Căng thẳng ngoại giao, Trump tăng thuế đối với đồng minh NATO
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara không thả Brunson.
Sản phẩn sắt, thép Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đánh thuế gấp đôi khi nhập vào thị trường Mỹ (Ảnh minh họa)
Ngày 10/8 (theo giờ Mỹ), ông chủ Nhà Trắng đã tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa hai nước không tốt. Như vậy, mức thuế Mỹ áp đặt lên sản phẩm thép và nhôm của Ankara lần lượt là 50% và 20%.
Washington và Ankara đang mâu thuẫn về việc giam giữ mục sư truyền giáo người Mỹ Andrew Brunson vì liên quan tới một âm mưu khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Brunson phải đối mặt với 35 năm tù nếu bị kết tội ủng hộ cuộc đảo chính không thành công để lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vào năm 2016.
Rạn nứt ngoại giao giữa hai quốc gia đã khiến đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ rớt giá ở mức thấp kỷ lục trong tuần qua. Các nhà đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo lắng về sự can thiệp của Tổng thống Erdogan vào ngân hàng trung ương của quốc gia này.
Video đang HOT
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt mức thuế 266,5 triệu USD cho hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 1,8 tỷ USD hồi tháng 6 để trả đũa việc tăng thuế nhôm, thép của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 3. Theo đó, Mỹ áp mức thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với nhôm của một số nước, trong đó có Ankara.
Trong khi đó, hôm 1/8, Washington tuyên bố trừng phạt chống lại Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty và công dân Mỹ kinh doanh với họ, sau khi đe dọa áp đặt những lệnh trừng phạt lớn nếu Ankara không thả Brunson.
Đổi lại, ông Erdogan cương quyết trả lời rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi phán quyết tòa án bất chấp chính sách trừng phạt của Trump và nói rằng Ankara sẽ trả đũa tương xứng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng NATO có thể mất một đồng minh nếu Washington không thay đổi thái độ.
Thùy Dương (Theo RT)
Theo baogiaothong
Nga triển khai hàng nghìn quân và vũ khí tới biên giới đối phó NATO
Nga đã triển khai hàng nghìn binh sĩ và vũ khí mới tới khu vực biên giới phía tây - nơi Mỹ và các đồng minh NATO đang tăng cường hiện diện quân sự để năng cao năng lực phòng vệ
Các binh sĩ thuộc Lực lượng Nhảy dù Nga (Ảnh: Sputnik)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 24/7 cho biết bối cảnh đang diễn ra tại khu vực thuộc quản lý của Quân khu phía Tây buộc Nga phải thành lập "hơn 70 đơn vị quân đội, bao gồm 2 sư đoàn và 3 lữ đoàn" kể từ năm 2016.
Bộ trưởng Shoigu cũng tiết lộ "khoảng 5.000 vũ khí và trang thiết bị mới và hiện đại" đã được chuyển tới cho các binh sĩ Nga đóng quân ở khu vực biên giới phía Tây. Theo kế hoạch, 350 công trình cơ sở hạ tầng sẽ được đưa vào sử dụng để phục vụ các đơn vị quân đội tại Quân khu phía Tây.
Đặt trụ sở tại St. Petersburg, Quân khu phía Tây của quân đội Nga phụ trách 26 khu vực liên bang, bao gồm Moscow và Kaliningrad, giáp biên giới Ba Lan, các nước Baltic, Phần Lan và Na Uy. Theo báo cáo của tập đoàn quốc phòng Rand được công bố hồi tháng 5, Quân khu phía Tây là một trong những lực lượng không quân và bộ binh mạnh nhất của Nga.
Bộ trưởng Shoigu bày "quan ngại" về mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa NATO và các nước như Phần Lan và Thụy Điển. Cả 2 quốc gia này đều ký thỏa thuận với Mỹ hồi tháng 5 cho phép họ tham gia các cuộc tập trận của NATO và sử dụng hệ thống kiểm soát vũ khí của NATO. Đổi lại, NATO được quyền tiếp cận đầy đủ đối với không phận và vùng lãnh hải của Thụy Điển và Phần Lan.
"Những bước đi của các đối tác phương Tây sẽ dẫn tới việc hệ thống an ninh hiện nay của thế giới bị phá hủy, tạo ra sự mất lòng tin và buộc Nga phải có biện pháp đối phó", ông Shoigu cảnh báo.
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu (Ảnh: Getty)
Sau hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels hồi đầu tháng, lãnh đạo các nước thành viên NATO cùng lãnh đạo của Thụy Điển và Phần Lan đã "thảo luận về các thách thức an ninh chung". Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết Moscow sẽ có phản ứng trong trường hợp Thụy Điển và Phần Lan "bị lôi kéo" gia nhập liên minh NATO.
"Xu hướng này rõ ràng cho thấy các nước NATO đang tìm mọi cách có thể để ngăn Nga trở thành một đối thủ địa chính trị, đặc biệt đối với các đồng minh của NATO", Bộ trưởng Shoigu nói.
Theo ông Shoigu, từ năm 2014 đến nay, số lượng binh sĩ của NATO tại khu vực Đông Âu đã tăng từ 2.000 lên 15.000 người, trong khi số quân tham gia các cuộc tập trận thường niên tăng gấp 10 lần, lên 20.000 người. Bộ trưởng Quốc phòng Nga ước tính số lượng máy bay tham gia các cuộc tập trận của NATO ở khu vực sát nách Nga tăng khoảng 10 lần, lên 101 chiếc. Ông Shoigu cũng đề cập tới việc NATO thành lập 5 trung tâm tác chiến mạng ở Phần Lan, Estonia, Ba Lan, Đức và Pháp.
Ngoài thông báo về việc thành lập các đơn vị quân sự mới, Bộ trưởng Shoigu cho biết Nga đã nâng cấp năng lực chiến đấu của 10 loại vũ khí và trang thiết bị, đồng thời đưa 5 vũ khí mới vào hoạt động. Mặc dù chỉ trích NATO, song ông Shoigu vẫn hy vọng hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ vừa diễn ra tại Helsinki có thể làm sâu sắc thêm hợp tác quân sự giữa Nga với Mỹ và các nước NATO, đồng thời củng cố nỗ lực của các bên trong việc đảm bảo lợi ích an ninh chung.
Thành Đạt
Theo Dantri
Thượng đỉnh Trump-Putin: Những tính toán khó đoán định Việc gặp Putin được tổ chức sau hai năm nắm quyền được cho là do những căng thẳng chính trị nội bộ của Mĩ chứ không phải do tính toán của ông Trump. Tuy nhiên việc Trump gặp Putin sau khi gặp các đồng minh NATO và Anh cho thấy tính hợp lí cho việc chuẩn bị cuộc gặp tay đôi này. Tình...