Căng thẳng thương mại Hàn Quốc – Nhật Bản ‘nóng’ trở lại
Ngày 2/6, Hàn Quốc thông báo sẽ tái khởi động quy trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) về việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghiệp quan trọng sang nước này.
Bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhưng Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết họ vẫn sẵn sàng đàm phán để giải quyết cuộc tranh chấp kéo dài hàng tháng với quốc gia láng giềng này.
Cách đây hơn nửa năm, Seoul đã rút lại khiếu nại nêu trên trong một hành động thiện chí nhằm tìm kiếm một sự đột phá trong tranh cãi thương mại song phương. Quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã nóng lên sau khi Tokyo đột ngột thắt chặt việc xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình – gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro florua có độ tinh khiết cao (HF) sang Hàn Quốc từ tháng 7/2019. Tới tháng Tám cùng năm Hàn Quốc tiếp tục loại Hàn Quốc khỏi “Danh sách trắng” các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi xuất khẩu.
Tokyo đã dỡ bỏ một phần các biện pháp kiềm chế xuất khẩu chất cản màu trước hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước vào tháng 12/2020. Nhưng kể từ đó, nước này không đưa ra thêm động thái nào về vấn đề này.
Vào tháng 5/2020, Seoul một lần nữa kêu gọi Tokyo dỡ bỏ các quy định thương mại vào cuối tháng, đồng thời kêu gọi Nhật Bản cùng nỗ lực để khắc phục hậu quả kinh tế từ đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã không đổi ý. Phía Hàn Quốc cho biết họ đã nhận được phản hồi từ Nhật Bản trước hạn cuối vào ngày Chủ nhật vừa qua (31/5). Dù không cung cấp thông tin chi tiết, Seoul có hàm ý rằng phản hồi của Tokyo đã “không đáp ứng được mong đợi”.
Ông Na Seung-sik, một quan chức của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, cho biết giới chức nước này đã đi đến kết luận rằng họ không thể tiến hành các cuộc đàm phán bình thường với Nhật Bản, vốn là tiền đề của việc đình chỉ khiếu nại tại WTO. Do vậy, Hàn Quốc sẽ mở lại quy trình giải quyết tranh chấp tại WTO về chính sách kiểm soát xuất khẩu Nhật Bản đối với với ba vật liệu công nghiệp.
Với quyết định này, Hàn Quốc có kế hoạch yêu cầu WTO lập hội đồng giải quyết tranh chấp về thương mại với Nhật Bản. Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO sẽ mất tới hơn một năm, mặc dù thời gian giải quyết có thể phụ thuộc vào tiến độ đàm phán.
Video đang HOT
Theo Hàn Quốc, tranh chấp thương mại này gây thiệt hại cho xuất khẩu của Nhật Bản nhiều hơn so với của Hàn Quốc. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang nước láng giềng trong năm 2019 đã giảm 6,9% xuống còn 28 tỷ USD so với một năm trước đó. Nhưng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hàn Quốc đã giảm hơn 12,9% xuống còn 47 tỷ USD.
Tuy nhiên đối với Seoul, việc loại bỏ các rào cản thương mại là rất quan trọng. Vì nền kinh tế nước này phụ thuộc vào xuất khẩu, trong ngành này đang chịu nhiều áp lực khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và đi lại trên toàn cầu. Lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng Năm đã giảm tháng thứ ba liên tiếp với mức giảm 23,7%.
Lý do có thể khiến Covid-19 ít chết chóc hơn ở châu Á
Tỷ lệ tử nhiễm và tử vong vì nCoV ở châu Á thấp hơn nhiều so với phương Tây, thôi thúc giới khoa học khám phá bí mật về Covid-19.
Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát hồi tháng 12/2019, báo cáo hơn 4.600 người chết, với tỷ lệ tử vong 3 người trên một triệu dân. Tỷ lệ này của Nhật Bản là 7, Pakistan 6, Hàn Quốc và Indonesia 5, Ấn Độ 3 và Thái Lan dưới một. Việt Nam, Campuchia và Mông Cổ không ghi nhận ca tử vong vì Covid-19. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của các nước phương Tây lớn hơn rất nhiều, với Đức 100, Canada 180, Mỹ gần 300, Anh, Italy và Tây Ban Nha hơn 500.
Sự chênh lệch rõ ràng giữa châu Á và phương Tây lập tức thu hút sự chú ý của giới khoa học. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Chiba, Nhật Bản, đã tìm hiểu các yếu tố có thể khiến Covid-19 ở châu Á bớt chết chóc hơn châu Âu và Bắc Mỹ.
Người dân đeo khẩu trang đứng chờ sang đường ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Một trong những lý do khiến số người chết ở Mỹ và Tây Âu cao hơn là phản ứng chần chừ trong giai đoạn đầu dịch. Trong khi đó, châu Á, n hờ kinh nghiệm đối phó với các đợt bùng phát dịch trong quá khứ, như SARS và MERS, đã nhanh chóng triển khai biện pháp ngăn chặn mối đe dọa mới.
Đài Loan là một minh chứng cho điều này. Khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, đảo Đài Loan nhanh chóng giám sát y tế đối với những người đến từ Trung Quốc đại lục và cách ly tất cả người có triệu chứng nhiễm bệnh. Tới ngày 21/1, ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Đài Loan và chính quyền đã sớm bắt đầu phân phối khẩu trang.
Hàn Quốc cũng lập tức khởi động hệ thống xét nghiệm, theo dõi và cách ly người nhiễm. Chính quyền Hong Kong đã sớm nhận ra rủi ro sau thông tin về các ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán, sau đó phát cảnh báo từ ngày 4/1.
Thời tiết nóng ẩm cũng có thể là yếu tố có lợi cho các quốc gia như Campuchia, Việt Nam hay Singapore trong cuộc chiến với Covid-19. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nCoV sẽ lây lan với tốc độ chậm hơn trong điều kiện thời tiết này.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào ở châu Á cũng có kiểu thời tiết như vậy. Các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tử vong và nhiễm thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ cấu dân số trẻ hoặc văn hóa của quốc gia đó.
Người dân Nhật Bản tin rằng thói quen thường ngày như thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và văn hóa cúi đầu chào thay vì bắt tay, ôm hôn là "chìa khóa" giúp làm chậm tốc độ lây lan của dịch. Ngoài ra, hệ thống chăm sóc y tế phổ cập và việc coi bảo vệ người cao tuổi là trọng tâm cũng có thể giúp giảm số người chết ở quốc gia Đông Á này.
Nghiên cứu của Đại học Cambridge, Anh, công bố hồi tháng 4, chỉ ra nCoV đã biến chủng khi lan tới châu Âu, lưu ý khả năng chủng virus ban đầu đã "thích ứng với môi trường và miễn dịch của phần lớn dân số Đông Á".
Peter Forster, nhà di truyền học và là trưởng nhóm nghiên cứu, nói "dữ liệu lâm sàng" về các chủng virus ảnh hưởng tới các nhóm dân số khác nhau như thế nào vẫn "rất hạn chế". Tuy nhiên, ông lưu ý nên tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để xem nó có ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong khác nhau ở các quốc gia hay không.
Nhóm nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos cũng cho rằng một chủng virus dễ lây lan hơn đã tấn công châu Âu và Mỹ, nhưng các chuyên gia khác cho rằng mức độ nghiêm trọng của chủng virus này vẫn chưa rõ ràng.
"Có một khả năng là người nhiễm chủng virus đột biến này đã tới dự một lễ hội nhạc rock hoặc hộp đêm và lây nhiễm nó cho nhiều người khác", Jeremy Luban, nhà virus học tại Trường Y Đại học Massachusetts, nói. "Nhưng có khả năng khác là chủng virus này dễ lây nhiễm hơn".
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm nCoV trước một chung cư ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tháng này. Ảnh: Reuters.
Tasuku Honjo, nhà khoa học và miễn dịch học Nhật Bản từng đạt giải Nobel, chỉ ra yếu tố khác là cấu trúc gene. Ông cho rằng người gốc châu Á và gốc châu Âu có nhiều điểm khác biệt lớn về kháng nguyên bạch cầu (HLA), gene kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch với virus. Điều này có thể là lý do châu Á có tỷ lệ tử vong thấp hơn, theo ông Honjo.
Nhóm nhà khoa học tại Đại học Chiba cũng nhấn mạnh rằng yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể với virus và đáng được nghiên cứu thêm, ngay cả khi chưa có bằng chứng nào cho ý tưởng này.
Giới chuyên gia nói rằng phản ứng miễn dịch khác nhau cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm và tử vong vì nCoV. Tatsuhiko Kodama từ Đại học Tokyo chia sẻ các nghiên cứu sơ bộ cho thấy hệ miễn dịch của người Nhật có xu hướng phản ứng với nCoV như thể từng nhiễm trước đó.
Nhà khoa học này lưu ý thêm các chủng virus corona đã xuất hiện ở Đông Á từ nhiều thế kỷ. "Đông Á có tỷ lệ tử vong thấp hơn có thể là do cơ thể đã phần nào miễn dịch", ông nói.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra tỷ lệ tiêm vaccine lao (BCG) caocó thể đã giúp người châu Á chống chọi với nCoV tốt hơn, bởi vaccine này có thể gây ra phản ứng tăng cường miễn dịch cấp tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng đang được tiến hành để kiểm chứng quan điểm này.
Megan Murray, nhà dịch tễ học tại Đại học Y Harvard, cho rằng vi khuẩn đường ruột cũng đóng vai trò lớn trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. "Những người ở các khu vực khác nhau, ăn thực phẩm khác nhau, dẫn tới hệ vi khuẩn đường ruột cũng rất khác biệt", bà nói.
Béo phì là một trong số bệnh lý nền làm tăng nguy cơ tử vong vì nCoV. Thực tế, người châu Á có tỷ lệ béo phì thấp hơn nhiều so với phương Tây. Trong khi tỷ lệ béo phì của Nhật là hơn 4%, Hàn Quốc chưa tới 5%, Tây Âu thường ngoài 20% và Mỹ khoảng 36%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý đây chỉ là những nhận định dựa trên dữ liệu hiện tại về Covid-19 và cho rằng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào liên quan tới ảnh hưởng của đại dịch.
Giới chuyên gia cảnh báo tất cả quốc gia trên thế giới vẫn cần nâng cao cảnh giác với nCoV. "Tất cả chủng nCoV đang hoành hành khắp hành tinh này dường như đều đe dọa tới tính mạng con người", giáo sư Jeremy Luban thuộc Đại học Massachusetts nhận định.
Dịch Covid-19: Seoul 'lấy làm tiếc' trước việc Nhật Bản hạn chế người Hàn Quốc nhập cảnh đến cuối tháng 6 Ngày 25/5, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lấy làm tiếc trước quyết định của Nhật Bản nhằm hạn chế du khách Hàn Quốc nhập cảnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng. Trụ sở Bộ Ngoại giao Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap) Trước đó, Nhật Bản đã thông báo với phía Hàn Quốc về quyết định mở rộng lệnh hạn chế, bao gồm...