Căng thẳng gia tăng trong Chính phủ Bỉ về từ chối viện trợ F-16 cho Ukraine
Căng thẳng gia tăng trong Chính phủ Bỉ khi Bộ Quốc phòng nước này từ chối viện trợ F-16 cho Ukraine vì lý do đảm bảo an ninh khi là nơi đặt trụ sở của NATO và các tổ chức châu Âu.
Một chiếc F-16 của Bỉ cất cánh từ căn cứ không quân Florennes. Ảnh: Belga
Theo Thời báo Brussels (brusselstimes.com) ngày 24/9, căng thẳng đang gia tăng trong Chính phủ Bỉ, khi đảng MR (Cải cách) tìm kiếm lời giải thích rõ ràng từ Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ludivine Dedonder (đảng Xã hội – PS), về lý do cơ bản đằng sau việc Bỉ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Vấn đề đã trở nên gay gắt sau yêu cầu của đảng MR liên quan đến việc đánh giá khách quan về khả năng của Bỉ trong việc hỗ trợ Ukraine, với phi đội 53 máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Phó Thủ tướng Bỉ David Clarinval nhắc lại lời kêu gọi của MR nhằm tăng sự đóng góp cho NATO, hiện ở mức 280 triệu euro, nằm trong số mức thấp nhất của Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Ông Clarinval cho rằng Bỉ có thể triển khai từ hai đến bốn chiếc F-16 của nước này để hỗ trợ các lực lượng Ukraine.
Đằng sau những cuộc thảo luận kín, các nguồn tin tiết lộ áp lực quốc tế ngày càng gia tăng buộc Bỉ phải đi theo các đối tác châu Âu, chẳng hạn như Hà Lan và Đan Mạch, những nước đã cam kết gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine. Bỉ, một phần trong “liên minh F-16″, đã tham gia hạn chế vào quá trình đào tạo phi công Ukraine và điều động hai máy bay tới Đan Mạch cho mục đích này.
Động cơ đằng sau việc đảng MR khăng khăng đòi đóng góp đáng kể hơn từ Bỉ đã đặt ra câu hỏi trong chính phủ, đặc biệt là trong đảng của Bộ trưởng Quốc phòng Dedonder thuộc PS.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin gần gũi với Bộ trưởng Dedonder, quyết định của Bỉ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine là có cơ sở từ quan điểm của chính phủ dựa trên một phân tích toàn diện đã được Bộ Quốc phòng nước này cung cấp.
Những lập luận trên liên quan đến nhu cầu của Bỉ trong việc duy trì máy bay cho các nhiệm vụ quốc tế đang diễn ra, đặc biệt là vai trò của nước này trong việc bảo vệ không phận của các nước vùng Baltic.
Ngoài ra, Bỉ phải ưu tiên an ninh của mình vì đây là nơi đặt trụ sở chính của NATO và các tổ chức châu Âu. Phi đội bay F-16 cũ kỹ của Bỉ, cùng với sự chậm trễ trong việc giao F-35 của Lockheed Martin, càng làm phức tạp thêm vấn đề. Chiếc F-35 đầu tiên dự kiến sẽ không được bàn giao cho đến năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ nói: “Khác với Hà Lan và Đan Mạch, chúng tôi vẫn chưa nhận được F-35″. Do đó, có thể yêu cầu của MR có khả năng khiến Bộ Quốc phòng Bỉ nhắc lại những lập luận tương tự đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận trước đó.
Ngược lại, đảng MR khẳng định rằng chính phủ chưa chính thức quyết định từ chối ý tưởng cung cấp F-16 cho Ukraine. Người phát ngôn của đảng này nêu rõ: “Sự ủng hộ của chúng tôi đối với đề xuất của Bộ trưởng Dedonder về bảo trì và đào tạo phi công không nên được hiểu là từ chối gửi máy bay”.
Cuộc tranh luận đang diễn ra trong Chính phủ Bỉ đặt ra câu hỏi về lập trường của nước này đối với cuộc xung đột Ukraine và vai trò của Bỉ trong NATO. Khi áp lực từ phương Tây ngày càng gia tăng, mọi con mắt đều đổ dồn vào Chính phủ Bỉ để đưa ra quan điểm rõ ràng và mức độ hỗ trợ của nước này dành cho Ukraine trong thời điểm đầy thử thách.
Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử
Vụ bê bối liên quan đến cấp thị thực làm rung chuyển chính phủ chống nhập cư của Ba Lan trước cuộc bầu cử quan trọng.
Lãnh đạo phe đối lập Donald Tusk mô tả sự kiện là "vụ bê bối lớn nhất thế kỷ 21 ở Ba Lan".
Lãnh đạo phe đối lập Donald Tusk mô tả sự kiện là "vụ bê bối lớn nhất thế kỷ 21 ở Ba Lan". Ảnh: PAP
Chỉ gần 1 tháng trước cuộc tổng tuyển cử quan trọng, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền của Ba Lan đang nỗ lực ngăn chặn một vụ bê bối nghiêm trọng, trong đó nhiều quan chức đã bị sa thải và những người khác bị bắt và bị buộc tội với cáo buộc liên quan đến hối lộ cấp thị thực.
Chính phủ Ba Lan tự hào về các quy định cứng rắn đối với vấn đề di cư của mình nhưng cáo buộc cốt lõi của vụ bê bối là các nhân viên của họ tại các lãnh sự quán trên toàn thế giới - đặc biệt là ở châu Phi và châu Á - đã nhận khoản tiền lớn để cấp thị thực Ba Lan và quyền tiếp cận EU.
Truyền thông Ba Lan cho biết khoảng 250.000 thị thực đã được cấp kể từ năm 2021, trị giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn euro mỗi thị thực.
Theo một số thông tin, người di cư thậm chí đã sử dụng thị thực nhập cảnh nhiều lần của Ba Lan để đến Mexico và sau đó vào Mỹ. Lãnh đạo phe đối lập Donald Tusk đã gọi những sự kiện đang diễn ra là "vụ bê bối lớn nhất thế kỷ 21 ở Ba Lan".
Bộ Ngoại giao Ba Lan cuối tuần trước đã phải hủy tất cả hợp đồng với các công ty bên ngoài để hỗ trợ xử lý thị thực, sa thải người đứng đầu bộ phận pháp lý Jakub Osajda, đồng thời cam kết sẽ thực hiện một cuộc "thanh tra đặc biệt" đối với cơ quan lãnh sự của họ ở Warsaw và các bộ phận lãnh sự quán trên toàn thế giới của Ba Lan.
Tuyên bố của Bộ trên cũng đổ lỗi cho Radosław Sikorski, một chính trị gia đối lập, người giữ chức Ngoại trưởng Ba Lan năm 2014.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan phụ trách lãnh sự Piotr Wawrzyk trước đó bất ngờ bị sa thải vào ngày 31/8 và bị loại khỏi danh sách ứng cử viên quốc hội của PiS. Chính quyền Ba Lan cho biết 7 người đã bị buộc tội và 3 người đang bị bắt giữ trong vụ bê bối.
Sau khi ông Wawrzyk bị sa thải, tờ báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan đưa tin cuộc điều tra tập trung vào một hệ thống trong đó các công dân ngoài EU được cho là đã trả tới 5.000 USD cho một thị thực Ba Lan. Thị thực nhập cảnh nhiều lần cũng được cấp cho những người Ấn Độ đã sử dụng chúng để đến Mexico muốn nhập cảnh vào Mỹ.
Những sự kiện này đặt ra một vấn đề ngày càng gia tăng đối với chính phủ, vốn đã xây dựng một phần chiến dịch tái tranh cử dựa trên thông điệp cứng rắn với người di cư, khuyến khích việc xây dựng một bức tường dọc biên giới với Belarus để ngăn chặn những người vượt biên trái phép vào Ba Lan. PiS cũng đang tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cùng ngày với cuộc bầu cử, trong đó một trong những câu hỏi nhằm vào chính sách di cư của EU.
Chính phủ Ba Lan khẳng định họ đã kiểm soát được vụ việc. Thủ tướng Mateusz Morawiecki thông báo: "Không có vấn đề gì về người nhập cư bất hợp pháp ở Ba Lan", đồng thời đổ lỗi cho lãnh đạo phe đối lập Donald Tusk vì đã "tìm cách tạo ra một thực tế sai lầm và gây rắc rối chính trị bằng các vấn đề ở Bộ ngoại giao".
"Những bất thường liên quan đến hàng trăm thị thực - tôi nhắc lại, vài trăm thị thực - đã được chúng tôi xác định như một phần trong thủ tục thanh, kiểm tra của chúng tôi.
Các cơ quan của Ba Lan đã có hành động phù hợp và những người bị nghi ngờ vi phạm pháp luật đã được xác định", ông Morawiecki nói.
Nhưng phe đối lập coi đây là cơ hội để giành lợi thế trong một chiến dịch tranh cử chính trị khi PiS đang nỗ lực giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có vào ngày 15/10 tới. Ông Tusk đã chỉ trích PiS, nói: "Họ sẽ lên kế hoạch ngăn cản người Ba Lan biết về vấn đề này. Như mọi khi, họ muốn lật ngược 180 độ sự thật về những sự kiện như vậy".
Các cuộc khảo sát được thực hiện trước khi vụ bê bối nổ ra cho thấy PiS nhận được 38% sự ủng hộ và Liên minh Công dân của ông Tusk xếp sau ở mức 30%, theo cuộc thăm dò ý kiến của Politico. Điều đó là chưa đủ để một trong hai đảng có thể tự thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử, có nghĩa là họ sẽ phải tìm các đối tác liên minh để xây dựng thế đa số.
Nguyên nhân bất ngờ khiến Ukraine từ chối nhận 10 xe tăng Leopard của Đức Ukraine đã từ chối không nhận 10 xe tăng Leopard 1 của Đức do tình trạng kém, theo tờ Spiegel của Đức ngày 20/9. Ukraine không nhận 10 xe tăng Leopard 1 của Đức do tình trạng kém. Ảnh: Pravdar "Vài ngày trước" Ukraine từ chối nhận lô 10 xe tăng Leopard 1A5 từ Đức, nói rằng chúng cần được sửa chữa nhưng...