Anh có thể trục xuất 100.000 người tị nạn Ukraine
Các nhà lập pháp Anh đang thúc giục chính phủ nước này có hành động cụ thể khi chương trình thị thực dành cho người tị nạn Ukraine hết hạn.
RT dẫn lời các nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ và một số tổ chức phi chính phủ của Anh cho biết, hơn một nửa người tị nạn Ukraine đến nước này theo chương trình tái định cư tị nạn sẽ phải rời đi trước tháng 9/2025, trừ khi London đưa ra một cam kết lâu dài về vấn đề này.
Ước tính có khoảng 182.100 người Ukraine đã đến Anh kể từ tháng 2/2022 theo Chương trình Gia đình Ukraine và Nhà ở cho Ukraine. Mô hình này cho phép người tị nạn Ukraine ở lại Anh trong vòng 3 năm.
Tuy nhiên khi cuộc xung đột không có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt hầu hết người tị nạn Ukraine đều không muốn trở lại quê hương của mình.
Ước tính có khoảng 182.100 người Ukraine đã đến Anh kể từ tháng 2/2022 theo Chương trình Gia đình Ukraine và Nhà ở cho Ukraine. (Ảnh: Telegraph)
Video đang HOT
Nhóm các nghị sĩ Anh ủng hộ Ukraine cho biết họ đang thúc giục chính phủ của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đưa ra một cam kết cho người tị nạn Ukraine.
Còn theo ông Robert Buckland, cựu thư ký tư pháp dưới thời Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, London cần một chương trình định cư lâu dài hơn cho người tị nạn Ukraine. Theo ông này cuộc khủng hoảng Ukraine đòi hòi một phản ứng đặc biệt bởi đây là tình huống chưa từng có tiền lệ.
Ông Buckland cho biết, người tị nạn Ukraine vẫn có thể hưởng một số chế độ cao hơn từ chính phủ Anh mà không cần phải trở thành công dân của nước này.
Một cuộc khảo sát tại Anh vào tháng 7 cho thấy, khoảng một nửa số người Ukraine trưởng thành có ý định tiếp tục cư trú tại Anh ngay cả khi quê nhà của họ đã an toàn. Những người tị nạn Ukraine khác tại Đức cũng có cùng ý kiến này.
Bà Kate Brown, người đứng đầu tổ chức từ thiện Reset tại Anh cho biết, những người tị nạn Ukraine đã “bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của họ ở đây”, học tiếng Anh và kiếm việc làm.
Stan Benesh, giám đốc điều hành của Opora, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh hỗ trợ người nhập cư Ukraine, cho biết: “Cơ sở hạ tầng ở Ukraine đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngay cả khi Ukraine chiến thắng thì họ cũng không đủ nguồn lực để tái thiết hoặc đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân ngay lập tức”.
“Vì vậy sẽ tốt hơn nếu quá trình hồi hương diễn ra theo từng phần và theo từng giai đoạn hay nhu cầu của mỗi người tị nạn”, ông Benesh nói thêm.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Anh nói với tờ Telegraph rằng, chính phủ Anh sẽ tiếp tục xem xét các kế hoạch hỗ trợ tị nạn nếu chúng cần được mở rộng “phù hợp với sự phát triển của tình hình ở Ukraine”.
Khoảng 8,6 triệu người Ukraine đã rời bỏ đất nước do xung đột không có ý định quay trở lại, một tổ chức phi lợi nhuận ở Kiev có tên là Viện Ukraine vì Tương lai (UIF) cho biết vào tháng 6.
Báo cáo mới nhất của UIF lưu ý rằng Ukraine đã rơi vào vòng xoáy nhân khẩu học đi xuống vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính Maidan năm 2014, mất gần 7 triệu cư dân kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991.
Thủ tướng Moldova bất ngờ thông báo từ chức
Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita thông báo chính phủ của bà sẽ từ chức chỉ sau 18 tháng lên nắm quyền.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay (10/2), bà Gavrilita cho biết: "Tôi tin vào người dân Moldova. Tôi tin vào Moldova. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể vượt qua tất cả các khó khăn và thách thức".
Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, bà Gavrilita trở thành Thủ tướng Moldova vào tháng 8/2021, sau khi Đảng Hành động và Đoàn kết ủng hộ châu Âu của bà giành được đa số ghế trong quốc hội, với sứ mệnh truy quét nạn tham nhũng.
Tuy nhiên, 18 tháng cầm quyền của nữ chính khách này được đánh giá là đầy sóng gió khi Moldova, quốc gia chỉ có 2,5 triệu dân, lâm vào khủng hoảng kinh tế và chịu tác động nặng nề từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Tình trạng lạm phát ở Moldova tăng vọt, trong khi đất nước phải tiếp nhận lượng lớn người tị nạn Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát hồi cuối tháng 2 năm ngoái. Moldova cũng bị cắt điện tiếp sau các cuộc không kích của quân Nga nhằm vào hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đồng thời phải vật lộn tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ xứ sở bạch dương.
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn tư cách ứng viên gia nhập khối cho Moldova hồi năm ngoái. Đây dược coi là một thắng lợi ngoại giao dành cho Tổng thống nước này Maia Sandu, người đắc cử năm 2020 và chính phủ của bà Gavrilita.
3/4 số bang ở Đức không thể nhận thêm người sơ tán Ukraine Theo báo Đức RND, 3/4 các khu vực của Đức đã báo cáo với chính quyền trung ương rằng họ không thể tiếp nhận thêm người sơ tán Ukraine. Người tị nạn Ukraine trong một nhà thi đấu được chuyển đổi làm chỗ ở tạm thời vào ngày 24/3/2022 ở Eichenau, Đức. Ảnh: AFP Dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Nội...