Canada đặt mua hàng chục triệu liều vaccine Covid-19
Canada thông báo ký hai thỏa thuận mua hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 từ hai công ty Mỹ Novavax và Johnson & Johnson.
Hai thỏa thuận này được ký chỉ vài tuần sau khi chính phủ Canada thông báo đạt thỏa thuận đặt mua vaccine với hai công ty khác là Pfizer và Moderna, trong nỗ lực của Ottawa nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận với vaccine Covid-19.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết tại cuộc họp báo ở Montreal hôm 31/8 rằng 4 thỏa thuận vaccine nước này đã ký kết đến nay sẽ “cung cấp cho Canada ít nhất 88 triệu liều vaccine”. Giới chức Canada cho biết thêm cả 4 thỏa thuận đều có tùy chọn mua thêm nếu cần thiết.
Thủ tướng Trudeau nói thêm chính phủ sẽ đầu tư 126 triệu đôla Canada (96,7 triệu USD) trong hai năm để xây dựng một cơ sở sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu Trị liệu Sức khỏe Con người ở Montreal, với năng lực sản xuất tới hai triệu liều vaccine mỗi tháng vào năm tới.
Video đang HOT
Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu tại Montreal, Quebec, hôm 31/8. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Các Dịch vụ công và Mua sắm Canada Anita Anand cho biết nước này cũng đang trong “giai đoạn đàm phán cuối cùng” để mua vaccine từ công ty đa quốc gia Anh – Thụy Điển AstraZeneca, cũng như đàm phán mua thêm liều vaccine từ công ty Mỹ Pfizer đã ký trước đó.
“Chúng tôi đang cố gắng làm việc để đảm bảo rằng khi vaccine được phát triển, chúng tôi sẽ ở vị trí tiên phong”, Anand nói với các phóng viên.
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada (NRC) hồi tuần trước xác nhận đã hủy thỏa thuận thử nghiệm vaccine Covid-19 của công ty dược phẩm Trung Quốc CanSino Biologics vì lý do vận chuyển chậm trễ.
Novavax cho biết họ dự kiến hoàn tất thỏa thuận đặt mua trước để cung cấp các liều vaccine, bắt đầu sớm nhất là vào quý hai năm sau. Novavax đã đồng ý cung cấp tới 76 triệu liều vaccine Covid-19 cho Canada, trong khi Johnson & Johnson sẽ cung cấp 38 triệu liều. Cả hai thỏa thuận đều tuân theo yêu cầu từ Bộ Y tế Canada. Những điều khoản tài chính về thỏa thuận không được tiết lộ.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 25,6 triệu người nhiễm và hơn 854.000 người chết. Canada hiện ghi nhận gần 129.000 ca nhiễm và hơn 9.100 ca tử vong.
Giặc lửa chồng dịch bệnh
Ngày 22-8 là một ngày thật buồn khi Thống đốc bang California Gavin Newsom buộc phải kêu gọi giúp đỡ khắp nơi, từ các bang ở Bờ Đông nước Mỹ cho đến các nước như Canada, Australia, khi 560 đám cháy rừng lớn nhỏ tiếp tục tàn phá bang này.
Trang trại 157 tuổi của Trung tâm Giáo dục nông nghiệp phi lợi nhuận Pie Ranch xơ xác do cháy rừng
Dù đã huy động gần 12.000 lính cứu hỏa trên toàn bang, California vẫn đang vật lộn để kiểm soát cháy rừng ở phía Bắc, vốn đang bùng phát dữ dội hơn dưới đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao kỷ lục, trong đó khu vực thung lũng Death Valley ghi nhận nhiệt độ lên tới 54,4C.
Tính đến ngày 22-8, các đám cháy đã làm ít nhất 6 người thiệt mạng (trong đó có một phi công), 43 lính cứu hỏa và dân thường bị thương, 175.000 người phải sơ tán. Mỗi một giờ trôi qua, người dân lại nghe lệnh yêu cầu sơ tán thêm một số hạt cũng như một số cộng đồng dân cư. Hôm nay đến lượt người dân ở dọc sông Russia, gần TP Santa Rosa, được lệnh đi tránh "bà Hỏa".
Ước tính khoảng 12.000 tia sét đã làm bùng phát các đám cháy tại khu vực miền Bắc và Trung của bang California trong tuần qua buộc Thống đốc Gavin Newsom phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm giải ngân các quỹ cứu trợ để ứng phó với tình hình hỏa hoạn hiện nay.
Big Basin Redwoods - công viên cổ nhất California với những cây gỗ đỏ gần 2.000 năm tuổi - cũng bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn. Hai vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng là Sonoma và Napa, vừa khôi phục hoạt động sau hàng loạt vụ cháy gây thiệt hại nặng nề năm 2018, giờ lại lâm nạn. Nhiều tuyến đường bị phong tỏa, hàng chục công viên và bãi biển phải đóng cửa.
Anh Nghĩa Trần sống ở gần TP San Jose nằm trong Thung lũng Silicon, phía Bắc bang California, cho biết, ở những nơi chưa phải đi di tản, người dân thường dự trữ nước uống trong nhà (vì nhiệt độ cao) và giấy tờ tùy thân luôn bên người chuẩn bị tình huống được lệnh phải đi sơ tán. Khi ngọn lửa có nguy cơ lan đến, cảnh sát địa phương sẽ phải bắt buộc người dân di tản đến những nơi đã được chuẩn bị như trường học, nhà nghỉ...
Chị Ngọc Trang sống ở hạt Santa Clara cho biết, chính quyền cập nhật liên tục lệnh di tản và đã chuẩn bị sẵn nhiều trung tâm di tản. Những ai nếu không có bà con hay người thân nào có thể đến ở nhờ thì đến trung tâm sơ tán. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang rình rập bên ngoài thì việc đến tập trung đông người tại các trung tâm cộng đồng khá nguy hiểm khi bang California trở thành bang đầu tiên của nước Mỹ có số người mắc Covid-19 vượt qua con số 60.000 người vào tuần rồi. Người khá giả có thể thuê khách sạn để trú tạm, trong khi người khó khăn thiệt thòi hơn, vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Trong khi các đám cháy có dấu hiệu mở rộng ở trong và xung quanh khu vực này. Giới chức đã phải ban bố cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe khi giới khoa học dự báo không khí quanh khu vực Vịnh San Francisco sẽ ở mức xấu nghiêm trọng những ngày tới khi hỏa hoạn tiếp tục hoành hành nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Thông tin này làm người dân không khỏi hoang mang. Cũng dễ hiểu thôi, người dân California không những đang chiến đấu với dịch bệnh, mà còn chống chọi với nắng nóng và bây giờ là hỏa hoạn. Giặc lửa chồng dịch bệnh, mấy ai giữ được sự an định khi vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử bang này, hồi tháng 11-2018, cướp đi sinh mạng của 86 người và gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Mỹ: Khoảng 12.000 tia sét làm bùng phát hơn 370 đám cháy tại bang Calofornia tuần qua Ước tính khoảng 12.000 tia sét đã làm bùng phát hơn 370 đám cháy tại khu vực miền Bắc và Trung của bang California, Mỹ, trong tuần qua. Hiện trường vụ cháy rừng dữ dội tại bang Calofornia. (Nguồn: CNN) Các vụ cháy rừng do sét đánh đã thiêu trụi một khu vực có diện tích lớn hơn bang Rhode Island. Đợt nắng...