Cảnh báo viêm da do mỹ phẩm chứa corticoid
BS Lê Ngọc Diệp – Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, nhiều người sử dụng kem làm trắng nhanh, kem trị mụn làm da bị tàn phá nghiêm trọng.
Viêm da corticoid, biểu hiện nhiều mức độ
Hơn 10 năm nay, nhóm nghiên cứu của BS Nguyễn Phúc Cẩm Anh, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã tiếp nhận và điều trị cho gần 10.000 trường hợp bị viêm da do corticoid. Bệnh nhân từng dùng những sản phẩm làm đẹp nhanh như kem trộn, mỹ phẩm làm trắng, mỹ phẩm không rõ xuất xứ… mà không hiểu rằng đang tự hủy hoại làn da. Tùy vào sản phẩm, nồng độ corticoid và thời gian sử dụng, người dùng có thể viêm da corticoid ở những mức độ khác nhau.
Nặng nhất là thể viêm da kích ứng do sử dụng các loại corticoid mạnh và độc tính cao. Triệu chứng điển hình là đỏ da, kèm theo nóng rát, ngứa da; nhiều trường hợp da khô bong tróc dày từng mảng sần sùi, sẩn đỏ khắp mặt; mụn nước vỡ chảy nước vàng dẫn đến nhiễm trùng da.
Viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn cũng là dạng thường gặp. Tình trạng này dai dẳng, có thể kéo dài đến 12 tháng với các biểu hiện da đổ nhờn nhiều, nổi mụn đầu trắng, đầu đen; nhiều mụn đầu trắng chìm dưới da, có mụn viêm, mụn mủ; nhiều sẹo lõm và sẹo thâm. Dạng này thường do dùng kem trị mụn chứa corticoid trên da nhờn hay nổi mụn và mụn trứng cá nguyên phát.
Ngoài ra, bôi corticoid trong vài năm trở lên sẽ biểu hiện ở thể đỏ da dãn mạch kéo dài. Lúc đầu da đỏ, nóng rát phừng phừng; tinh trang đỏ da càng tăng khi vận động mặt, cơ thể, khi xúc động, khi gặp nhiệt hoặc hóa chất, kèm theo cảm giác sưng phù ở mặt, căng tức bên dưới da, cảm giác châm chích, hoặc ngứa như kiến bò. Thể này thường kéo dài, giảm chậm, dễ bị tái phát khi có tác nhân kích thích.
Thể viêm da dạng phồng rộp là thể nặng, cấp tính, còn gọi là hội chứng Steven Johnson (hội chứng hoại tử nông da do nhiễm độc) do nhiễm corticoid độc tính cao trên cơ địa dị ứng bẩm sinh. Khi bị hội chứng Steven Johnson, da nổi những phồng nước ngày càng nhiều; khi vỡ phồng nước gây đau nhức, nóng rát. Nếu bị nhiễm trùng, những phồng nước sẽ biến thành túi mủ. Khi vết phồng khô, da lột sạch, tình trạng tiếp theo sẽ là sẩn, đỏ kéo dài hoặc vùng da bị thâm sạm.
Nhẹ nhất là thể khô da bong tróc, vì chỉ nhiễm corticoid loại độc tính thấp, dùng thời gian ngắn. Da khô sần từ nhẹ đến vừa, có thể kèm theo ngứa.
Video đang HOT
Dễ bị nhầm lẫn với da mụn thông thường
Viêm da do corticoid có nhiều dạng, khó phân biệt. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân cho rằng da không hợp với mỹ phẩm nên tự đi tìm kem khác để thoa. Ngay cả bác sĩ chuyên khoa nhưng thiếu kinh nghiệm cũng có thể nhầm. Điển hình như trường hợp của bệnh nhân V.H. (20 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM). Sau khi dùng thuốc trị mụn, bệnh nhân có biểu hiện nổi nhiều mụn, sần sùi… Tiếp đó, bệnh nhân được BS kê toa thuốc khác để chữa mụn. Sau khi dùng thuốc bôi và thuốc uống, mụn càng phát tán mạnh, phồng rộp, chỉ cần chạm nhẹ, những mụn mủ đã bị vỡ, đau nhức, nóng rát. Một bệnh nhân khác, Ph. A. (24 tuổi, Q.2, TP.HCM), sau khi bôi và uống thuốc, mụn giảm nhanh, nhưng sau đó nổi mụn ngày càng nhiều. Mụn sưng to, hóa mủ, đau nhức.
Theo BS Trần Thế Viện, khoa Lâm sàng, BV Da liễu TP.HCM, một số thuốc trị mụn có chứa corticoid. Nếu bệnh nhân đã bị viêm da corticoid mà sử dụng thuốc trị mụn hoặc mỹ phẩm có chứa corticoid sẽ khiến tình trạng viêm da corticoid ngày càng nặng thêm. Có thể phân biệt mụn do viêm da corticoid với da mụn bằng cách:
- Nếu mụn thông thường, tổn thương ở bề mặt da có nhiều biểu hiện, gồm cả mụn mủ, đầu đen, đầu trắng, sẩn, nang… Còn mụn do viêm da corticoid thường chỉ ở một dạng nhất định.
- Mụn thông thường phần lớn tập trung ở những vùng tăng tiết bã nhờn như mặt, lưng trên, ngực. Còn mụn do viêm da corticoid có thể ở những vị trí khác có bôi corticoid ví dụ như vai, cổ, cánh tay, lưng dưới…
- Da bị viêm do corticoid, ngoài nổi mụn sẽ có thêm biểu hiện teo da, mỏng da, dãn mạch, có thể bị nhiễm thêm nấm (do giảm sức đề kháng, nấm dễ tấn công).
Viêm da do corticoid không chỉ khiến da bị tổn thương nặng mà còn đi kèm nhiều bệnh lý khác về da, nên việc điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian, có thể kéo dài cả năm. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nguyên tắc điều trị viêm da corticoid là phải ngừng ngay và tuyệt đối không được dùng trở lại sản phẩm có chứa corticoid.
Theo Phunutoday
Những điều chị em nào cũng phải biết về mụn
Có những vị trí không được nặn mụn, loại mụn không được nặn... là những điều chị em nào cũng phải biết.
Vị trí không được nặn mụn
Chóp mũi
Bạn tuyệt đối không được nặn mụn ở chóp mũi.
Phần dưới chóp mũi (hay phía trên môi) là nơi có huyệt đạo Nhân trung - huyệt đạo "hiểm", việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và ảnh hưởng tới cả cơ thể gây choáng đầu, hoa mắt. Vì thế khi có mụn ở vị trí này, tuyệt đối bạn không được nặn mà nên sử dụng biện pháp thoa kem trị mụn.
Mụn ở khoé mắt
Không nên bởi vì vị trí đó là một huyệt đạo quan trọng , nặn mụn không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các loại mụn không được nặn
Mụn thịt
Có rất nhiều bạn nhầm mụn thịt với mụn trứng cá nên hay nặn. Vì thế những vùng da đó có thể bị lan tràn vùng da lân cận.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen các bạn nên đợi cho đến khi nó "chín" rồi sử dụng các mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên như mặt nạ sữa chua, mặt nạ nghệ, chanh...
Đinh râu
Tuyệt đối không nên dùng tay để nặn, nhất là tay đang còn bẩn. Tại vì khi bạn nặn các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không chữa kịp thời thì dẫn đến tử vong cao.
Cách bỏ nhân mụn đúng cách
Nặn mụn không vô ích, nhưng chỉ nên thực hiện khi mụn đã chín, nhân mụn cô đặc lại. Không sử dụng tay để nặn mụn, vì mô hình chung sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm da nặng hơn.
Theo Phunutoday
'Tuyệt chiêu' làm đẹp hiệu quả nhanh Xã hội ngày càng phát triển, con người càng ngày càng bận bịu với biết bao công việc, học tập, gia đình... và những điều đó đã chiếm hết quỹ thời gian của chúng ta. cho nên chúng ta không có thời gian để chăm chút lại nhăn sắc của mình. Chính vì vậy nhan sắc của chị em ngày càng xa sút...