Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mới khi mua hàng online
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hoạt động lừa đảo để bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng gia tăng và ngày càng tinh vi hơn, khiến không ít người dùng sập bẫy.
Ngày 17/11, anh Lương Đức, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội đã nhận được một đơn hàng với trị giá gần 600.000 đồng từ đơn vị vận chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm. Trao đổi với Dân trí, anh Đức cho biết đơn hàng này là chiếc SIM 4G được anh đặt mua tại một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Tuy nhiên, khi lắp SIM vào điện thoại để sử dụng, nó không hề hoạt động. Sau đó, anh liên hệ với gian hàng để tìm hiểu nguyên nhân thì lập tức bị chặn tin nhắn. Không lâu sau, gian hàng này cũng biến mất khỏi Shopee.
Lúc này, anh Đức nhận thấy có dấu hiệu của sự lừa đảo nên đã liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee thì phát hiện ra rằng đơn hàng mà anh đặt mua đã bị gian hàng đó hủy từ trước.
“Do chủ quan, không theo dõi tình trạng đơn hàng trên ứng dụng nên tôi không phát hiện ra rằng sản phẩm mà mình đặt mua đã bị hủy. Khi nhận hàng, sản phẩm được đóng gói khá cẩn thận cùng với băng dính có in logo Shopee, thông tin cũng hoàn toàn chính xác nên tôi không có bất cứ nghi ngờ gì”, anh Đức chia sẻ với Dân trí.
Anh Đức không phải là trường hợp duy nhất bị lừa trong thời gian qua. Trên các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm mua hàng online, nhiều người dùng khác cũng đã trở thành nạn nhân bởi thủ đoạn tương tự.
Theo tìm hiểu của Dân trí, người đứng phía sau những gian hàng lừa đảo này đã liên tục lập ra nhiều tài khoản khác nhau, đa số dùng để bán SIM. Tiếp đó, chủ gian hàng này mua các bình luận, lượt theo dõi ảo để tăng tương tác cho gian hàng, từ đó có thêm niềm tin từ khách hàng.
Khi người dùng đặt mua sản phẩm, gian hàng này ban đầu sẽ xác nhận để lấy các thông tin cá nhân của khách như tên, số điện thoại và địa chỉ. Sau khi đã có được những thông tin trên, chúng sẽ hủy đơn hàng trên nền tảng Shopee và tự thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài để gửi hàng. Dĩ nhiên, hàng được gửi đến là hàng giả. Những khách hàng nào không thường xuyên kiểm tra tình trạng đơn hàng trên ứng dụng hoàn toàn có thể sập bẫy của kẻ lừa đảo.
Video đang HOT
Gói hàng được dán cẩn thận với băng dính có in logo Shopee.
Sau khi có được thông tin người dùng, kẻ lừa đảo đã hủy đơn hàng và tự thuê đơn vị vận chuyển ngoài để gửi hàng giả.
“Những lượt tương tác, bình luận hay đánh giá đều có thể là giả. Chủ gian hàng hoàn toàn có thể mua được chúng từ một số đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ này. Nó giống như các dịch vụ tăng số lượt thích, lượt theo dõi trên Facebook hay Instagram”, anh Vũ Long, một chủ gian hàng kinh doanh trên Shopee chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí về tình trạng trên, đại diện trang thương mại điện tử Shopee cho biết đơn vị đã tiếp nhận sự việc này và đang tiến hành điều tra.
“Chúng tôi đã nhận được thông tin phản ánh từ phía khách hàng về tình trạng này và đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân. Do những đơn hàng này trước đó đã được hủy trên hệ thống nên việc hỗ trợ người dùng tương đối khó khăn”, đại diện Shopee chia sẻ với Dân trí.
Mua hàng online dịp 9/9, nhiều người nhận hộp chứa sỏi đá
Nhiều người mua hàng khuyến mãi dịp 9/9 trên các sàn thương mại điện tử cho biết họ chỉ nhận được sỏi đá. Dưới góc độ kinh doanh, đây là chiêu trò để thăng hạng trên sàn TMĐT.
Chị T. Trúc ngụ Thường Tín, Hà Nội có đặt mua đơn hàng sơn móng tay trên sàn thương mại điện tử Shopee. Đến ngày 12/9, chị Trúc nhận được hàng. Tuy vậy, khi kiểm tra, bên trong chỉ có một hòn đá nhỏ.
Không riêng chị Trúc, nhiều người dùng khác cũng phản ánh lên mạng xã hội việc mua các đơn hàng khuyến mãi 1.000 đồng như ốp lưng điện thoại... chỉ nhận về những viên đá.
Đã xử lý các trường hợp lừa đảo
Trả lời Zing, đại diện Shopee cho biết sàn thương mại này đã kiểm tra và khóa tài khoản của nhà bán hàng có liên quan đến vụ việc.
Bên cạnh đó, Shopee khẳng định khi nhận được những đơn hàng tương tự, người mua có thể khiếu nại theo quy trình của công ty và được giải quyết nhanh chóng.
Mua ốp lưng điện thoại nhưng chỉ nhận được một viên đá.
"Qua xác minh, người mua trong các trường hợp trên đã nhận hàng nhưng không thực hiện khiếu nại người bán. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn liên lạc với các người mua này để thực hiện thủ tục hoàn tiền theo chính sách của Sàn Giao Dịch TMĐT Shopee", đại diện Shopee chia sẻ hướng giải quyết.
Một số trường hợp khác, gian hàng chủ động liên hệ người mua để hoàn, tặng tiền nhằm đền bù và xin được đánh giá 5 sao.
"Tôi đặt dây thun buộc tóc nhưng khi mở ra lại là viên kẹo. Tôi đã liên hệ chủ shop. Họ lấy lý do là hết hàng nên đã hoàn tiền cho tôi. Bên cạnh đó, họ yêu cầu tôi đánh giá 5 sao cho họ. Tôi thấy lý do thông cảm được và chuyện của mình cũng được giải quyết nên đồng ý", khách hàng Lương Hoàng, ngụ Gò Vấp, TP.HCM cho biết.
Giao sỏi đá là chiêu trò để thăng hạng trên sàn
Theo một số chủ shop có tham gia chương trình sale 9/9, giao đá cuội là cách để một số shop tăng thứ hạng trên các sàn thương mại điện tử.
"Đơn hàng 1.000 đồng là chương trình của các sàn thương mại điện tử nhằm kích thích thói quen mua hàng của người dùng trong một thời điểm nhất định", Văn Khải, người có kinh nghiệm bán hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử cho biết.
Theo ông Khải, chương trình sale 1.000 đồng được tạo ra nhằm tăng lượng truy cập cho gian hàng, xả bớt hàng tồn kho, tăng đánh giá cho shop và tăng số đơn được bán ra.
Khách hàng để lại đánh giá 1 sao kèm hình ảnh hàng hóa nhận được.
"Khi khách hàng mua một sản phẩm 1.000 đồng, nhiều khả năng họ sẽ mua thêm các sản phẩm khác, giúp tăng doanh số cho chủ shop. Đồng thời một số sản phẩm tồn kho có thể được thanh lý dễ dàng.
Bên cạnh đó, khi mua hàng, khách sẽ nhấn theo dõi, để lại đánh giá giúp tăng thứ hạng cho shop, tạo ưu thế trên sàn", ông Khải nhận định.
Đổi lại, doanh thu của shop chắc chắn sẽ giảm. "Tùy theo uy tín của shop mà sàn thương mại điện tử có chính sách trợ giá riêng. Tuy vậy, hầu hết shop đều bán lỗ trong đợt sale 9/9", Hiệp Lê, người có gian hàng quần áo trên Shopee cho biết.
Theo ông Hiệp, chính áp lực không muốn bán lỗ nhưng vẫn muốn bán nhiều khiến một số shop giao hàng không đúng bản chất cho người mua.
"Các shop này sẽ cố gắng hoàn thành càng nhiều đơn hàng càng tốt. Nếu không có hàng đóng gói, họ sẽ bỏ đá, kẹo hoặc các thứ khác vào. Khi khách hàng nhận được và khiếu nại, họ sẵn sàng trả tiền lại hoặc bồi thường thêm và yêu cầu người mua đánh giá 5 sao", ông Hiệp cho biết.
Thay vì bán lỗ mỗi mặt hàng vài chục nghìn đồng, chủ shop vẫn có thể hoàn thành đơn hàng, yêu cầu đánh giá 5 sao với số tiền bồi thường ít hơn.
Tuy vậy, chiêu trò này nhận lại nhiều phản ứng tiêu cực từ người dùng. "Tôi bỏ tiền và thời gian để mua hàng chứ không phải để nhận đền bù. Vì vậy, tôi nhất quyết không đánh giá 5 sao", tài khoản Hùng Thuận chia sẻ.
Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng bắt đầu phát hiện và mạnh tay với chiêu trò kinh doanh này. "Người bán vi phạm tương tự sẽ bị chúng tôi khóa vĩnh viễn tài khoản theo chính sách của sàn.
"Shopee cũng có cơ chế hợp tác và cung cấp thông tin nhanh về nhà bán hàng vi phạm cho cơ quan công an quản lý chuyên ngành của Cục An ninh mạng cũng như công an địa phương ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh... để phối hợp xử lý kịp thời", đại diện Shopee cho biết.
Bùng phát nạn 'treo đầu dê, bán thịt chó' khi mua online Lợi dụng chính sách không đồng kiểm và tâm lý không kiểm tra mã đơn hàng của người mua, kẻ gian tung chiêu 'treo đầu dê, bán thịt chó'. Chị Mỹ Hạnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết, ngày 18/10 có đặt mua chiếc áo croptop in hình cờ đỏ sao vàng tại một gian hàng thời trang trên ứng dụng Shopee,...