Căng thẳng với Nga tăng vọt, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sắp “động binh” ở Syria
Căng thẳng đã gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sau cuộc họp quân sự tổ chức tại Ankara vào tháng 9 không đạt được sự đồng thuận về Idlib.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Theo tờ Asharq Al-Awsat, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dường như đang ám chỉ khả năng khởi động một chiến dịch quân sự mới ở miền Bắc Syria nếu các cam kết với Nga không được thực hiện.
Ông Erdogan đề cập đến hai thỏa thuận đã đạt được với Mỹ và Nga về việc loại bỏ Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Người Kurd (YPG) khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Ankara tạm dừng chiến dịch quân sự phát động ở Syria vào tháng 10/2019.
Ông Erdogan nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ “sẽ thực hiện các bước kiên quyết cho đến khi đạt được sự ổn định tuyệt đối dọc theo các biên giới phía Nam”, đồng thời cho biết thêm, Ankara đã ngăn cản các nỗ lực thiết lập “hành lang khủng bố” dọc theo biên giới.
Phát biểu trong một cuộc họp video hôm 3/10, ông Erdogan tuyên bố, Ankara sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến một thảm kịch nhân đạo ở tỉnh Idlib của Syria.
Video đang HOT
Tổng thống Erdogan trước đó tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận hòa bình đã đạt được với Nga về Idlib vào tháng 3. Tuy nhiên, ông cảnh báo Ankara sẽ không dung thứ cho sự khiêu khích của chính quyền Syria.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sau cuộc họp quân sự tổ chức tại Ankara vào tháng 9 do không đạt được sự đồng thuận về Idlib.
Các nguồn tin từ cả hai bên cho biết, các quan chức đã không nhất trí về những điểm được thảo luận trong cuộc họp, điều mà Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu mô tả là “không hợp lý”.
Nga đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giảm số trạm quân sự ở tây bắc Syria hoặc số lượng lực lượng triển khai ở đó, đồng thời rút vũ khí hạng nặng tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Syria.
Ankara từ chối yêu cầu này và Nga cũng được cho là từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc bàn giao các thành phố Manbij và Tal Rifaat. Kể từ cuộc gặp nói trên, Nga đã ngừng thực hiện các cuộc tuần tra chung với Thổ Nhĩ Kỳ ở cao tốc M4.
'Sát thủ vô hình' trong xung đột Azerbaijan - Armenia
Khả năng ẩn mình và tung đòn đánh bất ngờ khiến UAV trở thành vũ khí được Azerbaijan sử dụng rộng rãi trong xung đột với Armenia.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan gần đây liên tục đăng video trinh sát cơ không người lái (UAV) theo dõi vị trí quân đội Armenia bị không kích, cũng như hình ảnh trực tiếp từ UAV tự sát đang lao xuống mục tiêu kể từ khi xung đột vũ trang bùng phát tại khu vực Nagorno-Karabakh hôm 27/9.
Giới chuyên gia cho rằng UAV đang đóng vai trò lớn trong xung đột giữa Azerbaijan và Armenia. Chúng có kích thước nhỏ, thời gian hoạt động trên không lâu, được trang bị cảm biến hiện đại có thể phát hiện kẻ địch từ xa và cung cấp thông tin chiến trường quý giá cho sở chỉ huy.
Không chỉ phát hiện, theo dõi đối phương, nhiều UAV vũ trang có thể lập tức tung đòn không kích vào mục tiêu với tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều so với đòn không kích của chiến đấu cơ có người lái. Trong trường hợp UAV bị bắn hạ, phi công điều khiển vẫn an toàn tại căn cứ cách đó hàng trăm km và có thể lập tức vận hành UAV khác cất cánh.
Các mẫu máy bay không người lái và UAV tự sát do Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chế tạo, cũng như hàng loạt phi cơ nội địa của Azerbaijan đã khiến Armenia mất lượng lớn xe tăng thiết giáp, pháo binh và tên lửa phòng không trong xung đột tại Nagorno-Karabakh.
Một trong những khí tài được Azerbaijan sử dụng rộng rãi là UAV tự sát Harop do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel phát triển và chế tạo. Mẫu UAV này dài 2,5 m, có sải cánh 3 m, tầm bay 1.000 km, vận hành liên tục được trong 6 giờ và mang đầu nổ nặng 23 kg.
Kích thước nhỏ gọn, ứng dụng nhiều công nghệ giảm tiết diện phản xạ radar khiến Harop có khả năng ẩn mình trước hệ thống phòng không đối phương, trở thành "sát thủ vô hình" đối với những khí tài lạc hậu như tên lửa phòng không Osa của Armenia. Tín hiệu bộc lộ hồng ngoại của nó cũng rất thấp, gây khó khăn cho tên lửa tầm nhiệt và cảm biến hồng ngoại, trong khi thân vỏ được thiết kế khiến mắt thường và các thiết bị quang học khó phát hiện.
Harop được tối ưu cho nhiệm vụ chế áp lưới phòng không đối phương nhờ khả năng tự động bám theo sóng radar và lao xuống nguồn phát. Nó cũng được lắp hệ thống cảm biến quang - điện tử để đối phó biện pháp tắt radar và tập kích các mục tiêu như tăng thiết giáp, công sự đối phương.
Israel cũng cung cấp cho Azerbaijan nhiều loại UAV trinh sát tầm ngắn và tầm trung như SkyStriker, Orbiter 1K, Orbiter 3, ThunderB, Hermes 450, Hermes 900 và Heron TP.
SkyStriker do tập đoàn Elbits chế tạo, có kích thước nhỏ hơn Harop và có thể lượn trên khu vực mục tiêu trong vòng 2 giờ, tầm bay 20 km và mang đầu đạn 5 kg. Nó có thể được dùng để tập kích các mục tiêu ít kiên cố như trận địa pháo, xe tải và vị trí tập trung đông binh sĩ đối phương. Armenia tuyên bố đã bắn hạ được một số UAV SkyStriker của Azerbaijan.
Một chiếc Harop của Israel bay thử. Ảnh: IAI.
UAV vũ trang Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng xuất hiện trong xung đột, dù chưa rõ ai là người vận hành chúng. Các phi cơ này có thể được Ankara chuyển giao cho Baku, hoặc được binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp vận hành.
Mẫu TB2 dài 6,5 m, sải cánh 12 m, khối lượng cất cánh tối đa 650 kg, có khả năng hoạt động 27 giờ liên tục ở khoảng cách 300 km so với đài điều khiển. Mỗi chiếc mang được tải trọng 150 kg, trong đó khối lượng vũ khí là 55 kg. TB2 được trang bị tên lửa dẫn đường bằng laser MAM-L với 4 loại đầu nổ có khối lượng tối đa 22 kg, biến thể triển khai ở Nagorno-Karabakh dường như sử dụng đầu đạn con chuyên chống bộ binh.
Bayraktar TB2 từng tham chiến tại Libya và tiêu diệt ít nhất 3 hệ thống phòng không Pantsir-S1 được Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) viện trợ cho phe nổi dậy Quân đội Quốc gia Libya. Hai tổ hợp Pantsir-S1 của Syria cũng trở thành mục tiêu của TB2 hồi tháng 3 năm nay.
Một số nguồn tin cho rằng Azerbaijan cũng đang hoán cải nhiều máy bay vận tải hạng nhẹ An-2 thành phi cơ không người lái. Chúng có nhiệm vụ đánh động hệ thống phòng không Armenia, khiến các tổ hợp tên lửa phải bật radar đối phó và trở thành mục tiêu của UAV hiện đại. Ngay cả khi phòng không đối phương không bị tiêu diệt, sự hiện diện của An-2 cũng gây căng thẳng cho binh sĩ và làm hao mòn năng lực chiến đấu của lực lượng Armenia.
"Rõ ràng là không gian chiến trường hiện đại đang dần thay đổi vì sự xuất hiện của những sát thủ vô hình như máy bay không người lái vũ trang và UAV tự sát. Chúng rất hiệu quả về mặt chi phí, người vận hành không sợ nguy hiểm tính mạng, trong khi gây thiệt hại lớn cho đối phương. Nhiều UAV đã bị bắn hạ, nhưng chúng đã thể hiện giá trị khi tập kích những mục tiêu có giá trị cao", ký giả Stephen Bryen của Asia Times nhận xét.
Cuộc chiến Armenia-Azerbaijan: Nga thiệt hại thế nào? Việc Nga can dự vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan có nguy cơ xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hay không, giới chuyên gia đã thảo luận về vấn đề này. Chiến sự Armenia-Azerbaijan. Người phụ trách chuyên mục của "Constantinople" Andrei Perla đã viết, giờ đây ở Yerevan, hàng trăm người đứng xếp hàng tại các...