Cảnh tượng không ai ngờ tại các trung tâm thương mại sau khi mở cửa trở lại
Tại Hà Nội, nhiều trung tâm thương mại đã mở cửa trở lại. Các cửa hàng, thương hiệu áp dụng chương trình khuyến mại “khủng” để thu hút khách song vẫn “bó gối” chịu cảnh vắng vẻ, đìu hiu.
Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội là nơi tập trung nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn phục vụ cho việc mua sắm của người dân. Đồng thời đây cũng là nơi vui chơi giải trí của người Hà Nội mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.
Sau khi Hà Nội nới lỏng cách li xã hội, nhiều trung tâm thương mại đã mở cửa trở lại. Trong đó gồm hoạt động kinh doanh, nhà hàng ăn uống… chỉ trừ khu vui chơi và hệ thống rạp chiếu phim.
Lực lượng an ninh luôn túc trực để đo thân nhiệt cho người dân trước khi vào cửa và liên tục nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang đúng quy định.
Tuy nhiên đã 3 ngày nay nhiều trung tâm thương mại vẫn “vắng lặng như tờ”, hoạt động kinh doanh ế ẩm ngay cả trong những ngày cuối tuần.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một trung tâm lớn trên đường Nguyễn Chí Thanh, không khí yên tĩnh chưa từng có, người trong tòa nhà đa số là nhân viên an ninh nhân viên tại các cửa hàng, thương hiệu.
Video đang HOT
Hình ảnh một quán cà phê trong trung tâm vào giờ cao điểm nhưng cũng chỉ có vài người khách.
Khu vui chơi bật đèn sáng trưng cả ngày nhưng không bóng người.
Theo anh Nghĩa – nhân viên an ninh tòa nhà – chia sẻ: “Tôi chịu trách nhiệm nhắc nhở và đo thân nhiệt cho mọi người ở khu vực cầu thang cuốn, nhưng cũng không có mấy người để đo, đa số là nhân viên văn phòng tới ăn uống nghỉ trưa”.
Tình trạng này cũng tương tự ở một trung tâm trên đường Xuân Thủy – Cầu Giấy. Quán ăn vắng vẻ không khác gì đang trong đợt… cách li xã hội.
Anh Thủy – một nhân viên phục vụ tại một cửa hàng ăn tại trung tâm này – cho biết: “Nhà hàng đã chuẩn bị tâm lý sẽ vắng khách nên chỉ gọi một số nhân viên ở những vị trí cơ bản đến làm. Ngoài ra quán vẫn tiếp tục phục vụ online để duy trì hoạt động”.
Để thu hút khách, nhiều thương hiệu lớn nhỏ áp dụng chưng trình khuyến mại “khủng”.
Quán cà phê lúc giữa trưa đa số là nhân viên văn phòng, trong khi trước đó thường phục vụ chủ yếu khách tới vui chơi ăn uống.
Cửa hàng trong các trung tâm thương mại thường được chia làm 3 nhóm: Khu ẩm thực; khu mua sắm và khu vui chơi. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chỉ duy nhất khu vực siêu thị, ẩm thực là đông khách lui tới.
Nguyên nhân của tình trạng “vắng lặng như tờ” này được cho là tâm lý sợ đám đông khi dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh đó, do thói quen mua sắm của người dân trong đợt cách li xã hội thường chỉ mua đồ dùng thiết yếu, trung tâm thương mại có thể để hết dịch đi… vẫn kịp.
Hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại lớn dự kiến sẽ trở lại như trước kia sau 2 – 3 tuần nữa khi tình hình covid-19 thực sự ổn định.
Thanh Thúy
"Thiên đường mua sắm" của sinh viên Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn bộ sinh viên, học sinh được nghỉ học thời gian dài đã khiến khung cảnh buôn bán tại chợ Nhà Xanh vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội, gần với rất nhiều các trường cao đẳng và đại học lớn. Được mệnh danh là "thiên đường mua sắm" của sinh viên Hà Nội, nơi những trào lưu thời trang mới luôn được cập nhật liên tục và nhanh nhất, giá lại cực kì phù hợp với các bạn sinh viên.
Chợ Nhà Xanh đã trở thành một trong những khu chợ sinh viên nổi tiếng và được ưa chuộng nhất Hà Nội bởi những sản phẩm tại đây vừa đa dạng phong phú, mà giá thì lại cực kỳ phải chăng. Thế nhưng, những ngày này, khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Chị Thu, chủ quầy hàng bán quần áo tại chợ cho biết từ Tết đến giờ, sinh viên nghỉ, lại thêm dịch bệnh, mọi người sợ không dám đến những nơi đông người nên hàng hóa ế ẩm. "Gian hàng của tôi bán đồ chủ yếu cho các bạn sinh viên, đồng giá 50.000đ/ sản phẩm. Những năm trước, chợ này luôn tấp nập, đông đúc, nhất là vào cuối tuần. Thế nhưng giờ, cả ngày không có ai vào hỏi, không mở hàng, bày hàng thì xót ruột, mà mở ra không ai mua nên chán lắm", chị Thu chia sẻ thêm.
Cũng theo chị Thu, những năm trước, sinh viên ra vào tấp nập, mỗi tháng trừ chi phí đi chị cũng lãi được 10-15 triệu đồng, nhưng giờ, có ngày không bán được gì. "Chị thuê phía trong này còn rẻ, chỉ 7-8 triệu/ tháng. Nhưng mấy sạp ở mặt đường giá thuê cao lắm, 20-30 triệu đồng/ tháng. Không biết chủ cho thuê có giảm giá thuê hay hỗ trợ gì không, chứ thế này thì lỗ chổng vó", chị Thu nói.
Từ đầu chợ đến cuối chợ, không có bóng dáng của khách mua hàng.
Anh Thắng, một chủ cửa hàng bán đồ nam cũng không khỏi ngán ngẩm: "Mở thì mở thế thôi nhưng có ai mua đâu? Mấy chục triệu tiền thuê cửa hàng một tháng mà giờ thế này. Tuần trước còn lác đác có người mua, nhưng từ hôm thứ 7 đến nay thì vắng hẳn. Chỉ mong dịch bệnh qua nhanh cho chúng tôi yên ổn làm ăn"
Chị Hoài, người bán nước tại chợ chia sẻ: "Nhìn những bãi trông xe xung quanh chợ là biết. Trước đây luôn tấp nập xe ra vào với vài trăm chiếc nhưng nay chỉ còn vài chiếc lèo tèo của chủ quầy phía trong gửi. Hầu như không có xe ra vào. Mấy cửa hàng bán đồ ăn nhanh trong chợ đều đóng cửa nghỉ bán hết rồi, vì bán cũng không ai mua".
Theo Dân Việt
Ngày 8/3: Hoa tươi ế ẩm, hồng "mạ vàng" bày đầy sạp không ai mua! Không khí mua bán tại các tiệm hoa ở TP Đà Nẵng trong tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Ngày 8/3: Hoa tươi ế ẩm, hồng "mạ vàng" bày đầy sạp không ai mua! Theo quan sát, dọc các con đường lớn ở Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,... các...