Căng thẳng, stress tàn phá sức khỏe như thế nào?
Căng thẳng ( stress) là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực trong cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần mà còn có tác động rất nhiều đến cơ thể bạn.
Tác động của căng thẳng đối với cơ thể
Khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì trạng thái căng thẳng mà chúng ta gặp phải cũng trở nên thường xuyên hơn. Sự căng thẳng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta.
Căng thẳng kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ (Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Dựa vào các nghiên cứu khoa học, việc căng thẳng tác động mạng đến các tế bào thần kinh trung ương khiến các tế bào này luôn ở trạng thái bị kích thích, căng thẳng, lúc này các tế bào não sẽ luôn bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn bị mệt mỏi, mất tập trung và kém hiệu quả, đồng thời bạn sẽ mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ, não bộ có thể bị tổn thương nghiêm trọng
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Khi bạn căng thẳng thì nhịp tim thường sẽ tăng rất cao, nhiều máu hơn được bơm khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy. Khi các tế bào não và cơ thể yêu cầu nhiều oxy hơn thì sẽ dễ dẫn đến huyết áp cao. Điều này dễ gây ra hiện tượng đột quỵ
Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời (Ảnh minh họa)
Căng thẳng dẫn đến tình trạng đau đầu
Các chuyên gia chưa tìm ra cơ chế gây đau đầu do stress. Nhiều người tin rằng lý do là sự thay đổi quá lớn về những chất dẫn truyền xung thần kinh và hormone trong não gây ra cơn đau đầu.
Video đang HOT
Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời, khiến người bị stress nhìn thấy bóng mờ trong tầm nhìn. Sự gia tăng cortisol cũng có thể khiến các cơ bắp co giật, đặc biệt là giật mí mắt, máy mắt.
Stress gây mất ngủ
Stress và lo âu khiến chúng ta tỉnh táo và cảnh giác hơn. Nhiều người bị áp lực lâu dài thường trằn trọc vào ban đêm, thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại. Stress xấu cũng khiến khó đạt được trạng thái REM, khi não bộ của con người ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.
Thiếu ngủ khiến chúng ta mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Đôi khi tâm trạng thất thường khiến stress kéo dài hơn.
Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể ngừng lại nhịp tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy hoặc đau dạ dày (Ảnh minh họa)
Stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Stress ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể và gây ra các hiện tượng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn…. Khi bạn căng thẳng, gan của bạn phải làm việc nhiều để phá vỡ đường nhiều hơn qua đó tạo năng lượng cho cơ thể. Khi điều này vượt quá mức độ, bạn có thể bị tiểu đường. Việc stress cũng khiến bạn tăng nhịp tim, thở nhanh và tăng kích thích tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ chua và ợ nóng.
Stress lâu dài gây ra mụn trên mặt. (Ảnh minh họa)
Thay đổi nội tiết tố gây nổi mụn
Nếu bạn từng nổi mụn ngay trước kỳ thi hay cuộc họp quan trọng, nguyên nhân có thể do stress. Nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng vọt khiến cơ thể sản sinh nhiều testosterone. Hormone này lại kích thích tuyến bã nhờn trên da, khiến da đổ dầu nhiều hơn và gây ra bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, stress lâu dài gây ra mụn trên mặt.
Không chỉ vậy, nồng độ cortisol và adrenaline tăng cao do stress còn gây ra viêm da. Các vấn đề da liễu như eczema, rosacea (chứng đỏ mặt) và vẩy nến đều bị kích thích bởi stress.
Căng thẳng, stress gây rụng tóc
Khi da đầu tăng tiết dầu, da đầu có thể bị viêm da tiết bã, dẫn đến bị gàu và rụng tóc. Nhiều người bị rụng tóc tạm thời trong một thời gian stress nặng.
Ảnh hưởng đến răng lợi
Hiện tượng nghiến răng, siết hàm có thể xuất hiện khi bạn gặp căng thẳng, tích tụ quá nhiều năng lượng tiêu cực. Nhiều khi bạn còn không nhận ra mình đang nghiến răng, cho đến khi bạn bị đau đầu hoặc đau hàm răng. Về lâu dài, nghiến răng có thể khiến mẻ, vỡ răng.
Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng (Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng xương khớp
Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng. Khi gặp căng thẳng thì không chỉ có bạn cảm thấy căng thẳng mà cơ bắp cũng sẽ ở trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến chấn thương khớp, đau lưng, đau vai, đau bắp thịt, đau đầu hoặc đau toàn thân.
Rối loạn kinh nguyệt
Stress xấu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nồng độ cortisol tăng cao khiến não ngưng sản xuất hormone gonadotropin (GnRH). Nồng độ GnRH thấp khiến tuyến yên không sản xuất những hormone khác có nhiệm vụ báo hiệu rụng trứng. Kết hợp với nhiều yếu tố khác, stress có thể khiến phụ nữ ngừng rụng trứng, trễ kinh hoặc tắt kinh tạm thời.
Mùa thi cử, stress có thể "tấn công" từ những dấu hiệu bạn chẳng hề ngờ tới
Bạn nghĩ rằng stress thường chỉ là những cảm giác căng thẳng, nhưng thực tế, đôi khi dấu hiệu của stress lại là những dấu hiệu bạn ít khi ngờ tới.
Những dấu hiệu có thể bạn đang bị stress tấn công:
Tự nhiên bạn bị đau bụng, mà rõ ràng là bạn không ăn gì lạ cả, vẫn là những đồ ăn hàng ngày cùng cả nhà. Đây có thể là do bạn bị stress đấy, ngoài tâm trạng căng thẳng, stress cũng có thể gây nên đau bụng, bụng ậm ạch khó tiêu, thậm chí có thể gây "Tào Tháo đuổi" dạng nhẹ.
Ôi ôi đau đầu quá! Mấy hôm rồi được nghỉ chỉ đi chơi thôi mà, có phải học hành căng thẳng đâu mà sao đau đầu quá??? Lý do đây: Khi cơ thể phải hoạt động quá sức, ngoài chuyện mệt mỏi, cũng có thể tạo điều kiện cho stress được dịp tấn công, và khi "tên giặc xì-trét" đã thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể khiến bạn có cảm giác đầu như muốn nổ tung.
Hắt-xìiiiiiii! Hình như cảm cúm đang nhăm nhe "phát triển" trong cơ thể bạn, mặc dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ không hề bỏ bữa ăn nào. Như vậy đây đích thị là dấu hiệu của stress tấn công rồi. Stress sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, tạo điều kiện cho các loại virus hoành hành.
Mụn, mụn, sao lúc này mà mặt lại có mụn nhỉ? Đây không phải là thời điểm trước và đang Nguyệt san mà!!! Một khả năng nữa của stress là kích hoạt loại hoóc-môn khiến cho lượng dầu trên da tăng nhanh, khiến cho mụn dễ dàng xuất hiện.
Thời gian thi cử căng thẳng mà mình lại có thể tăng cân, lạ thật đấy! Bạn tin không, stress có thể khiến cơ thể bạn thèm ăn các chất béo, đặc biệt là cảm giác thèm ăn các loại bánh kẹo. Nó cũng khiến gia tăng lượng hoóc-môn cortisol, một loại hoóc-môn chuyên chuyển hóa đồ ăn dư thừa trong cơ thể sang chất béo. Vì thế, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu thời gian học hành căng thẳng như vậy mà bạn lại tăng cân đâu nhé!
Xử lý những dấu hiệu stress này thế nào?
Nếu như những dấu hiệu stress này khiến cho bạn khổ sở và kéo dài 1 tuần trở lên, bạn sẽ cần phải nhờ đến bác sĩ để giúp giải quyết chúng triệt để.
Nếu như chúng chỉ là những dấu hiệu nhẹ, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế các hoạt động. Nếu có thể, hãy ghi danh vào một lớp học Yoga, sẽ rất tốt cho cơ thể, vừa chống stress tấn công, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức bền và dẻo dai. Hoặc đơn giản hơn, trước khi đi ngủ, bạn hãy tập một tư thế rất đơn giản sau nhé:
- Nằm ngửa, co hai đầu gối lại, chân chống xuống giường, hai chân cách nhau một khoảng 15 cm.
- Từ từ mở rộng hai đầu gối sang hai bên đến hết cỡ. Hai bàn tay đan vào nhau và đặt úp lên trước trán. Nhắm mắt lại và hít thở thật sâu, cố gắng không suy nghĩ gì cả. Bạn chỉ cần làm như vậy trong khoảng 2 đến 3 phút là ổn rồi.
Buổi sáng, khi ngủ dậy, hãy tập những động tác thể dục đơn giản, tập hít thở thật sâu trước khi bắt đầu một ngày mới nhé!
Lưu ý quan trọng khi ngủ trong xe ô tô có bật điều hòa Rất nhiều tài xế trong những lúc mệt mỏi, thường đóng kín cửa kính rồi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa và đã có không ít vụ việc tử vong. Mùa Hè đến, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, việc phải lái xe trong điều kiện nắng gắt khiến nhiều tài xế dễ rơi vào tình trạng...