Canada đối mặt với ‘Đại khủng hoảng Nghỉ hưu’
Hơn 1 năm sau khi cơn “Đại khủng hoảng Nghỉ việc” tràn qua nước Mỹ, Canada hiện cũng phải chật vật với phiên bản nước mình: “Đại khủng hoảng Nghỉ hưu”.
Thông báo tuyển dụng bên ngoài một cửa hàng pizza ở Ontario. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, lực lượng lao động của Canada đã tăng trong tháng 8, nhưng vẫn là một con số khiêm tốn so với trước mùa Hè do hàng chục nghìn người nghỉ hưu cùng lúc.
Theo Cục Thống kê Canada, không chỉ những người trên 65 tuổi mà những người trong độ tuổi 55 đến 64 tuổi cũng được ghi nhận đã nghỉ hưu với con số kỷ lục trong 12 tháng qua.
Các nhà kinh tế đánh giá trào lưu này đang thúc đẩy một làn sóng rời khỏi thị trường lao động ồ ạt của những công nhân có tay nghề cao của Canada, khiến các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh thiếu lao động, đẩy mức lương lên cao và tạo nguy cơ kéo giảm năng suất lao động của đất nước.
Jimmy Jean, nhà kinh tế cấp cao tại Desjardins Group, cho biết: “Từ lâu chúng tôi đã biết trước làn sóng này đang đến và chúng tôi sẽ bước vào thời điểm này. Trong những năm tới, xu hướng này sẽ chỉ theo chiều hướng tăng. Rủi ro mà các doanh nghiệp và một số lĩnh vực gặp phải là người lao động tay nghề cao rời khỏi thị trường trong khi không đủ lao động trẻ hơn tiếp quản. Chúng ta vừa mất nhân lực và năng lực”.
Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, số người nghỉ hưu giảm do nhiều người Canada quyết định gắn bó với công việc lâu hơn. Tuy nhiên, khi các biện pháp phòng dịch được gỡ bỏ, nhiều người đổ xô nghỉ hưu sớm để bù đắp cho quãng thời gian đã mất, lựa chọn đi du lịch hay dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Video đang HOT
Việc họ rời bỏ thị trường lao động lúc này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vào thời điểm ngân hàng trung ương đang mạnh tay tăng lãi suất để chống lạm phát tăng vọt, làm dấy lên lo ngại nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái.
Theo Statscan, Canada – quốc gia tăng cường nhập cư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – có tỷ lệ phần trăm giữa dân số trong độ tuổi lao động trên dân số nói chung lớn nhất trong nhóm các nước có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Canada cũng là lớn tuổi nhất, với 1/5 người lao động ở Canada từ 55 tuổi trở lên.
Trong tháng 8, Canada ghi nhận 307.000 người nghỉ hưu, tăng 31,8% so với một năm trước đó và cao hơn 12,5% so với tháng 8 năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát. Hơn 620.000 người Canada bước vào nhóm tuổi 65 trở lên trong đại dịch.
Vấn đề nghỉ hưu đặc biệt nghiêm trọng trong các lĩnh vực có tay nghề cao như hoạt động thương mại và điều dưỡng. Kể từ tháng 5, Canada đã mất 34.400 người lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngay cả khi số lượng y tá làm việc ngoài giờ kỷ lục.
Cathryn Hoy, Chủ tịch Hiệp hội Y tá tỉnh Ontario, cho biết: “Đây là một vấn lớn bởi vì chúng tôi chứng kiến rất nhiều người về hưu đột xuất”.
Ngành giao thông vận tải cũng phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân công trầm trọng.
Tony Reeder, người phụ trách cao đẳng nghề đào tạo tài xế xe tải vận tải Trans-Canada College, chia sẻ: “Ngày càng nhiều lái xe già đi và do đó họ nghỉ hưu hoặc muốn sống theo một lối sống khác”.
Thụy Điển 'khủng hoảng' phi công lái máy chiến đấu khi gia nhập NATO
Tranh chấp lao động cùng với chế độ, lương thưởng và cơ hội nghề nghiệp hạn chế trong lực lượng không quân khiến các phi công chiến đấu Thụy Điển đe dọa chuyển nghỉ việc hàng loạt.
Các phi công lái máy bay chiến đấu JAS 39 E Gripen của Thụy Điển. Ảnh: ML
Vấn đề tranh chấp lao động giữa các phi công và giới lãnh đạo quốc phòng kéo dài hàng thập kỷ và sắp lên tới đỉnh điểm khi một nửa trong số các phi công chiến đấu của Thụy Điển đã sẵn sàng nghỉ việc, hoặc nghỉ phép kéo dài vào mùa Thu này, ngay khi nước này chuẩn bị gia nhập NATO.
Đó là nhận định của của Tiến sĩ Jan Kallberg, nghiên cứu viên cao cấp thuộc chương trình Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), giảng viên tại Đại học George Washington và Đại học New York ngày 30/8 trên trang web của CEPA.
Theo ông Kallberg, nhiều phi công của lực lượng không quân Thụy Điển đang yêu cầu được hưởng chế độ tốt hơn và đe dọa việc chuyển hàng loạt sang khu vực tư nhân. Tranh chấp đã bắt đầu tăng lên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi Thụy Điển hạn chế chi tiêu cho quốc phòng vì mối đe dọa chiến tranh thấp. Chi tiêu quốc phòng của nước này đã giảm từ khoảng 3% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 0,9% vào năm 2015.
Chế độ, lương thưởng và cơ hội nghề nghiệp của các phi công trong lực lượng không quân Thụy Điển đã giảm dần kể từ đó. Đặc biệt năm 2016, Thụy Điển đã điều chỉnh quy định nghỉ hưu nhằm nâng cao đáng kể tuổi phục vụ đối với các phi công không quân, có hiệu lực đối với những người sinh năm 1988 trở về trước. Thay vì nghỉ hưu ở tuổi 55, các phi công được yêu cầu tiếp tục công việc bàn giấy cho đến tuổi nghỉ hưu mới là 67 tuổi.
Có nhiều vấn đề khác nữa. Các phi công của lực lượng không quân Thụy Điển, giống như nhiều đối tác châu Âu, được trả thù lao khác với các phi công tương đương của Mỹ. Họ không nhận được trợ cấp nhà ở và thường ở trong một đơn vị suốt sự nghiệp của mình.
Vì vậy, khi phi công lập gia đình với người địa phương và mua một ngôi nhà, họ trở thành cư dân địa phương. Nếu sau đó lực lượng không quân quyết định đóng căn cứ hoặc di chuyển đơn vị, chi phí di chuyển sẽ do phi công gánh chịu. Chính phủ có thể giới thiệu cho một công ty chuyển nhà, nhưng tất cả các chi phí khác để bán ngôi nhà, trả tiền cho người môi giới và mua một ngôi nhà mới chủ yếu thuộc vào cá nhân phi công.
Đây là những gì đã xảy ra vào những năm 1990, khi Không quân Thụy Điển tuyên bố đóng cửa một loạt căn cứ, buộc các phi công và thành viên trong lực lượng không quân phải di chuyển bằng chi phí của họ. Các nhân sự bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này đã nghỉ hưu, nhưng di chứng về sự ngờ vực đó vẫn còn tồn tại.
Người đứng đầu lực lượng không quân Thụy Điển đã thừa nhận vấn đề và cam kết 56,5 triệu USD để giải quyết vấn đề. Các phi công cho rằng điều này là hoàn toàn không thỏa đáng.
Thụy Điển hiện cam kết tăng chi tiêu quốc phòng từ 1,3% GDP hiện tại lên 2%, tức là tăng một nửa. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc mở lại một số căn cứ, nhưng sẽ dẫn đến một làn sóng di chuyển nhân sự mới. Gần đây, căn cứ không quân F-16 ở khu vực ngoại ô của Uppsala đã được kích hoạt trở lại sau 17 năm ngừng hoạt động. Do đó, các phi công hiện đang đóng tại một trong những căn cứ máy bay chiến đấu lớn hơn ở các vùng nông thôn phải đối mặt với viễn cảnh mua nhà ở Uppsala đắt hơn khoảng 3 lần.
Ngoài ra, các phi công Thụy Điển không có gói hỗ trợ nghỉ hưu liên quan đến quốc phòng, như ở Mỹ và Anh; thay vào đó, họ dựa vào hệ thống hưu trí của Thụy Điển, một gói lớn hơn do chính phủ tài trợ tương tự như an sinh xã hội của Mỹ, nơi họ hưởng lương khi nghỉ hưu. Vì vậy, đối với một phi công bị buộc phải nhận công việc bàn giấy quân sự, sẽ không có lợi ích thực sự nào liên quan đến các khoản thanh toán khi nghỉ hưu trong tương lai, vì họ đã làm việc trong khoảng thời gian cần thiết để đủ điều kiện.
Trong khi đó, các phi công của lực lượng không quân Thụy Điển, sau khi hoàn thành khóa đào tạo của các hãng hàng không thương mại, có cơ hội kiếm thêm ít nhất 50% thu nhập, nếu không muốn nói là gấp đôi, khi làm việc cho bất kỳ hãng hàng không nào của Liên minh châu Âu (EU). Ví dụ, hãng hàng không Lufthansa và KLM của Đức trả lương cao gấp ba lần so với mức hỗ trợ họ nhận được từ Không quân Thụy Điển.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng phi công lái máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân Thụy Điển xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là xung đột giữa giới lãnh đạo quốc phòng Thụy Điển và các phi công máy bay chiến đấu của họ với sự tích tụ sự ngờ vực kéo dài hàng thập kỷ. Cuộc khủng hoảng cũng là một phép thử thực tế về khả năng của Thụy Điển trong việc điều chỉnh và liên kết với NATO, khi lực lượng không quân nước này sẽ trở thành một phần quan trọng ở sườn phía Bắc của NATO sau khi gia nhập Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Cố vấn Y tế của Tổng thống Mỹ thông báo từ chức Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Cố vấn của Tổng thống Joe Biden về dịch COVID-19, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, người đã trở thành gương mặt đại diện cho cuộc chiến chống lại đại dịch của nước này, ngày 22/8 thông báo sẽ từ chức vào tháng 12 tới, sau 38 năm đảm...