Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua website thanh toán giả
Các đối tượng xây dựng những website giả mạo, có hình thức giống các cổng thanh toán để người bị hại nhập thông tin tài khoản, nhằm chiếm đoạt tiền.
Mới đây, Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo, phát hiện một thủ đoạn mới của các đối tượng phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người bán hàng online và các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ.
Theo cảnh báo, thông qua điện thoại di động hoặc mạng xã hội như zalo, facebook, các đối tượng sẽ gửi một tin nhắn đường link giả mạo website của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union; dẫn dắt các bị hại tiến hành các bước đăng nhập vào đường link này, nhằm rút tiền mà các bị hại tin rằng các đối tượng đã trả thanh toán mua hàng.
Khi bị hại nhấp vào đường link trong tin nhắn, sẽ được chuyển đến một trang web giả mạo có hiển thị giống như website chính thức của Western Union. Các bị hại sẽ phải khai báo các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, mã số thẻ ngân hàng… trên website giả mạo để làm thủ tục rút tiền. Sau khi có được thông tin tài khoản, các đối tượng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của các đối tượng.
Tuy nhiên, để hoàn tất việc rút tiền từ tài khoản của bị hại, các đối tượng sẽ phải có mã OTP để thực hiện hành vi đánh cắp tiền, do vậy chúng sẽ giả mạo tin nhắn của Western Union với nội dung: “Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ibanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch”.
Đồng thời, trên trang web giả mạo cũng hiện lên dòng chữ “Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền”. Cùng lúc đó, do các đối tượng đang thực hiện thao tác rút tiền trong tài khoản của bị hại nên Ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền trên website giả mạo, đồng nghĩa với việc, giao dịch chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng phạm tội đã trót lọt.
Bộ Công an cảnh báo, người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. Hạn chế việc công khai ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng. Đối với các tài khoản công khai, dùng để giao dịch online cần hạn chế số tiền dư quá lớn, tránh để các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
Khi phát hiện hành vi lừa đảo tương tự, đề nghị người dân cần thông báo ngay đến cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết. Hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.
Những nhân tài công nghệ bán mình cho game cờ bạc
Hàng loạt các đường dây đánh bạc và hack tài khoản chiếm đoạt tiền đều xuất hiện gương mặt của những "nhân tài" giỏi công nghệ nhưng lầm đường lạc lối.
Học sinh giỏi lớp 12 cầm đầu băng nhóm lừa đảo
Trong tháng 5/2020, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) bắt giữ 7 người nằm trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng qua mạng xã hội Facebook và tài khoản ngân hàng.
Đáng chú ý, kẻ cầm đầu băng nhóm lừa đảo này là học sinh giỏi lớp 12 của trường THPT Quảng Trị tên Phạm Xuân Thái (SN 2002, ở Bích La Đông, Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị).
Tại cơ quan công an, Thái khai thường xuyên lên mạng internet chơi game ăn tiền, học hỏi mánh khóe của bạn bè trên mạng để hack tài khoản Facebook.
Thái đã lập trình, tạo ra các website giả mạo có dạng: Bình chọn giọng hát Việt nhí, Bình chọn danh lam thắng cảnh... sau đó gửi đường link trang web này đến các tài khoản Facebook của những người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Khi chủ tài khoản đăng nhập bình chọn, nhóm tội phạm sẽ có mật khẩu (password) rồi chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tinh vi hơn, nhóm của Thái còn tạo ra các đường link giả mạo ngân hàng để các nạn nhân truy cập, khai báo thông tin tài khoản ngân hàng. Sau khi thu thập đầy đủ mật khẩu, mã OTP của chủ tài khoản, nhóm tội phạm lập tức chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của nạn nhân vào tài khoản của Lê Viết Quý (SN 1994, ở số 17 Nguyễn Trãi, Khu phố 8, phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị).
Phạm Xuân Thái (bên trái) - kẻ cầm đầu băng nhóm lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân qua mạng xã hội Facebook và tài khoản ngân hàng.
Sau khi chiếm được tiền, Trịnh Minh Vương (SN 1990, đều ở Tổ 7, phường Tứ Hạ, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế) làm nhiệm vụ chia nhỏ số tiền và chuyển tiền qua nhiều tài khoản, nhiều ngân hàng khác nhau do Vương quản lý, rồi giao cho Nguyễn Văn Điền (SN 1997, ở tổ 6, phường Hương Văn, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế), Lê Hữu Quý (SN 1993, ở Khu Giáp Nhất, Hương Văn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) và 2 anh em ruột Trịnh Hà Sơn Bình (SN 1986) trực tiếp rút tiền mặt tại các cây ATM.
Trong số tiền chiếm đoạt được, Phạm Xuân Thái hưởng 70%; Lê Viết Quý và Cao Đăng Nhu (SN 1995, ở Trà Liên Tây, Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị) mỗi người hưởng 10%; Vương hưởng 5%; Điền, Bình và Lê Hữu Quý được hưởng 5% số tiền còn lại.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Công an tỉnh Bắc Ninh cùng các đơn vị chức năng xác định từ đầu năm 2020 đến nay Trịnh Minh Vương đã sử dụng 14 tài khoản ngân hàng ảo để cung cấp cho Nhu và Lê Viết Quý chiếm đoạt tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng của hơn 100 bị hại trên cả nước.
Học sinh giỏi quốc gia trùm game Đế chế
Giữa tháng 2/2020, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) khởi tố 56 bị can liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ bằng hình thức cá cược online qua trò chơi điện tử Đế chế (AOE). Trong số các bị can, Phí Văn Huấn (SN 1981, tức "Bầu Huấn") là người cầm đầu đường dây này.
Theo cơ quan công an, Huấn thành lập Công ty cổ phần EGOLD Việt Nam (Playonline.win) nhưng không hoạt động kinh doanh, ngụy trang để điều hành đường dây đánh bạc trên Powgs.com.
Để xây dựng đường dây tổ chức đánh bạc, Huấn đã tìm và lôi kéo những người thân tín giỏi công nghệ thông tin. Trong đó nổi bật là Trần Ngọc Anh (SN 1988, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).
Trần Ngọc Anh là người giúp sức đắc lực cho ông trùm thiết lập đường dây tổ chức đánh bạc.
Công an quận Cầu Giấy cho biết, Ngọc Anh có vai trò rất quan trọng trong hệ thống, đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc do Huấn cầm đầu.
Theo cơ quan điều tra, Trần Ngọc Anh từng là học sinh gỏi quốc gia môn Văn. Sau khi thi đỗ Đại học Công nghiệp Hà Nội hắn nhận ra đam mê với tin học. Trong quá trình học, Ngọc Anh tiếp tục giành giải 3 trong cuộc thi Olympic tin học Quốc gia và có tiếng trong giới công nghệ thông tin.
Năm 2009, qua mối quen biết từ trước, Ngọc Anh ra trường và làm việc cho Huấn, chuyên tổ chức quay phát trực tiếp các trận game đế chế online (AOE) và thu hút hàng triệu lượt xem.
Sau khi có lượng lớn người theo dõi, xem video, những năm 2016-2017, Huấn lên kế hoạch xây dựng trang web đánh bạc cho người chơi game và những người xem video trực tiếp qua mạng.
Từ những ý tưởng này, Ngọc Anh lập trình xây dựng hệ thống trang web Powgs.com để tổ chức đánh bạc, cá cược có máy chủ đặt tại nước ngoài, đồng thời làm quản trị và chuyên sửa chữa lỗi hệ thống. Trần Ngọc Anh cùng Nguyễn Văn Phong là người phụ giúp Huấn sửa chữa, bảo dưỡng máy móc.
Bên cạnh Trần Ngọc Anh, trong số các bị can bị khởi tố, còn có một "game thủ" nổi tiếng trong giới game đế chế có nick name là Hồng Anh. Theo đánh giá của các con bạc, Hồng Anh là game thủ top 1, thường xuyên tham gia các giải thi đấu lớn trong nước, quốc tế và đạt được nhiều thành tích.
Con ngoan, trò giỏi trở thành "trùm" đường dây đánh bạc
Ngày 12/3/2019, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ do 2 cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bảo kê.
HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm đối với Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) lĩnh 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50) lĩnh 10 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
"Ông trùm" Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương bị giữ nguyên hình phạt như phiên sơ thẩm đã tuyên là 5 và 10 năm tù về hai tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền.
Phan Sào Nam lắng nghe lời của mẹ trình bày trước HĐXX.
Trong vụ án này, Phan Sào Nam là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Sở hữu vẻ ngoài điển trai, thư sinh, Phan Sào Nam được các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên nữ gọi đùa là "hotboy". Nam còn được đặt biệt danh "hoàng tử bóng đêm" với những cuộc họp thâu đêm hay những email được gửi vào khoảng 2 - 3h sáng.
Tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh của Trường đại học Kinh tế TP.HCM và thạc sỹ quản trị kinh doanh công nghệ của Trường đại học Thông tin liên lạc Hàn Quốc, Phan Sào Nam thông thạo 2 ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Hàn.
Theo cơ quan điều tra, Phan Sào Nam có trình độ và am hiểu về công nghệ thông tin nhưng vì mục đích cá nhân, đã tiếp nhận đề nghị của Hoàng Thành Trung tìm đối tác phát hành phần mềm tổ chức đánh bạc bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club mà Trung có sẵn.
Sau đó, Phan Sào Nam kết nối với Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐTV Công ty CNC là công ty bình phong của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, thống nhất việc Công ty CNC làm nhiệm vụ phát hành game lên mạng và ký hợp đồng hợp tác. Tiếp đó, Nam ký hợp đồng với Công ty Nam Việt xây dựng phần mềm tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet.
Quá trình điều tra, Phan Sào Nam thừa nhận hành vi phạm tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền, đồng thời tích cực cùng với người thân nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính. Cơ quan điều tra đang tạm giữ số tiền hơn 821 tỷ, phong tỏa hơn 76 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng; kê biên hai ngôi nhà trị giá theo hợp đồng 12,4 tỷ đồng; phong tỏa 13 hợp đồng mua căn hộ trị giá gần 140 tỷ, 5 ô tô các loại của Phan Sào Nam.
Đáng nói, trong phiên tòa xét xử, bà Phan Thu Nga và bà Phan Thu Hương là hai chị em ruột, hai người mẹ của Phan Sào Nam vẫn luôn hết lời ca ngợi con. Bà Nga (mẹ đẻ của Nam) bày tỏ: "Tôi muốn nhắn lại với con tôi rằng, với tôi, vẫn giữ mãi những suy nghĩ tốt đẹp về đứa con ngoan, học giỏi. Sau sự việc này, tôi mong con hiểu nhiều hơn trong cuộc sống, mong sớm quay trở lại xã hội để với trình độ năng lực của mình sẽ đóng góp, cống hiến cho xã hội; chăm lo 3 đứa con vì dù sao ông bà cũng không thể thay được bố của cháu...".
Trong khi đó, bà Phan Thu Hương (người mẹ thứ 2 của Nam) vì che giấu cho hành vi phạm pháp của Nam mà vướng vòng lao lý khi đứng trước tòa vẫn nói: "Phan Sào Nam luôn là hình ảnh đẹp trong mắt bị cáo và cả gia đình".
Video: Học sinh giỏi lớp 12 cầm đầu băng nhóm lừa đảo hàng chục tỷ đồng qua mạng xã hội
Bắt 6 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền của người bán hàng online Cơ quan công an ở Thừa Thiên Huế bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền của người bán hàng online qua mạng xã hội Facebook. Ngày 29/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) đã bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng xã hội Fcebook. Cơ quan công an lấy...