Cảnh giác với mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động ngang ngược trên biển với nhiều nước. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là Biển Đông, nên cần tăng cường đoàn kết, nhất trí trong từng thành viên ASEAN cũng như cả khối.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
Trỗi dậy và phân chia ảnh hưởng
Theo ông, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua nói lên ý đồ gì của họ?
Gần đây, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tích lũy ngoại tệ dồi dào, đưa được người và trạm không gian lên vũ trụ, trang bị vũ khí mạnh… nên họ cho rằng thời cơ trỗi dậy để phân chia lại ảnh hưởng với các cường quốc đã đến.
Chính vì vậy, họ tỏ ra rất hung hăng, gây chuyện với tất cả các nước có chung đường biển, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí nhiều lần tàu cá xâm phạm cả lãnh hải của Nga.
Riêng ở Biển Đông, mưu đồ biến vùng biển này thành “ao nhà” của Trung Quốc bộc lộ qua những bước đi rất rõ ràng: Từ chỗ biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp đến thực hiện hàng loạt hành động ngang ngược nhằm xác lập chủ quyền như đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông, rồi kéo hàng ngàn tàu cá kèm tàu vũ trang vào vùng biển các nước…
Có thể nói rằng chủ quyền lãnh thổ nước ta đang đứng trước thử thách lịch sử rất to lớn.
Trách nhiệm trước lịch sử đang đòi hỏi thế hệ chúng ta nhận rõ nguy cơ và có quyết sách sáng suốt, quyết tâm mạnh mẽ để bảo vệ giang sơn gấm vóc, đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của các thế hệ con cháu muôn đời sau.
Vì sao Trung Quốc có những động thái rất ngang ngược ngay sau khi Quốc hội ta thông qua Luật Biển?
Phản ứng với Luật Biển Việt Nam chỉ là cái cớ để Trung Quốc thực hiện mưu đồ đã tính toán từ lâu. Các nước Philippines, Nhật Bản đâu có chuyện gì mắc mớ với họ về Luật Biển mà họ cũng hăm dọa và xâm phạm chủ quyền?
Với thế giới, Trung Quốc cho rằng, bây giờ là thời cơ của họ vì Mỹ và các nước phương Tây đang sa lầy ở Afghanistan và Trung Đông, khó có thể phản ứng mạnh với các hành vi ngang ngược của họ… Có thể nói Trung Quốc luôn biết tận dụng cơ hội, nhưng lần này họ đã không làm đúng lời dặn của Đặng Tiểu Bình là “náu mình chờ thời”.
Họ trỗi dậy hơi sớm, vì vậy, hình ảnh “bạn của các dân tộc bị áp bức” được họ tạo dựng công phu từ bao năm nay sẽ bị lật tẩy.
Cảnh giác, không nhân nhượng
Video đang HOT
Trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta cần hành động thế nào?
Chúng ta phải tăng cường sức mạnh quốc phòng. Nhưng quan trọng hơn là phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác. Về đối nội, phải khoan sức dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phải làm cho mỗi người Việt Nam thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và tin tưởng vào sức mạnh Việt Nam trong cuộc đấu tranh thiêng liêng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Về đối ngoại, cần tăng cường thông tin cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới hiểu rõ vấn đề tăng cường đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN tranh thủ mọi sự ủng hộ, hỗ trợ quốc tế.
Có được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, trong đó có những người dân Trung Quốc yêu chuộng hoà bình, công lý thì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta mới thành công.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần làm gì để tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong ASEAN ?
Trong khối có những nước, do hoàn cảnh riêng, dễ bị Trung Quốc mua chuộc, chi phối. Để thực sự có một ASEAN hoàn toàn thống nhất trong nhận thức và hành động, một mặt, chúng ta cần tăng cường trao đổi thông tin và quan điểm với các nước bạn.
Mặt khác, cần giải quyết những bất đồng với một số nước ASEAN về biển đảo, tiến tới ký kết những văn bản có tính chất pháp lý về lãnh thổ, lãnh hải. Sự đồng thuận cao trong ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Còn chính sách đối với Trung Quốc?
Trung Quốc là nước láng giềng. Về chiến lược, mình phải luôn giữ được quan hệ hoà bình với họ, đồng thời làm cho họ dần dần hành xử một cách có trách nhiệm như một nước lớn trong quan hệ láng giềng.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đàm phán về biên giới và các vấn đề biển đảo để đi đến giải pháp mà cả hai bên chấp nhận được. Phải tích cực thúc đẩy để sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa các nước ASEAN với Trung Quốc.
Nhưng đứng trước hành động đe doạ xâm lược và xâm lược thì phải có thái độ cứng rắn, không thể nhân nhượng.
Một mặt, phải đưa vấn đề Biển Đông, bao gồm những chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam và hành vi xâm phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ra các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Mặt khác, phải sẵn sàng đáp trả đúng mức các hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Tăng cường thông tin
Cần làm gì để người dân hiểu rõ chính sách bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ?
Dân ta ai cũng sẵn sàng gánh vác sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chia sẻ với những khó khăn của đất nước. Những tin tức về hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta cũng như tin tức về chủ trương và các biện pháp xử lý của chúng ta, cũng như kết quả thực hiện chủ trương và các biện pháp đó cần được chuyển tải một cách đầy đủ và kịp thời tới nhân dân.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền cũng là để nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới hiểu rõ vấn đề. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc nói rất nhiều, rất mạnh, thậm chí sẵn sàng xuyên tạc, miễn có lợi cho họ.
Trong khi đó, công tác thông tin, tuyên truyền của ta vừa qua dường như chưa được chú trọng đúng mức.
Theo ông, cần thông tin, tuyên truyền những gì?
Trước tiên, phải thông báo đầy đủ, kịp thời về diễn biến của tình hình, chủ trương, biện pháp giải quyết của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện chủ trương và các biện pháp đó.
Thứ hai, cần làm rõ chỗ mạnh, chỗ yếu và mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay, nếu Trung Quốc gây ngay ra một cuộc chiến tranh thì họ cũng không làm được, bởi họ có những tử huyệt rất rõ ràng.
Nhưng họ đang tự tung tự tác, phô trương cơ bắp trên biển để doạ dẫm những người yếu bóng vía và xác lập chủ quyền đối với các vùng biển quốc tế và vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Nếu thấy thời cơ thuận lợi, họ có thể cô lập, thậm chí đánh chiếm các đảo của nước ta. Cho nên, không thể nào nhân nhượng mãi.
Cảm ơn ông.
Theo VNE
Ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào trường bình thường
"Theo tôi, ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào những trường bình thường, có thầy cô tận tụy, quan tâm đến học trò và lớp không quá đông HS. Dù con học trường nào, ở nhà, cha mẹ cũng nên dành thời gian quan tâm rèn luyện nền nếp học hành, vui chơi của con".
Đó là chia sẻ của GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội với Dân trí xoay quanh việc chọn trường cho con nhân "cuộc đua" mua đơn dự tuyển vào lớp 1 Trường Thực Nghiệm, Hà Nội đang nóng lên trong những ngày gần đây.
Thưa GS, ở đây chúng ta tạm thời không bàn đến việc phụ huynh xô đổ cổng trường để mua đơn dự tuyển vào lớp 1 Trường Thực Nghiệm Hà Nội bởi có nhiều nguyên nhân, nhưng suy cho cùng cũng chỉ vì muốn cho con được học trong một môi trường tốt. Có một vấn đề đặt ra, nếu quả đúng như đánh giá của nhiều người là cách dạy của Trường Thực Nghiệm hiệu quả thì theo GS vì sao vẫn chưa được nhân rộng sau hơn 30 năm tồn tại?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Qua ý kiến của nhiều phụ huynh học sinh, có thể thấy những điểm nổi trội của Trường Thực nghiệm mà phụ huynh đánh giá cao là học sinh được học bán trú, không buộc phải học thêm, không phải chịu sức ép học hành nặng nề và được thầy cô tôn trọng. Điều này giải thích vì sao Trường Thực nghiệm cũng dạy theo chương trình của Bộ, chỉ một vài lớp có dạy một số môn theo chương trình thực nghiệm, nhưng sức hấp dẫn lại lớn hơn nhiều trường khác.
Nói riêng về chương trình thực nghiệm, tôi có thiện cảm với môn Giáo dục lối sống. Chương trình này không sa vào dạy lý thuyết mà hình thành nếp sống và nhận thức về giá trị sống thông qua tổ chức các hoạt động cho học sinh. Đó là hướng đi đúng.
Đáng tiếc là các môn học khác chưa được như vậy. Thậm chí, có những môn còn quá sa đà vào những kiến thức trừu tượng.
Có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm là vì chưa có tổng kết thực sự khoa học?
Chương trình thực nghiệm là đề tài khoa học nên chắc chắn nó đã được đánh giá nhiều lần. Có đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá của các hội đồng chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Khoa học - Công nghệ thành lập). Tôi có được dự khán một đợt đánh giá tổng thể vào cuối năm 1995. Đó là đánh giá của Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong, lúc đó là Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, làm Chủ tịch. Kết quả là Hội đồng không ủng hộ chương trình này. Có thể đó là lý do chương trình chưa được triển khai rộng. Từ sau năm đó, tôi không có điều kiện theo dõi nên không biết còn lần đánh giá, nghiệm thu nào nữa không. Hiện thời, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (KHGDVN) là cơ quan phụ trách Trường Thực nghiệm. Chắc rằng Viện KHGDVN phải có đo nghiệm, đánh giá và lọc lấy những gì khả thủ nhất trong chương trình để áp dụng ra diện rộng. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực khác, thử nghiệm trong phạm vi hẹp có thể đạt yêu cầu nhưng triển khai rộng khó thành công vì điều kiện thực tế rất khác phòng thí nghiệm.
Nhiều người cho rằng, việc GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Field và năm 2010 Giáo sư có về thăm trường đã tạo nên một "hội chứng sốt"Trường Thực nghiệm. Bởi theo Ban giám hiệu Trường Thực nghiệm thì công tác tuyển sinh trước đây không "căng thẳng" như 2 năm trở lại đây. GS nghĩ sao về điều đó?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể có những phụ huynh thích cho con vào học trường này vì đó là trường mà GS Ngô Bảo Châu đã học thời tiểu học. Nhưng ai cũng biết rằng để thành tài được như GS Châu, cần rất nhiều yếu tố, trong đó truyền thống gia đình, nỗ lực của bản thân và môi trường học tập, làm việc những năm đi sâu vào "nghề Toán" của Giáo sư đóng vai trò hết sức quan trọng.
Theo tôi, ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào những trường bình thường, có thầy cô tận tụy, quan tâm đến học trò và lớp không quá đông học sinh. Và dù con cái học ở trường nào chăng nữa, ở nhà, cha mẹ cũng nên dành thời gian quan tâm rèn luyện nền nếp học hành, vui chơi của con, bởi nền nếp học tập, sinh hoạt và hoạt động tự học của các cháu quyết định rất nhiều đối với sự phát triển năng lực và nhân cách.
Còn về sự "căng thẳng" trong tuyển sinh, ngoài lý do đã nêu, theo tôi, còn một lý do nữa là Trường Thực nghiệm không tuyển sinh theo tuyến như các trường khác mà tuyển trên diện rộng toàn thành phố. Nếu các trường điểm khác cũng tuyển trên diện rộng như vậy, tôi e rằng còn nhiều cánh cổng trường bị đe doạ.
Giáo sư nói rằng ông có thiện cảm với chương trình thực nghiệm môn Giáo dục lối sống nhưng theo quan sát của tôi, dường như Trường Thực nghiệm ít chú trọng rèn chữ cho học sinh. Theo GS thì cho trẻ thoải mái hoạt động mà quên rèn "nét chữ nết người" thì đó có phải quan điểm đúng hay không?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Hiện nay có hai quan điểm: Một là để HS tự do, viết chữ như thế nào cũng được, bởi lớn lên các em dùng máy vi tính là chủ yếu, chứ có mấy khi viết. Hai là "nét chữ là nết người", cho nên HS phải rèn luyện chữ viết thật tốt, vở phải sạch, chữ phải đẹp.
Tôi theo quan điểm thứ hai, vì quá trình rèn luyện để viết chữ cho đúng mẫu và đẹp cũng là quá trình rèn luyện nề nếp làm việc nghiêm túc, chính xác. Thêm nữa, việc giữ vở sạch chữ đẹp cũng có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho HS. Nhưng chuyện gì cũng cần có mức độ của nó. Các thầy cô không nên quá nôn nóng, khắt khe trong việc rèn chữ của HS tiểu học.
Cách giáo dục của Trường Thực nghiệm là không có "chê" mà chỉ có "khen". Tuy nhiên nếu giáo viên khen hoặc cho điểm cao cả trong trường hợp kết quả học tập của HS không tốt có thể dẫn đến hệ lụy về sau. Quan điểm của GS về vấn đề này ra sao?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Đối với HS tiểu học, không nên chê. Chê sẽ làm các em bị ức chế, chê nhiều làm các em mất tự tin, thậm chí ngại đến trường. Trong trường hợp HS làm bài chưa đạt yêu cầu, tốt nhất là giáo viên động viên các em làm thêm một, hai lần nữa và cho điểm tốt khi bài làm lại đạt yêu cầu.
Nhưng nếu chỉ vì muốn tạo động lực cho HS học tập mà lúc nào ta cũng khen thì có hại bởi lúc đó trẻ làm sai mà không biết mình sai. Lúc nào cũng được khen, kể cả khi làm sai thì lớn lên các em sẽ chỉ thích khen thôi. Nếu các em đó mà trở thành lãnh đạo thì... nguy.
Xin cảm ơn GS!
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Khởi động dự án Đại học ảo tại Việt Nam Chiều qua 22/3, tại Hà Hội, Ban chỉ đạo dự án ASEAN Cyber University là đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam, đại diện Cam-pu-chia, Lào, Myanmar, Hàn Quốc và các viện/đại học thành viên của mạng ASEAN đã họp báo công bố khởi động dự án Đại học ảo. Sáng kiến Dự án ASEAN Cyber University được đề xuất đầu tiên tại Hội...