Cảnh khác lạ ở chợ dân sinh mùa dịch COVID-19: Tiểu thương nghe nhạc chờ khách
Dù là ngày tuần ( ngày rằm tháng 3) nhưng lượng khách thưa vắng, nhiều tiểu thương cho biết doanh thu chỉ bằng 1/3 so với ngày thường.
Sau 6 ngày kể từ khi toàn quốc thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, sáng 6/4, tại chợ Nhân Chính ( Thanh Xuân), các hoạt động buôn bán vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên, đa số tiểu thương đều than vãn doanh thu sụt giảm do lượng khách giảm đi nhiều.
Chợ đầy ắp rau, củ quả tươi nhưng thưa vắng khách mua
Theo các tiểu thương, nếu như ngày thường khách hàng đi chợ theo từng ngày, thì hiện nay họ đi chợ theo tuần hoặc vài ngày một lần. Nhiều khách hàng không trực tiếp đi chợ mà thuê shipper mua gom cho vài nhà một lần.
Vắng khách, các chủ hàng rảnh rỗi ngồi nghe nhạc
Chị Thảo – chủ sạp rau quả tươi tại chợ cho biết, thời điểm này lượng khách vào chợ mỗi ngày giảm sút nhiều so với trước khi có lệnh cách ly toàn xã hội. Phần lớn, họ chỉ mua những thứ thiết yếu như rau xanh, thịt, cá, rồi nhanh chóng rời khỏi chợ.
“Một phần do tuân thủ lệnh hạn chế đám đông, một phần do các gia đình đều đã có sự chuẩn bị, tích trữ lương thực từ trước đó nên lượng khách giảm đi đáng kể, doanh thu một ngày chỉ bằng 40 – 50% so với trước đó” – chị Thảo nói.
Cũng theo chị Thảo, do lệnh cách ly toàn xã hội, nhiều xe chở hàng bị hạn chế đi lại nên dù lượng khách mua ít đi nhưng giá cả các loại rau xanh, củ quả không hề rẻ, thậm chí một số loại củ quả còn đắt hơn.
Cụ thể, cà chua 30 nghìn đồng/kg, khoai tây 30 nghìn đồng/kg, quả su su, mướp và bí xanh 25 nghìn đồng /kg, rau muống, mồng tơi 10 nghìn đồng /mớ, ngô ngọt 15 nghìn đồng /bắp,…
“Số tiền vốn tăng lên mà lượng khách lại giảm đi nhiều. Nhiều hôm ít khách, doanh thu bán cả ngày chưa đủ tiền gốc, nên chưa dám nghĩ đến lãi lời” – chị Thảo nói thêm.
Video đang HOT
Một tiểu thương khác tranh thủ kiểm hàng
Vì lượng khách giảm đi nhiều, giờ đây 2 ngày chị Thảo lấy hàng một lần, tăng cường bán các loại củ quả, rau xanh chị chỉ lấy số ít bán kèm vì theo chị “rau rươi chỉ bán trong ngày, còn củ quả để ngày hôm sau không bị ảnh hưởng nhiều”.
Hàng thịt, cá, hải sản cũng trong cảnh đìu hiu
Chợ vắng người, với hàng thịt, cá cũng chung cảnh đìu hiu. Dù đã 11h30 sáng, nhưng lượng hải sản mà chị Thoa bán vẫn còn nhiều.
Tranh thủ ăn cốc cháo, chị Thoa cho hay mấy ngày nay lượng khách mua hàng giảm đi nhiều nhưng vì mưu sinh, chị vẫn cố gắng đi chợ mỗi ngày, được đồng nào hay đồng đó.
“Chợ đìu hiu lắm, từ sáng tới trưa chỉ lác đác bóng dáng một vài khách mua. Giờ đây, ngày nào mình cũng chủ động gọi điện thoại cho những khách hàng quen, ai mua gì mình làm sạch sẽ và mang tới tận nhà. Thêm công đoạn vận chuyển, nhưng bán được hàng là tốt rồi” chị Thoa nói.
Do chợ vắng khách, một số tiểu thương đã mở nhạc to khiến không khí trong chợ trở nên rộn ràng hơn.
Chị Hải, một tiểu thương bán trái cây tại chợ cho hay, mỗi gian hàng đóng góp một ít tiền để mua chung một bộ loa.
“Nghe nhạc trong lúc vắng khách vừa đỡ buồn ngủ mà cũng thấy tinh thần vui hơn hẳn. Biết làm sao được, dịch bệnh làm đảo lộn cuộc sống của hầu hết người dân, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng. Giờ chỉ mong, cuộc sống sớm trở lại bình thường như trước đây…” – chị Hải chia sẻ.
Quỳnh Chi
Tôm hùm xuống chợ bán rẻ hơn giá giải cứu vì dịch Covid-19
Tại Hà Nội, nhiều ngày nay, tôm hùm được tiểu thương chợ dân sinh, chợ cóc nhập về bán với giá rẻ hơn 40.000 - 70.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng, khi hải sản này được kêu gọi giải cứu.
Tôm hùm từ nhà hàng xuống chợ
Vốn không phải mặt hàng bình dân được bán tại chợ dân sinh, chợ cóc song nhiều ngày nay, tôm hùm xanh và tôm hùm baby được các tiểu thương tại Hà Nội nhập về bán với giá khá rẻ. Tại khu chợ Nhân Chính, Thanh Xuân, khu vực bán đồ tươi sống xuất hiện ít nhất 4 hàng hải sản có bán tôm hùm xanh với đủ các loại từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Trong đó, mức giá của tôm hùm xanh tươi sống dao động từ 620.000 - 650.000 đồng/kg. Mức này giảm tới 230.000 - 300.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng - khi tôm hùm được bán tại các chợ hải sản với giá từ 850.000 - 950.000 đồng/kg (tùy theo trọng lượng).
Với giá bán hiện tại, tôm hùm đang rẻ hơn 40.000 - 70.000 đồng/kg so với thời điểm được kêu gọi giải cứu cách đây không lâu khi hàng loạt doanh nghiệp cam kết bán không lợi nhuận, hỗ trợ bà con nuôi tôm tiêu thụ hàng hóa ùn ứ vì dịch Covid-19.
Nguồn tôm hùm dồi dào và giá nhập thấp hơn trước đây nên nhiều tiểu thương ở chợ đã nhập loại hải sản này về bán.
Tôm hùm xanh và tôm hùm baby trong thời Covid-19 có giá rẻ hơn trước vài trăm nghìn đồng/kg.
Trái ngược với cảnh đổ xô mua tôm hùm xanh giá rẻ, hiện tại, mặt hàng này không được khách mua "mặn mà" như trước. Chị Thanh An, chủ sạp hải sản tại chợ Trung Hòa cho hay, sức mua tôm hùm chững lại khoảng một tuần nay, mỗi ngày sạp hàng này chỉ bán được khoảng 2-3kg tôm, giảm một nửa so với tuần trước đó.
Cũng trong tình trạng tương tự, chị Tú, chủ sạp hải sản tại chợ Nghĩa Tân than thở, không chỉ tôm hùm, các mặt hàng hải sản như mực ống, ốc hương, cá thu cũng bán chậm hơn. Trong khi đó, tôm hùm baby cũng xuống giá so với cách đây 1 tháng. Thậm chí, mặt hàng này được giao bán trên các chợ mạng online với đủ mức giá khác nhau, chênh lệch hàng trăm nghìn đồng.
Đơn cử, tôm hùm baby có giá 270.000 đồng/kg - gồm 9 con, tính ra chi phí mua tôm chỉ có 30.000 đồng/con. Mặc dù được quảng cáo là tôm tươi, song những người kinh doanh hải sản lâu năm tại các chợ Hà Nội khẳng định, không thể có mức giá đó cho tôm hùm baby.
"Nếu có thì đây là tôm ngộp, không rõ chất lượng", chị Tú, chủ hàng hải sản Nghĩa Tân khẳng định.
Đây từng là mặt hàng được người dân hào hứng giải cứu.
Để hút khách, nhiều nơi chế biến sẵn tôm hùm để rao bán.
Nhà hàng chạy đua giảm giá hải sản hút khách
Trong khi đó, tại một số nhà hàng hải sản ở Hà Nội, khi đang tạm ngừng đón khách để thực hiện cách ly xã hội chống dịch Covid-19, nhiều nơi cũng áp dụng hình thức bán hàng online hoặc đến tại nhà chế biến cho khách. Tại đây, giá các mặt hàng hải sản cũng giảm đáng kể, dao động từ 750.000 đồng đến cả triệu đồng.
Đơn cử, dòng nhập khẩu như tôm hùm Alaska hay tôm hùm Canada đang được ưu đãi 600.000 đồng. Cua hoàng đế ưu đãi khá sâu, với mức 1,5 triệu đồng/kg, đưa giá sản phẩm về còn 1,5 triệu đồng/kg với loại trọng lượng 2 - 4kg/con. Cua hoang đê Alaska hâp chin cũng giảm giá nhẹ, còn 1,1 triệu đồng/kg. Riêng chân cua (nửa con) là khoảng 1,4 triệu đồng/kg.
Vốn mệnh giá là mặt hàng đắt đỏ, các loại hải sản như tu hài Canada giảm còn 800.000 đồng/kg, sò điệp Nhật 600.000 đồng/kg, bào ngư Hàn Quốc 1 triệu đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc 550.000 đồng/kg.
Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều mặt hàng hải sản gặp khó về đường tiêu thụ nên giảm giá. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 3/4, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết nguồn cung thuỷ hải sản của Việt Nam hiện nay rất dồi dào.
Tuy nhiên, các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu hay nhiều loại thủy sản khác đang gặp khó về đường tiêu thụ, đặt biệt là ngạch xuất khẩu đi khác nước đang còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cộng thêm việc các nhà hàng, khách sạn đóng cửa tạm ngừng hoạt động, khiến cho hầu hết hải sản giảm giá 30-50%.
Vị Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng kêu gọi người dân chung tay tiêu thụ thủy hải sản để giúp đỡ doanh nghiệp, người nuôi thủy sản vượt qua giai đoạn sóng gió.
Hoàng Linh
Hà Nội: Chợ vắng, tiểu thương đồng loạt giảm giá đẩy hàng Trong ngày đầu thực hiện "cách ly toàn xã hội", nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội khá thưa thớt người mua, nhiều tiểu thương phải giảm giá để bán hàng. Theo quan sát của , trong ngày 1/4, nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội rất vắng khách. Hàng hóa về chợ nhiều nhưng không có người mua khiến nhiều tiểu thương...