Cảnh báo: Các tình huống dễ lây HIV nhất mà nhiều người đang bỏ qua
Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Trí, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 đường lây truyền HIV là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con.
Lây truyền qua đường máu: Cách đây khoảng 10 năm, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền chủ yếu, có đến 80 – 90% lây qua bơm kim tiêm ở những người sử dụng ma túy. Họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên virus HIV sẽ lây trực tiếp cho người khác.
Còn ngày nay, lây truyền HIV qua việc dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy đã giảm đi. Nguyên nhân được bác sĩ Trí chỉ ra rằng, một phần là do hiện nay các đối tượng nghiện ma túy sử dụng ma túy dạng hút hít nhiều hơn, hoặc dùng ma túy pha với các chất kích thích.
HIV Thường lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con. Ảnh minh họa
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc dùng chung bơm kim tiêm giảm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm từ việc dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu… Các loại dụng cụ sắc nhọn này đều có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Cũng có thể lây truyền HIV qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây xát…
Lây truyền HIV từ mẹ sang con: Người ta quan niệm máu mẹ giúp nuôi dưỡng bào thai nên khi mẹ bị HIV sẽ sinh con cũng mắc bệnh. Tuy nhiên, thực tế việc lây HIV từ mẹ sang con chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Việc lây nhiễm thường diễn ra trong lúc chuyển dạ, khi độ mở của bộ phận sinh dục người mẹ thấp, gây rách tầng sinh môn, chảy máu, trong quá trình con ra ngoài nếu có xây xước, khi tiếp xúc với máu mẹ sẽ nhiễm bệnh. Nếu đứa con không bị xây xước thì con sẽ an toàn.
Lây HIV qua đường tình dục: Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua con đường quan hệ tình dục được đánh giá thấp nhất, nhất là khi có biện pháp bảo hộ. Những trường hợp quan hệ thô bạo làm rách thành âm đạo gây chảy máu, hoặc tổn thương niêm mạc của dương vật ở mức độ sâu mới có thể lây bệnh HIV sang đối phương.
Bệnh nhân HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa
Bác sĩ Trí cũng chia sẻ việc mình đã từng điều trị cho một bệnh nhân bị HIV do tiêm chích ma túy. Bệnh nhân này lấy 4 bà vợ và biết cách phòng ngừa bệnh cho đối phương nên cả 4 bà vợ của bệnh nhân đều không bị lây nhiễm.
Việc điều trị bằng thuốc ARV cho người bị HIV có ý nghĩa rất quan trọng. Khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác.
Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.
Đặc biệt, nếu bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Uống thuốc trong thời kỳ phơi nhiễm sẽ an toàn
Theo bác sĩ Trí, trong khoảng từ 1 – 2 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, có từ 40% đến 90% số người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm. Lúc này, bệnh nhân có thể sốt 38 – 40 độ C, vã mồ hôi, mỏi mệt, đau cơ khớp, viêm họng, sưng nhiều hạch…
Thời điểm này là lúc virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Các hiện tượng viêm, sưng chính là phản ứng viêm của hệ miễn dịch.
Các triệu chứng và dấu hiệu ở giai đoạn đầu nhiễm virus HIV tương tự như các bệnh thông thường khác và giai đoạn này, các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.
Trong thời gian cửa sổ của căn bệnh HIV người nghi bị nhiễm (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm, xây xát chảy máu) người ta gọi là thời kỳ phơi nhiễm. Trong thời gian đó nếu người bệnh được điều trị kịp thời bằng uống thuốc trong thời kỳ phơi nhiễm sẽ an toàn, ít nguy cơ mắc bệnh.
Theo www.giadinhmoi.vn
Chyên gia phổi khuyến cáo về 5 thói quen để có lá phổi khoẻ mạnh
Phổi là cơ quan nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố có hại bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc...
Chính vì vậy, nếu không biết cách giữ gìn, hầu hết mọi người sẽ mắc các bệnh lý về phổi, nhẹ là bệnh về đường hô hấp, nặng có thể là các bệnh mãn tính, ung thư...
Mới đây, Ths. Bs Vũ Văn Thành - Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung Ương đã chia sẻ về 5 thói quen dễ thực hiện để có một lá phổi khoẻ mạnh.
Phổi là cơ quan nhạy cảm của cơ thể, dễ bị tác động bởi những tiêu cực từ bên ngoài
Thay khẩu trang định kỳ
Theo Ths. BS Vũ Văn Thành, đối với cơ quan hô hấp, bao gồm phổi, phế quản, không khí trong lành có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, không khí đang bị ô nhiễm, khói bụi... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan này
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, để tránh các tác nhân gây hại từ bên ngoài, một trong những cách mọi người thường sử dụng là đeo khẩu trang để loại bỏ bớt hạt bụi xâm nhập vào phổi qua đường thở, tuy nhiên với hạt bụi kích thước nhỏ thì chỉ có khẩu trang chuyên dụng mới có hiệu quả (N95).
Đeo khẩu trang là một cách ngăn chặn dị vật vào phổi theo đường thở, tuy nhiên, khẩu trang cũng có thời hạn sử dụng
Tuy nhiên, với việc đeo khẩu trang, mọi người nên chú ý cách sử dụng thế nào cho đúng. Bác sĩ cho biết, không nên đeo một chiếc khẩu trang trong thời gian dài mà phải thường xuyên thay mới hoặc vệ sinh. Riêng khẩu trang dùng một lần (khẩu trang giấy), không được sử dụng lại.
Ths. Bs Vũ Văn Thành cho biết, nếu đeo khẩu trang trong thời gian dài, không vệ sinh, vô tình khẩu trang trở thành nơi khu trú ổ bệnh, vi khuẩn và lây nhiễm ngược lại cơ thể.
Vệ sinh mũi họng cẩn thận
Ths. Bs Vũ Văn Thành cho biết, hệ hô hấp được chia thành hô hấp trên và hô hấp dưới. Với hô hấp trên, bao gồm có mũi, xoang, họng... Các cơ quan này có liên quan trực tiếp đến phổi bởi vi khuẩn khu trú tại đây có thể gây bệnh đường hô hấp dưới, hay gặp ở trẻ em và người già. Chính vì vậy, những trẻ nhỏ bị viêm họng trên, nếu không xử lý sớm, sạch sẽ, bệnh sẽ dẫn đến viêm phổi.
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ là cách giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi
Chính vì vậy, vệ sinh mũi họng, tránh nhiễm trùng "vùng cửa ngõ" này góp phần bảo vệ phổi một cách hiệu quả.
Tập hít thở đúng cách
Tập thể dục có ảnh hưởng tích cực tới toàn bộ cơ thể, kể cả phổi. Khi vận động, các cơ quan sẽ phải tăng khả năng làm việc, phổi phải tăng số lần và cường độ. Việc kết hợp hít thở sâu, đều đặn trong khi tập thể dục, đi bộ... có thể làm tăng độ giãn nở, độ đàn hồi và kích thích sự phát triển của các cơ hô hấp tại phổi.
Hít thở là cách làm tăng độ đàn hồi của phổi
"Khi phổi thở ra bình thường, vẫn còn một lượng khí dự trữ trong phổi (khí cặn), mọi người có thể thở ra thêm một lượng khí cặn này, giúp khí cặn được làm mới, thải bớt khí CO2 và tăng O2, nhờ đó mà tăng chất lượng trao đổi khí của phổi. , bác sĩ Thành cho biết.
Ăn uống thức ăn giàu vitamin
Chuyển hoá của phổi rất đa dạng và phức tạp, bao gồm liên quan đến các chất trung gian gây viêm và chất gốc oxy hoá.
Riêng với chất trung gian gây viêm: khi có chất gây kích ứng, dị nguyên bất thường đi qua phế quản vào phổi, phần lớn sẽ được bắt giữ và đào thải ra ngoài qua phản xạ ho theo cơ chế bảo vệ cơ học. Một số sẽ được tiêu hóa tại chỗ. Trong quá trình tiêu hoá, đường thở sẽ sinh ra các chất trung gian hoá học gây viêm và đây là tiềm tàng gây ra bệnh lý về phổi.
Bên cạnh đó còn sinh ra các gốc oxy hoá, có nhiều nhất trong khói thuốc lá... gây ảnh hưởng đến sự trẻ hóa của phổi
Chính vì vậy, để có lá phổi khoẻ mạnh, ta nên ăn những thực phẩm có thể tăng các chất chống oxy hoá như vitamin E, vitamin nhóm D, vitamin C... có nhiều trong củ quả, rau, mầm,...
Cũng giống bệnh lý tim mạch, mọi người nên hạn chế sử dụng đồ ăn chất nhiều dầu mỡ...
Thực tế trên thế giới có những báo cáo cho thấy, ở những bà mẹ khi mang thai có chế độ ăn nhiều rau, củ, quả, giàu vitamin nhóm C, E, D... thì đứa trẻ sinh ra sau này sẽ thường ít mắc các bệnh lý về phổi hơn", bác sĩ Thành chia sẻ.
Không hút thuốc lá
Bác sĩ Thành cho biết, phổi là cơ quan đặc biệt thường xuyên tiếp xúc với môi trường thông qua hít thở, do đó bất cứ một thay đổi môi trường nào cũng tác động trực tiếp đến phổi.
Trong khói thuốc lá có hơn 7.000 chất độc hại, trong đó có hàng trăm chất có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người, đặc biệt với phổi, phế quản là cơ quan phải chịu tác động trực tiếp nhiều nhất và đề lại những hậu quả nặng nề.
Khi đi vào cơ thể, khói thuốc lá tác động trực tiếp, đầu tiên ngay tại phổi
Cụ thể, khi hít phải, chất độc có trong khói thuốc sẽ trực tiếp tác động tiêu cực vào thảm nhầy, nhung mao có trong phế quản khiến cho chức năng bảo vệ của cơ quan này giảm xuống, suy giảm chức năng bảo vệ của phổi. Từ đó, nó có thể gây ra bệnh lý ở phổi như nhiễm trùng hô hấp gồm có viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phổi (thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi), làm khởi phát bệnh hen.
Khi tiếp xúc lâu dài, khói thuốc lá làm biến đổi cấu trúc tế bào biểu mô đường thở, hình thành nên các tế bào bất thường - nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ....
Theo www.giadinhmoi.vn
Lần đầu vận dụng tim phổi nhân tạo để mổ u tim bệnh nhân Khối u trung thất ở phía sau tim được bao bọc bởi các động mạch lớn khiến người phụ nữ 38 tuổi ở Quảng Ninh bị ho, khó thở. 2 tháng gần đây, chị ho, khó thở tăng dần. Đi khám tại bệnh viện, chị được chẩn đoán viêm phổi, uống kháng sinh nhưng không đỡ. Khó thở ngày càng tăng, chị đến...