Cạnh tranh cần lành mạnh
Mùa tuyển sinh những năm gần đây, để thu hút thí sinh, các trường ĐH, CĐ, trường phổ thông ngoài công lập đã quan tâm đến công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh đối với công chúng và người học, tăng năng lực cạnh tranh.
Ảnh minh họa/INT
Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy, nhiều trường còn tăng cường tiếp thị, quảng bá qua việc lập kênh truyền hình, YouTube để tư vấn trực tuyến, livestream, cam kết đầu ra, thực hiện những chính sách đặc biệt về học bổng, học phí, giới thiệu việc làm…
Việc cạnh tranh lành mạnh giữa các trường là tín hiệu tốt, thể hiện sự năng động, sáng tạo của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại lợi ích cho người học và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh chung khá tích cực vẫn còn tồn tại những chiêu trò cạnh tranh trong tuyển sinh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị khác hoặc người học.
Vài tháng trước, dù Kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa diễn ra nhưng một số trường ĐH ở khu vực phía Nam đã in và phát giấy báo trúng tuyển cho học sinh, nhằm tận thu nguồn tuyển. Trước đó, cũng có hiện tượng một số trường xét tuyển học bạ yêu cầu thí sinh xác nhận trúng tuyển trước ngày xét tuyển chung. Nhiều thí sinh phải đứng trước lựa chọn: Xác nhận trúng tuyển thẳng theo học bạ hay là lấy kết quả thi để đăng ký xét tuyển.
Chuyện có trường ĐH, để thu hút thí sinh đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí 50% – 100% cho con em của hiệu trưởng trường THPT, con em lãnh đạo sở GD&ĐT ở các tỉnh, thành phố trúng tuyển vào trường, cũng từng râm ran trong giới làm công tác tuyển sinh. Thậm chí có thông tin vài trường còn mạnh tay chi hoa hồng cho ban giám hiệu trên mỗi học sinh lớp 12 đăng ký theo học tại trường!
Gần đây nhất, cộng đồng mạng miền Trung tỏ ra khá bức xúc trước việc một số trường ĐH trong khu vực bị bôi bẩn bởi những thông tin trên một số fanpage. Thoạt nhìn các thông tin này là hình thức tư vấn tuyển sinh về học phí, ngành học nhưng đọc kỹ thì thấy tác giả “tâng” một trường và “hạ” một số trường ở địa phương.
Hiện vụ việc chưa có kết luận của cơ quan chức năng nhưng nhiều ý kiến khẳng định biết rõ “trường đó là trường nào” và cho rằng đấy là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Nghi án kiểu truyền thông “bôi bẩn” liên quan đến cạnh tranh trong tuyển sinh trước đó cũng đã xảy ra tại một số trường phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội, khi dấy lên loạt thông tin trên mạng xã hội về sự hà khắc ở trường này, thông tin trường “ma” ở đơn vị khác, hay có việc rải ‘truyền đơn” khu vực gần trường.
Video đang HOT
Tự chủ tài chính khiến các trường không thể không tính đến nguồn thu, chỉ tiêu tuyển sinh phải đạt được. Bởi nếu tuyển không đủ chỉ tiêu, các trường sẽ khó cân đối tài chính, vì nguồn thu lớn nhất vẫn nằm ở học phí. Thế nên việc đẩy mạnh các biện pháp cạnh tranh nhằm thu hút thí sinh là điều dễ hiểu và cũng là cần thiết đối với các trường, nhất là khối công lập tự chủ tài chính, tư thục. Trong cuộc cạnh tranh này, đơn vị nào mạnh sẽ tiếp tục tiến về phía trước, đơn vị yếu sẽ bị đào thải theo quy luật.
Tuy nhiên, việc cạnh tranh nhất thiết phải lành mạnh, công khai minh bạch, trong một sân chơi bình đẳng, tạo dựng uy tín cho giáo dục, chứ không phải bằng các chiêu trò. Môi trường học đường là nơi cần chuẩn mực, nêu gương cao. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong giáo dục không chỉ làm tổn hại đến người học và đơn vị khác, mà còn là con đường ngắn nhất để nhà trường tự phá bỏ hình ảnh, thương hiệu của chính mình. Bởi, không ai muốn gửi niềm tin, hi vọng, tương lai của mình cho những cơ sở giáo dục có cách hành xử không đẹp, thậm chí phản giáo dục.
Năm học mới, nhiều trường mới đi vào hoạt động
Nhiều ngôi trường mới tại TP.HCM đã hoàn thành để chuẩn bị đón học sinh trong ngày tựu trường sắp tới.
Năm học 2020-2021, dự kiến TP.HCM tăng 54.645 học sinh (48.045 công lập và 6.600 ngoài công lập). Để đáp ứng đủ chỗ học, nhiều ngôi trường mới đã được xây dựng tại các quận, huyện trên địa bàn.
28 năm mới được dạy trường mới
Đã 28 năm giảng dạy tại trường, đây là năm đầu tiên cô Phạm Thị Hoa cùng đồng nghiệp Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8 mới được dạy học trong một cơ sở rộng và đẹp như thế.
Cô Hoa nhớ lại trước đây trường lụp xụp, phòng học chật chội, tường bị bong tróc nên muốn trang trí lớp cũng khó. Trường có hai cơ sở, Cơ sở 2 ở đối diện nhưng cứ mưa lại ngập. "Nay trường được xây mới, không còn lo ngập mỗi khi trời mưa. Phòng học rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi phát huy được năng lực của mình" - cô Hoa bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay ngôi trường này tồn tại đến nay đã trên 20 năm. Dù được sửa chữa thường xuyên nhưng do xây dựng quá lâu nên cơ sở vật chất không còn đáp ứng cho việc dạy và học.
"Năm nay trường được xây mới với 24 phòng học cùng nhiều phòng chức năng khác. Đặc biệt, phòng học được lắp cửa kính nên rất sáng, không còn tối tăm như trước. Sắp tới, tôi sẽ trồng thêm thật nhiều cây để tạo mảng xanh trong trường" - ông Giàu nói thêm.
Đến trường mua sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới, bé Lê Huỳnh Như, học sinh lớp 2, vui sướng chạy nhảy khắp sân trường. Huỳnh Như xuýt xoa: "Sắp tới, trời mưa con không còn lo bị dột nữa. Con mong thời gian trôi nhanh để được đến trường".
Cùng với Trường Tiểu học Hồng Đức, Trường Mầm non Tuổi Thơ, quận 8 đã hoàn tất sau thời gian dài xây dựng.
Các bé Trường Mầm non Tuổi Thơ, quận 8 thích thú khi được học trong ngôi trường mới. Ảnh: NTCC
Ngắm nhìn học trò ngủ say trong phòng học sạch sẽ, cô Trần Thị Lệ Hằng, giáo viên lớp mầm, nhớ lại trước đây do trường xây thấp hơn mặt đường nên cứ trời mưa, gặp đúng lúc triều cường lại bị ngập. Nước ngập lênh láng khắp nơi. Có những thời điểm nước thoát không kịp, nhà trường phải xin Phòng GD&ĐT cho trẻ nghỉ học để vệ sinh. Hơn nữa, khuôn viên trường cũng khá chật hẹp so với số lượng học sinh nên trẻ thường không có chỗ chơi.
"Ngày đầu tiên chuyển về trường mới sau thời gian học tạm trường bạn, tôi rất bất ngờ trước cơ ngơi của trường. Ngôi trường khang trang, phòng học thoáng, rộng. Từ nay chúng tôi không còn phải lo lắng mỗi khi trời mưa. Hơn nữa, học trò cũng có nhiều không gian để vui chơi, nhiều phòng học chức năng để phát triển năng khiếu" - cô Hằng bày tỏ.
Bà Võ Thị Chuyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chia sẻ ngôi trường mới vượt quá mong đợi của ban giám hiệu cũng như giáo viên, phụ huynh nhà trường.
"Từ nay chúng tôi sẽ không còn phải lo mỗi khi mùa mưa tới. Ngoài những phòng học chính, trường còn có các phòng chức năng khá khang trang. Các con được học tập, vui chơi trong ngôi trường hiện đại, tôi thấy rất vui và phụ huynh cũng thấy yên tâm".
Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, để chuẩn bị cho năm học 2020-2021, TP dự kiến đưa vào sử dụng tất cả 90 dự án với 1.371 phòng học mới (trong đó số phòng học tăng thêm là 868 phòng).
Giảm áp lực cho các trường lân cận
Năm học 2020-2021, quận Bình Tân có hai trường mới được đưa vào hoạt động là Trường Tiểu học Bùi Hữu Nghĩa và Trường THCS Lạc Long Quân.
Thời điểm này, Ban giám hiệu Trường THCS Lạc Long Quân cũng đang tất bật tại trường để chuẩn bị cho năm học mới.
Ông Hà Ngọc Tuấn Huy, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây là ngôi trường được xây dựng mới hoàn toàn. Bản thân ông là phó hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt vừa được điều chuyển về làm quản lý tại đây. "Trường đi vào hoạt động sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các trường cấp 2 lân cận bởi đây là địa bàn đông dân cư. Năm học đầu tiên trường chỉ tuyển sinh lớp 6 với 18 lớp" - ông Huy nói.
Năm học này quận 12 cũng sẽ đưa vào sử dụng hai trường mới ở bậc mầm non gồm Trường Mầm non Hoa Phong Lan ở phường Hiệp Thành và Trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên ở phường Thạnh Xuân.
Học sinh các cấp tựu trường ngày 1-9, trừ mầm non
UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch năm học 2020-2021 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và thường xuyên.
Theo đó, bậc mầm non, trẻ tựu trường và khai giảng cùng ngày 5-9. Với bậc phổ thông, từ tiểu học đến THPT, giáo dục thường xuyên, ngày tựu trường là 1-9, khai giảng ngày 5-9.
Ở tất cả bậc học, học kỳ I kéo dài từ ngày 7-9 đến 9-1-2021; học kỳ II từ ngày 11-1 đến 22-5-2021. Học sinh bế giảng năm học cuối tháng 5.
Dạy học trực tuyến: Giải pháp tình thế? Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Bộ GD&ĐT đã tính đến việc tổ chức lễ khai giảng, dạy học trực tuyến. Nhiều giáo viên, hiệu trưởng cho rằng, đó chỉ là giải pháp tình thế. Học sinh nhỏ tuổi học trực tuyến rất khó khăn. Ảnh: Như Ý Theo kế hoạch, các trường...