Canada nắng nóng kỷ lục
Lytton, ngôi làng ở tỉnh bang British Columbia, trở thành nơi đầu tiên ở Canada ghi nhận mức nhiệt kỷ lục hơn 46 độ C.
Nhiệt độ ghi nhận được ở Lytton hôm 27/6 đạt xấp xỉ 116 độ F (khoảng 46 độ C), theo cơ quan môi trường Canada. Mức nhiệt cao nhất từng báo cáo ở Canada là 45 độ C, được ghi nhận ở hai thị trấn Yellow Grass và Midale, thuộc tỉnh bang Saskatchewan vào ngày 5/7/1937.
Nhiệt độ ở Lytton chỉ thấp hơn một độ so với mức kỷ lục được ghi nhận ở thành phố Las Vegas, Mỹ.
“Các khu vực phía tây Canada nóng hơn cả Dubai. Ý tôi là điều này không thường thấy ở Canada”, David Phillips, nhà khí hậu học thuộc Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, nói.
Một người đàn ông làm mát bằng trạm phun sương tại Vancouver, tỉnh British Columbia hôm 27/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tại Vancouver, nhiều cư dân đổ xô tới công viên, bãi biển và hồ bơi để tránh nóng khi nhiệt độ lên tới gần 32 độ C, mức kỷ lục ở một thành phố ven biển thường có khí hậu ôn hòa.
Tuy nhiên, cơ quan môi trường Canada dự đoán mức kỷ lục ở Lytton sẽ sớm bị vượt qua, khi đợt nắng nóng dự kiến kéo dài thêm vài ngày nữa. CTV News dự đoán nhiệt độ Lytton có thể chạm ngưỡng 47 độ C vào ngày 29/6.
Ngoài Canada, nhiều bang Mỹ thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục, với mức nhiệt cao tới hơn 44 độ ở thành phố Portland, bang Oregon hay hơn 39 độ C ở thành phố Seattle, bang Washington.
Giới chuyên gia về hiện tượng nóng lên toàn cầu cho biết hiệu ứng “vòm nhiệt” quy mô lớn sẽ thường xuyên xuất hiện tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong tương lai, khi biến đổi khí hậu tái định hình các mô hình thời tiết trên toàn thế giới.
Đợt nắng nóng kỷ lục đã khiến nhu cầu sử dụng quạt và điều hòa, cũng như lượng điện sử dụng ở Canada tăng vọt cuối tuần qua. Bên cạnh đó, cơ quan môi trường cảnh báo nắng nóng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính.
Hàng trăm mộ trẻ em tại trường học cũ ở Canada
Hàng trăm ngôi mộ không bia được phát hiện gần trường nội trú Công giáo cũ dành cho trẻ em bản địa ở Saskatchewan, phía tây Canada.
Cộng đồng người bản địa Cowessess hôm 23/6 cho biết "phát hiện kinh hoàng và gây sốc về hàng trăm ngôi mộ" được ghi nhận trong cuộc khai quật tại trường nội trú cũ Marieval, tỉnh bang Saskatchewan. Đây là số mộ trẻ em lớn nhất từng được phát hiện ở Canada.
Cuộc khai quật quanh trường nội trú ở Marieval bắt đầu vào cuối tháng 5, sau khi hài cốt của 215 trẻ em được phát hiện tại một trường nội trú ở Kamloops, tỉnh bang British Columbia, gây chấn động khắp Canada.
Nhiều cuộc khai quật khác cũng được tiến hành gần một số trường nội trú cũ dành cho trẻ em bản địa trên khắp Canada, với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ.
Người dân tập trung tưởng niệm tại trường nội trú cũ ở Kamloops, tỉnh bang British Columbia hôm 6/6, sau khi 215 hài cốt trẻ em được phát hiện. Ảnh: AFP .
Trường nội trú Marieval ở phía đông Saskatchewan nhận trẻ em bản địa từ năm 1899 đến năm 1997, trước khi bị phá bỏ và thay thế bằng trường bán trú.
Khoảng 150.000 trẻ em người Mỹ bản địa, người Metis và người Inuit đã được đưa tới 139 trường nội trú trên khắp Canada cho đến những năm 1990. Các em bị tách khỏi gia đình, không được nói ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa bản địa.
Nhiều học sinh bản địa bị đối xử tệ bạc và lạm dụng tình dục, và hơn 4.000 em đã chết trong các trường này do dịch sởi, lao, cúm và nhiều bệnh truyền nhiễm khác tràn lan tại đây. Năm 2015, Ủy ban Hòa giải và Sự thật Lịch sử kết luận Canada đã phạm tội "diệt chủng văn hóa" đối với các cộng đồng bản địa.
Mary Ellen Turpel-Lafond, giám đốc Trung tâm Đối thoại và Lịch sử Trường học Dân cư Bản địa thuộc Đại học British Columbia ở Vancouver, cho rằng phát hiện trên đã xác nhận những thông tin lan truyền lâu nay trong cộng đồng về việc nhiều trẻ em bản địa được gửi vào trường và không bao giờ trở về.
"Có thể đó là lý do tên tuổi các em không được lưu trong hồ sơ khai tử, không được đối xử một cách đàng hoàng và tôn trọng, bởi đó là mục đích của trường nội trú, nhằm kiểm soát hoàn toàn trẻ em bản địa, để xóa bỏ văn hóa, bản sắc và kết nối của các em với gia đình", Turpel-Lafond nói.
Phát hiện về những ngôi mộ tiếp tục làm dấy lên lời kêu gọi Giáo hoàng và nhà thờ Công giáo xin lỗi vì sự ngược đãi và bạo lực mà học sinh tại các trường nội trú này phải chịu.
Canada sắp nối lại phiên xét xử CFO của Huawei Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei - dự kiến sang tháng 6 tới sẽ nộp đơn để đưa ra bằng chứng mới nhằm giúp thân chủ của mình chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ. Bà Mạnh Vãn Châu, Giám...