Cảnh báo núi lửa siêu phun trào có thể xóa sổ nhân loại?
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng “mùa đông hạt nhân”.
Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào hồi đầu tuần
Một sự kiện núi lửa “siêu phun trào” có thể xóa sổ nền văn minh của con người sẽ đến sớm hơn dự kiến, các nhà khoa học vừa cảnh báo.
Theo đó, thảm họa phun trào này mạnh đến mức có thể đưa nhân loại trở về thời kỳ đồ đá.
Cụ thể, nó có thể bao phủ toàn bộ hành tinh bằng tro núi lửa và thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng “mùa đông hạt nhân” do khói bụi bốc lên bầu khí quyển, che mặt trời.
Chỉ một vụ siêu phun trào cung có thể thải ra hơn 1.000 gigaton khói bụi vào không khí. (1 gigaton = 1 tỷ tấn).
Nhưng điều quan trọng nhất, núi lửa siêu phun trào là sự kiện nằm trong chu trình bình thường của Trái đất, cứ hàng chục ngàn năm lại xảy ra một lần.
Thế nhưng, nghiên cứu mới đây cho biết khoảng thời gian trên thực chất ngắn hơn dự kiến.
Núi lửa Popocatepetl ở Mexico
Video đang HOT
Các ước tính năm 2004 nói rằng thảm họa “siêu phun trào” xảy ra mỗi 45.000-714.000 năm và không gây ra mối đe dọa trực tiếp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã điều chỉnh con số này xuống khoảng từ 5.200-48.000 năm.
Thông tin trên vừa được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters, dựa trên phân tích thống kê về các lần phun trào núi lửa trong quá khứ.
Hai vụ núi lửa siêu phun trào gần đây nhất xảy ra từ 20.000 đến 30.000 năm trước.
Giáo sư Jonathan Rougier, đến từ Đại học Bristol nước Anh, cho biết: “Chúng ta đã gặp một chút may mắn vì chưa trải qua bất kỳ vụ siêu phun trào nào kể từ đó.
“Nhưng cần phải hiểu rằng việc không có siêu phun trào trong 20.000 năm qua không có nghĩa là một vụ phun trào bị trễ hạn. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng chính xác như chu kỳ dự đoán.
“Những gì có thể nói là núi lửa đang đe dọa nền văn minh của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ”.
Theo Danviet
Dung nham núi lửa Bali tràn vào làng: 90.000 khách du lịch vẫn mắc kẹt
Các chuyên gia cảnh báo hoạt động của núi lửa Agung ở Bali có thể trở nên tồi tệ hơn khi dòng dung nham nguội của ngọn núi này đang chảy vào các làng mạc trong khi 90.000 du khách vẫn mắc kẹt trong khu vực.
cảnh báo núi lửa ở Bali đã được nâng lên lên cấp độ 4 - cấp độ nguy hiểm nhất.
Ngọn núi lửa cao nhất Bali, Agung ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sắp phun trào dữ dội. Một vụ phun trào lớn chưa từng có nhiều khả năng xảy ra khi Agung đang phun ra những đám mây tro bụi khổng lồ và dung nham lạnh tràn vào các làng mạc, các quan chức địa phương cảnh báo.
những đám mây tro bụi dày màu đen đang trút như mưa xuống các ngôi làng ở sườn núi và các dòng dung nham lạnh nguy hiểm đã trào ra từ miệng núi lửa. Các quan chức Indonesia đã nâng mức cảnh báo núi lửa ở Bali lên cấp độ 4 - cảnh báo nguy hiểm cao nhất.
Các chuyến bay đã được nối lại tại sân bay Denpasar (Bali) và một vài máy bay đã cất cánh nhưng khoảng 90.000 hành khách được cho là sẽ kẹt lại ở đây thêm 1 tuần nữa.
Các hãng hàng không khu vực bao gồm Air Asia và Wings Air là những hãng hàng không đầu tiên nối lại các chuyến bay để đưa hành khách rời khỏi Bali.
Hàng chục nghìn hành khách mắc kẹt ở Bali ăn ngủ ở sân bay mong được về nhà.
Tuy nhiên, các hành khách muốn về nhà ở Úc và một số khu vực khác đang phải đối mặt việc bị kẹt lại ở Bali thêm 1 tuần bởi theo ABC News, chuyến bay đầu tiên về Úc sẽ không khởi hành cho đến ngày 7.12.
Keira Nolan, một hành khách người Úc cho biết cô và những người khác đang cố tìm mọi cách để được về nhà.
"Chúng tôi sẽ thử tới một sân bay khác - chúng tôi sẽ bắt xe buýt và phà rồi lại đi xe buýt khác trong 12 giờ hoặc bằng cách nào đó tương tự để đến được một sân bay khách. Hy vọng sẽ có một chuyến bay thẳng về nhà", cô Nolan chia sẻ.
Ngoài ra, có tới 100.000 người được yêu cầu di tản khẩn cấp nhưng đến nay mới chỉ có 43.000 người chấp hành.
Chuyên gia núi lửa Tiến sĩ Janine Krippner đã cảnh báo rằng, nếu không di tản kịp thời, người dân địa phương "sẽ không thể chạy trốn" khỏi dung nham nóng bỏng chảy ra từ đỉnh núi lửa lớn nhất của Bali và tràn xuống các làng mạc xung quanh nó.
Bà Krippner nói rằng, hoạt động bên trong núi lửa Agung hiện giống như "lắc mạnh một chai côca và sau đó mở nắp".
"Đây là một vụ phun trào, một vụ phun trào 100%. Dung nham đang tràn ra khỏi núi lửa, chắc chắn đủ để gây ra thảm họa. Vụ phun trào có thể tồi tệ hơn và các bạn không thể chạy nhanh hơn dung nham.
Khói bụi núi lửa bao phủ mọi thứ gần nó.
Hiện tro bụi núi lửa Bali đã bao phủ khắp mọi thứ từ thực vật, các làng mạc lân cận cho tới những bàn chân của người dân địa phương. Cột khói bụi khổng lồ của ngọn núi này cũng có thể quan sát thấy từ không gian.
Dòng sông đầy tro bụi núi lửa.
Theo Danviet
Cảnh báo người Việt về khả năng núi lửa Agung phun trào khủng khiếp Do lo ngại núi lửa Agung có thể phun trào lớn, ngày 27.11, chính quyền hòn đảo du lịch Bali của Indonesia đã nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất, đồng thời yêu cầu người dân sinh sống trong phạm vi bán kính từ 8-10 km phải sơ tán ngay lập tức. Theo ước tính có khoảng 100.000 người đã đượcc...