Cảnh giác với bệnh chân tay miệng.
Chưa có văcxin phòng ngừa, dễ lây, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và dễ gây tử vong, tay chân miệng đang trở thành căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ.
Các con số thống kê cho thấy tình hình dịch tay chân miệng ngày càng lan rộng, tăng cả số ca mắc mới và số ca tử vong. Trong báo cáo, Bộ Y tế nhận định, dịch tay chân miệng ở nước ta sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới (từ tháng 9 đến tháng 11/2011), gia tăng số ca mắc và tử vong. Lý giải nguyên nhân, Bộ Y tế cho rằng, các biện pháp phòng dịch vừa qua hiệu quả chưa cao. Trong khi mùa dịch này, 80% bệnh nhân lây bệnh tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, các biện pháp phòng chống chưa chú ý tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân, phòng bệnh, lại tập trung chủ yếu vào vệ sinh môi trường, dụng cụ, đồ chơi trẻ em.
Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng có tên tiếng Anh là “hand – foot – mouth disease” do virus đường ruột gây nên. Thường gặp nhất là loại virus coxsackie A16 và entero 71. Bệnh dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người mắc bệnh. Giai đoạn dễ lây nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi dễ nhiễm hơn vì hệ miễn dịch còn yếu và chưa có kháng thể chống lại bệnh này.
Thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Trẻ mắc bệnh này thường có các dấu hiệu chủ yếu như sốt, loét miệng, nổi hồng ban, có bong bóng nước ở ở lưỡi, nướu (lợi) và bên trong má và lòng bàn tay, bàn chân. Nếu có thêm một trong các dấu hiệu sau đây thì rất có thể bệnh đang diễn biến xấu, trở nặng, cần đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu: sốt cao; thở bất thường; quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngủ li bì; giật mình, hốt hoảng, chới với; run giật tay chân, co giật; nôn ói nhiều, bỏ bú; yếu liệt tay chân.
Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh, phụ huynh cần đưa con em đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí và điều trị kịp thời.
Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?
Để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ, các bậc phu huynh cần thiết phải áp dụng 1 biện pháp tổng thể bao gồm vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng đầy đủ và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Các vật dụng, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà… cần được lau rửa bằng nước sạch, khử trùng bằng cloramin B 5%. Trẻ cần ăn đủ các nhóm thực phẩm là chất đạm, chất xơ, chất béo và tinh bột mnỗi ngày. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm từ các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng. Ngoài ra trẻ em cũng cần được bổ sung những sản phẩm dinh dưỡng có chứa vitamin, acidamin, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, selen, magie… giúp trẻ nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.
Video đang HOT
Một trong những sản phẩm được hầu hết các bà mẹ tin dùng để phòng bệnh cho trẻ hiện nay là Cốm vi sinh IMUBIO. Đây là sản phẩm có nguồn gốc sinh học nên an toàn khi sử dụng, giúp trẻ tự phòng tránh bệnh tật để luôn khỏe mạnh. Cốm vi sinh IMUBIO có khả năng nâng cao hệ miễn dịch rất hiệu quả nhờ bổ sung 3 chủng vi khuẩn có lợi chuyên biệt. Ngoài ra còn có các vitamin nhóm B kích thích ăn ngon, acid amin giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất và các khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng. Cốm vi sinh IMUBIO được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả khi sử dụng, giúp trẻ tự phòng tránh bệnh tật để luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi thắc mắc xin gửi vào hòm mail: suckhoebeyeu.tuvan@gmail.com để được giải đáp.
Tổng đài tư vấn: 04.39 87 87 87
Theo dân trí
Sẽ không dừng ở 114 trẻ chết vì tay chân miệng!
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, đến ngày 29/9/2011, cả nước đã ghi nhận 114 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố trong tổng số 61.805 ca mắc tay chân trong cả nước. Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng.
Những người có con nhỏ tại Hà Nội vô cùng lo ngại khi ca tử vong đầu tiên vì tay chân miệng ở Hà Nội được công bố. Trong ảnh, trường
mầm non số 5, phường Ngọc Hà vắng hoe sau khi trường có ca tử vong. Ảnh: N.T
Tay chân miệng đã lan rộng cả nước
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong tuần 39/2011 cả nước ghi nhận 2.091 trường hợp mắc tay chân miệng tại 51 địa phương, trong đó có 02 trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Cà Mau. Các tỉnh như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh các ca mắc mới vẫn duy trì ở mức cao với trên 200 ca mỗi tuần.
Tích luỹ từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận gần 62 nghìn ca mắc tay chân miệng, trong đó có tới 114 trẻ đã bị tử vong bởi căn bệnh này. Trong khi đó, mấy tuần trở lại đây, dịch tay chân miệng vẫn tăng và duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc/tuần.
Tại các tỉnh phí Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang... là những tỉnh có số ca mắc tay chân miệng cao nhất. Còn các tỉnh, thành phố có số mắc tay chân miệng cao nhất tại khu vực miền Trung là: Quảng Ngãi, Khánh Hoà và Đà Nẵng. Tại khu vực Tây Nguyên, cả 4 tỉnh của khu vực này đều ghi nhận bệnh nhân mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk với 1.367 trường hợp mắc, 01 tử vong.
Tại miền Bắc, dịch tay chân miệng đang có xu hướng nóng dần lên với 26/28 tỉnh/thành phố đã ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng. Trong đó, số bệnh nhân đông nhất tập trung tại tỉnh Thanh Hoá với 2.161 trường hợp mắc. Không có ổ dịch lớn tại cộng đồng, trường học, nhà trẻ.
Tính đến ngày 29/9/2011, tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã ghi nhận 1.332 mẫu xét nghiệm dương tính với vi-rút gây bệnh tay chân miệng, chiếm 75,3%, trong đó có 757 mẫu dương tính với EV71 (42,8%) và 575 mẫu dương tính với các EV khác (32,5%)
Sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp
Trong báo cáo ngày 30/9 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế về tình hình bệnh tay chân miệng trong cả nước, Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới, vì thế, sẽ tiếp tục gia tăng số mắc, tử vong.
Cục Y tế đưa ra nhận định trên bởi theo quy luật hàng năm, trong thời điểm từ tháng 9-11, dịch bệnh này sẽ tăng cao. Hơn nữa, bệnh lây truyền do vi rút đường ruột đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa, bệnh dễ lây truyền qua đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.
Dù trước dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã tăng cường phòng chống dịch, sát sao kiểm tra công tác chống dịch tại các địa phương, nhưng thực tế, dịch tay chân miệng vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong 12 tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng ghi nhận trên cả nước không tăng hơn tuần thứ 27, nhưng mức độ giảm rất chậm.
Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng này do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm. Hơn nữa, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các địa phương chưa được tích cực, còn giao phó chủ yếu cho ngành y tế.
Bên cạnh việc tăng cường giám sát, truyền thông về dịch bệnh, Bộ Y tế cũng đã cấp phát 22.415 kg Chloramin B, 16 bình phun MR8, 32 máy phun MD-150 DX, 20 máy phun ULV cho các Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Pasteur Nha Trang.
Dù Bộ Y tế chỉ đạo, giám sát dịch sát sao nhưng dư luận vẫn băn khoăn, vì sao dịch càng giám sát càng lan rộng? Bệnh tay chân miệng đã lan rộng trong cả nước. Ngay với miền Bắc, vốn ít ghi nhận ca bệnh này thì nay 26/28 tỉnh/thành phố đã ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng. Mới đây nhất, Hà Nội đã có 1 ca tử vong trong tổng số hơn 400 ca ghi nhận trong cả năm.
Bộ Y tế cho rằng, để tiếp tục giám sát dịch tay chân miệng, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai gắp gao việc đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trong cả nước, đặc biệt tại 13 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Bộ Y tế cũng cho rằng cần phải tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống tay chân miệng...nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ, người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt các trường hợp nặng, có biến chứng xác định sự lưu hành của týp vi rút gây bệnh và theo dõi sự biến đổi của vi rút...
Các biện pháp trên vẫn được Bộ Y tế tăng cường thực hiện trong suốt thời gian qua, nhưng thực tế, dịch tay chân miệng vẫn đang tiếp diễn và gia tăng phải chăng chỉ do nguyên nhân sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm? Do sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các địa phương chưa được tích cực, còn giao phó chủ yếu cho ngành y tế?
Tú Anh
Theo dân trí
Phụ huynh hoang mang vì trẻ tử vong do tay chân miệng Trường Mẫu giáo số 5, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, vốn náo nhiệt với hơn 400 trẻ thì nay trở nên yên tĩnh một cách lạ thường sau khi có tin một học sinh của trường tử vong vì tay chân miệng. Cả trường chỉ còn 52 bé đi học. Bà Đỗ Thị Bích Vân, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo số 5,...