Cảnh giác với món nướng vỉa hè
Thời tiết bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm thích hợp cho các món nướng nở rộ. Đồ nướng là món ăn hút khách vì hương vị hấp dẫn, thực đơn đa dạng và giá cả phải chăng.
Thế nhưng, giống như nhiều hàng quán, đồ ăn đường phố khác, đồ nướng vỉa hè cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các quán nướng vỉa hè trở thành sự lựa chọn của nhiều thực khách.
Những tác hại khôn lường
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 11-2020, cả nước xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm với 214 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong. Như vậy, tính chung 11 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 90 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.254 người bị ngộ độc, trong đó có 22 người tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành các nhóm chính, gồm: Ngộ độc do ký sinh trùng như vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc; ngộ độc do nhiễm kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực phẩm, phụ gia thực phẩm; ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu…
Đặc biệt, tại các hàng quán vỉa hè với nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ, sử dụng dầu, mỡ dùng đi dùng lại… cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Thời tiết chuyển lạnh, các quán nướng vỉa hè bắt đầu nở rộ và đắt khách. Lòng nướng, nầm nướng, thịt nướng, chân gà nướng… là những món ăn vỉa hè được giới trẻ ưa chuộng trong những ngày mùa đông ở Hà Nội. Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ… là những mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Bà Hoàng Thị Minh Thu, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, các món đồ nướng như chân gà, nội tạng… là những nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế thật sạch, nếu làm sơ sài, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm, như: Tiêu chảy, tả, viêm gan, thương hàn… Thế nhưng, đa phần các quán đồ nướng vỉa hè thường có cơ sở vật chất tạm bợ, nguồn nước sinh hoạt hạn chế, do đó, khâu sơ chế sạch thực phẩm trước khi đưa vào chế biến còn qua loa.
Cùng với đó, nguồn gốc thực phẩm được sử dụng tại các quán nướng vỉa hè cũng là vấn đề đáng bàn. Vào thời điểm cuối năm, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng cũng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) lưu ý, để bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực phẩm nói chung và nội tạng động vật nói riêng cần có chế độ bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngon, không bị ô nhiễm, ôi thiu. Việc vận chuyển thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách, hay sử dụng thực phẩm kém chất lượng, có dấu hiệu bốc mùi hay mốc rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại, như: Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu trùng… gây ngộ độc thực phẩm, nôn ói, tiêu chảy…
Video đang HOT
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đồ nướng là món ăn khoái khẩu nhưng nếu sử dụng nhiều lại không có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng là các hóa chất hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao, khi chiên, hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Trên các nghiên cứu cho thấy, các chất này có khả năng gây đột biến gen và từ đó làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Các cách bảo đảm đồ nướng an toàn cho sức khỏe
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi sử dụng các món nướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, khi sử dụng thực phẩm nướng cần chú ý cắt bỏ phần bị cháy, không ăn thực phẩm nướng cháy đen, quá vàng cũng như quá cứng.
Lúc nướng cần chú ý thời gian nướng và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, dụng cụ nướng cũng cần bảo đảm vệ sinh, an toàn. Cách tốt nhất là sử dụng bếp nướng halogen ánh sáng, hoặc là lò nướng chân không đa năng, sử dụng hơi nóng để nướng chín thực phẩm. Các loại bếp này không sản sinh ra khí độc hại cho môi trường xung quanh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho rằng, khi sử dụng đồ nướng, mỗi người chỉ nên ăn vừa phải. Sau khi ăn đồ nướng nên dừng ăn món này một đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Tốt nhất nên ăn đồ nướng tại nhà với nguồn thực phẩm tươi sạch tự mình đi mua, tẩm ướp. Nếu không có điều kiện ăn đồ nướng tại nhà, trước khi ăn đồ nướng hãy lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm đầy đủ để loại trừ những rủi ro không đáng có ngay trước mắt.
Để tăng cường quản lý vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm tại những quán ăn vỉa hè nói chung và những quán nướng nói riêng, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng liên quan của thành phố sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật An toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố…, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Nếu phát hiện cơ sở vi phạm sẽ xử phạt nghiêm theo quy định, thậm chí áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở, tịch thu tang vật, tiêu hủy sản phẩm vi phạm…
Gan rất dễ bị tổn thương do làm việc quá tải: Chuyên gia mách 4 thực phẩm bổ gan, giúp gan thải độc
Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống. Đây cũng là một bộ phận cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt để có cuộc sống khỏe mạnh.
Chức năng âm thầm
Theo Tiến sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Vinh Quốc cố vấn chuyên môn Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sen Việt, Hà Nội chia sẻ, gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ quan không thể thiếu trong cơ thể.
Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh Gibson với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp. Gan được xem là một cơ quan kỳ diệu của cơ thể.
Gan - một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.
Khả năng chống độc của gan thể hiện qua các phản ứng hóa học để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
Chức năng của gan trong cơ thể
Ngoài ra, gan còn cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.
Tuy có nhiều dây thần kinh bao bọc nhưng tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu gan bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp, khi gan bị " sưng phồng" lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau "tưng tức" hoặc khó chịu ở vùng bụng người bệnh mới cảm nhận được gan đang "kêu cứu".
Gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ "mắc bệnh" nhiều nhất do phải làm việc quá sức khi ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại.
Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ...), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá..., lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol... là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.
4 thực phẩm tốt cho gan
Để cải thiện và hỗ trợ chức năng gan có rất nhiều phương pháp nhưng một trong số đó bạn có thể nghĩ tới là hãy chọn những loại thực phẩm có lợi giúp cho gan khỏe mạnh.
Theo TS Quốc, những thực phẩm có lợi cho gan được chia thành 2 nhóm, thứ nhất là nhóm kích thích quá trình khử độc cho gan và nhóm thứ 2 là những thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa (antioxidants) nhờ vậy có tác dụng bảo vệ gan khi tiếp xúc với các độc tố cũng như khi gan thực hiện chức năng khử độc.
Sau đây là một số loại thực phẩm giúp cho gan khỏe mạnh.
Các thực phẩm tốt cho gan
Thứ nhất, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải... Những thực phẩm này hỗ trợ rất tốt trong việc giải độc gan, có khả năng trung hòa một số độc tố chẳng hạn như nitrosamines có trong khói thuốc và aflatoxin có trong đậu phộng. Ngoài ra những loài thực phẩm này còn có chứa glucosinolates giúp cho gan sản xuất ra những loại enzymes mà gan cần cho tiến trình khử độc.
Thứ hai, tỏi có chứa alliin khi được sử dụng sẽ biến đổi thành allicin, đây là một hợp chất Sulphur mà gan cần thiết để tiến hành khử độc. Tỏi giúp gan đào thải bớt những độc tố như thủy ngân, các phụ gia thực phẩm có độc tính....
Thứ ba, củ dền có chứa Choline vừa có hiệu quả trong việc bài trừ độc tố ở gan vừa giúp cho toàn bộ hệ thống cơ thể được loại bỏ độc tố, ngoài ra trong củ dền còn chứa sắc tố betacyanin nhờ đó mà chức năng gan sẽ hoạt động tốt hơn, để nhanh chóng loại bỏ các độc tố , chống lại sự hình thành các lớp mỡ, vì vậy ngoài có lợi cho gan củ dền còn giúp giảm cân hiệu quả.
Thứ tư, Atiso có chứa hoạt chất cynarin, muối khoáng và sesquiterpen đây là chất cần thiết giúp kích thích tái tạo tế bào gan, ngoài ra còn tăng bài tiết mật giúp tiêu hóa tốt hơn. Chính vì vậy atiso được xem là một trong những thực phẩm cực tốt giúp bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể.
Ngoài ra, TS Quốc cho biết những trái cây giàu chất kháng oxy hóa như mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê... rất giàu các chất antioxidants, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan giúp gan khỏe mạnh hơn tránh được những tổn thương từ các độc tố.
Thuốc lá điện tử và truyền thống: Loại nào tác hại hơn? Thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống khi sử dụng đều có tác dụng phụ và rủi ro cao, là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mọi người. Ảnh minh họa Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu hết những tác động lâu dài đến sức khỏe của thuốc lá điện tử nhưng họ đã...