nguyễn Hải Nam, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hòa An trao đổi.

Theo ông Nguyễn Hải Nam cho biết, Phòng đang tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp mới, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình đổi mới Chương trình, có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ của ngành.

Công tác sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường lớp thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực cho ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng. Chỉ trong năm học 2019 – 2020, toàn tỉnh đã giảm 125 trường, trong đó giảm nhiều nhất là các trường khối tiểu học (sáp nhập với THCS). Đây là bước đi nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng, đồng thời góp phần đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD

Là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm công tác giáo dục và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 1

Video đang HOT


Học sinh trường Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên hăng say học bài

Báo GD&TĐ có cuộc trao đổi với nhà giáo Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên về vấn đề trên.

Phóng viên: Ngành GD&ĐT Điện Biên đã khắc phục khó khăn thế nào để có những kết quả tích cực như những năm học vừa qua thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Kiên : Để khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả như năm học 2019-2020 chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, gồm:

Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù trong các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên cac trường được bố trí, sắp xếp hợp lý, đúng quy định. Lựa chọn, bố trí giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn khá giỏi, tâm huyết với giáo dục dân tộc làm giáo viên, cán bộ quản lý nòng cốt tại các trường nội trú, bán trú.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 2


Ông Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù trong các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện thống kê phổ cập GDTH và PCGD THCS trên phầm mềm online của Bộ GD&ĐT. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa dân số người dân tộc trong độ tuổi đến trường, duy trì sỹ số học sinh, không để học sinh bỏ học giữa chừng, giảm số học sinh đi học không chuyên cần.

Mạng lưới trường, lớp học phát triển đồng bộ; các xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, THCS; các trung tâm huyện đều có trường THPT, trường PT DTNT huyện và Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, các bản lẻ có lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, quy mô học sinh phát triển ổn định.

Chúng tôi cũng đã tham mưu quyết liệt với cấp uỷ, chính quyền địa phương các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Làm tốt công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm tới giáo dục ở vùng dân tộc.

Phóng viên: Việc mở rộng mạng lưới trường lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến lớp cũng là một trong số những giải pháp quan trọng. Điện Biên thực hiện công tác này ra sao?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới, địa hình hiểm trở, núi cao, độ dốc lớn, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân tán; có 19 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 81,2%; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 42,82%.

Trong điều kiện hoàn cảnh đó, ngành GD&ĐT Điện Biên luôn xác định để nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục, nâng cao cơ hội đến trường cho học sinh thì phải mở rộng mạng lưới trường lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập.

Trong các năm qua, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, triển khai các đề án xây dựng, kiên cố hóa trường lớp học. Đến nay mạng lưới trường, lớp đã phát triển khá đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. 100% xã có trường, lớp cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS; trung tâm cụm xã và trung tâm huyện, thị, thành phố đều có trường THPT.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 3


Giáo viên ân cần chăm sóc học sinh vùng khó

Phóng viên: Một vấn đề hết sức quan trọng, đó là thực hiện các chế độ, chính sách thu hút trẻ đến trường. Công tác này được ngành GD&ĐT Điện Biên tham mưu, thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản kịp thời triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù cho ngành giáo dục và bố trí ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tỉnh.

Sở GD&ĐT Điện Biên đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thông tin đầy đủ về các chế độ, chính sách ưu đãi giáo dục đến học sinh, cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân trên địa bàn giáo dục. Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng và các đơn vị liên quan, thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho học sinh theo quy định hiện hành...

Phóng viên: Ở các trường chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hiện nay quy mô, mạng lưới và chất lượng giáo dục có gì nổi bật thưa ông ?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Cấp tiểu họccó 72 trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học với 1.392 lớp 34.275 học sinh. Số học sinh ở nội trú tại trường cả tuần 22.090 em (30,1%) tăng 2,8% so với năm học 2019-2020. Học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú được quan tâm đặc biệt từ khâu nuôi dưỡng, ăn ngủ, đến học tập và giáo dục phẩm chất. Các em được học tập đẩy đủ các môn học và hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục của Bộ. Ngoài ra các em còn được tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, chương trình giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, quyền và bổn phận trẻ em.

Kết quả, học sinh các trường chuyên biệt đến nay đã khá tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, chất lượng đọc hiểu, viết, tính toán của học sinh dân tộc đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, hiện tượng học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học giảm còn 0,02%.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 4


Các trường vùng cao khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, kêu gọi xã hội hóa đảm bảo đủ ấm cho học sinh mầm non chống rét

Phóng viên: Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục dân tộc, ngành GD&ĐT Điện Biên đã gặp phải những khó khăn gì thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục dân tộc, ngành GD&ĐT Điện Biên đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó đáng phải kể đến, đó là:

Về tổ chức hoạt động dạy và học: Chất lượng giáo dục ở một số trường vùng xa, vùng điều kiện khó khăn, các điểm bản chuyển biến còn chậm. Hiện tượng di dịch cư tự do vẫn còn diễn ra ở một số thôn bản nên ảnh hưởng đến tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.

Tổ chức hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh bán trú; Công tác tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý học sinh ở nhiều trường còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các dụng cụ, sân chơi bãi tập; học sinh người dân tộc thiểu số nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu kỹ năng khi tham gia, tổ chức các hoạt động tập thể.

Về công tác quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, dân tộc thiểu số thì nguồn ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. Do đo việc phân bổ kinh phí triển khai, thực hiện chính sách có thời điểm chưa kịp thời. Một số trường ở các xã vùng đặc biệt khó khăn không có hệ thống nước sạch, thường xuyên bị thiếu nước, mất nước vào mùa hanh khô (cao điểm tại các tháng 3,4,5)ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú.

Còn về cơ sở vật chất, thiết bị: Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học ở môt sô trương còn thiêu. Nhiều công trình thiết yếu đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt, ăn, ở của học sinh. Vì vậy nhiều học sinh phải tự sắp xếp chỗ ở bên ngoài, gây khó khăn cho công tác quản lý học sinh ngoài giờ học. Việc huy động các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh tham gia công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.

Chúng tôi còn thiếu giáo viên nhất là giáo viên dạy nhóm trẻ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên không đồng đều, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở một số giáo viên còn hạn chế.

Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về việc đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy tiếng dân tộc và tiếng Việt cho trẻ em miền núi?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng dân tộc đã được Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình môn học và biên soạn sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Tỉnh Điện Biên có 2 thứ tiếng được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn đó là tiếng Mông và tiếng Thái.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 5


Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học ngày càng tăng cao

Để đảm bảo chất lượng giáo dục tiếng dân tộc trước hết các Sở Giáo dục và Đào tạo phải quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc có trình độ và được cấp bằng đào tạo chính quy (hiện nay đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc mới được đào tạo tập trung 1 năm, hoặc qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại các Trường Cao đẳng Sư phạm).

Công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành và gia đình học sinh về việc bảo tồn văn hóa, di sản của các dân tộc cũng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trong quá trình tổ chức dạy học môn tiếng dân tộc trong các cơ sở giáo dục.

Việc dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc miền núi phải được đội ngũ giáo viên coi như dạy học sinh ngôn ngữ thứ hai; do vậy các cơ sở giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh tiểu học phát triển ngôn ngữ thứ nhât (tiếng mẹ đẻ); coi trọng việc xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc ngay từ các lớp học, trường học, nơi công cộng và các phương tiện thông tin, truyền hình, đài phát thanh...

Phóng viên: Qua báo GD&TĐ, ông có tâm tư gì muốn gửi gắm đến các cơ quan TW?

Ông Nguyễn Văn Kiên: Tôi muốn đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo một số nội dung sau:

Giao bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là cấp học mầm non đảm bảo đủ định mức theo Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2017 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điện Biên: Mở rộng mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ hội tiếp cận GD - Hình 6


Nhiều sân chơi bổ ích được tổ chức nhằm thu hút học sinh đến trường, đến lớp

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư Quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021.

Quy định cụ thể số lượng người làm việc của Phòng Giáo dục và Đào tạo tối thiểu là 18 trong Thông tư liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn tại Công văn số 8150/BGDĐT-TCCB ngày 02/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng định mức giáo viên cho phù hợp với thực tế tăng số môn học. Quy định riêng số lượng người làm việc cho các Trung tâm học tập cộng đồng.

Đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Nâng mức học bổng học sinh của trường phổ thông DTNT từ 80% lên 100% mức tiền lương cơ sở để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh; Hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ nhà trẻ (trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi) như mức hỗ trợ đối với đối tượng trẻ mẫu giáo.

Có chính sách hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường phổ thông có học sinh bán trú; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho các trường phổ thông có học sinh bán trú; hỗ trợ giáo viên đang giảng dạy tại các điểm trường lẻ tương đương như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường bán trú.

Bổ sung các đối tượng là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn vào đối tượng được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập trong Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc bán trú theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròngXót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròng
18:17:16 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
Nữ sinh mời bạn đi ăn hết 70 triệu, người cha nhận tin đến nơi thì sụp đổ: "Đây là học phí 1 năm của em trai con!"Nữ sinh mời bạn đi ăn hết 70 triệu, người cha nhận tin đến nơi thì sụp đổ: "Đây là học phí 1 năm của em trai con!"
18:46:47 26/01/2025
Song Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tácSong Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tác
19:14:53 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Thế giới

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Tin nổi bật

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L
Hứa Kim Tuyền: Tôi không cố cài sáng tác mới của mình vào show Chị đẹp

Hứa Kim Tuyền: Tôi không cố cài sáng tác mới của mình vào show Chị đẹp

Sao việt

21:21:04 26/01/2025
Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền - Giám đốc Âm nhạc của Chị đẹp đạp gió - tiết lộ lý do bất ngờ khiến anh phải đưa các sáng tác mới của mình vào chương trình.
Sao Hàn 26/1: Park Hyung Sik lên tiếng về tin đồn hẹn hò với Park Bo Young

Sao Hàn 26/1: Park Hyung Sik lên tiếng về tin đồn hẹn hò với Park Bo Young

Sao châu á

21:18:55 26/01/2025
Anh khẳng định đó chỉ là khoảnh khắc vô tình và những tin đồn hoàn toàn dựa trên một đoạn dựng phim gây hiểu lầm.
Phim của Song Hye gây sốt phòng vé bất chấp tranh cãi: Độ hot tăng 132% bỏ xa loạt siêu bom tấn

Phim của Song Hye gây sốt phòng vé bất chấp tranh cãi: Độ hot tăng 132% bỏ xa loạt siêu bom tấn

Phim châu á

20:47:51 26/01/2025
Dù gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhưng phim mới của Song Hye Kyo vẫn tiếp tục khẳng định sức hút không tưởng tại phòng vé Hàn.
Drama hot nhất 27 Tết: Mỹ nam hạng A trở thành kẻ thù của hàng triệu khán giả vì giở thủ đoạn bắt nạt bạn diễn

Drama hot nhất 27 Tết: Mỹ nam hạng A trở thành kẻ thù của hàng triệu khán giả vì giở thủ đoạn bắt nạt bạn diễn

Hậu trường phim

20:38:30 26/01/2025
Lưu Học Nghĩa bị nêu tên số 1 vì là ngôi sao ảo tưởng sức mạnh , giở trò bắt nạt bạn diễn. Chủ đề này nhận về tới hơn 56 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội Weibo.
Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này

Tv show

20:35:14 26/01/2025
17 người vào Chung Kết, 10 suất thành đoàn, 15 giải thưởng nhưng chỉ duy nhất Hoàng Yến Chibi ra về tay trắng.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...
Bắt được đối tượng truy nã sau 11 năm lẩn trốn

Bắt được đối tượng truy nã sau 11 năm lẩn trốn

Pháp luật

18:31:47 26/01/2025
Sau 11 năm lẩn trốn, Vũ Hữu Thuyên, đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm đã bị lực lượng công an Nam Định phối hợp với các đơn vị liên quan bắt giữ.
MU xác nhận Antony ra đi với điều khoản chuyển nhượng độc nhất

MU xác nhận Antony ra đi với điều khoản chuyển nhượng độc nhất

Sao thể thao

18:13:44 26/01/2025
Tiền vệ cánh người Brazil Antony đã trở thành thảm họa thực sự tại MU kể từ khi chuyển đến từ Ajax với mức giá chuyển nhượng khổng lồ 85 triệu bảng Anh và giờ đây anh đã phải rời Old Trafford.
tlinh lên tiếng khi phát ngôn về "tính nữ" tạo tranh luận trên MXH

tlinh lên tiếng khi phát ngôn về "tính nữ" tạo tranh luận trên MXH

Nhạc việt

18:00:51 26/01/2025
Nhiều người cho rằng tlinh là rapper có những sản phẩm âm nhạc nổi tiếng về nữ quyền nhưng lại phân biệt giới tính khi chia sẻ chỉ có tính nam mới có tính kỷ luật.