Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Nắng nóng và độ ẩm cao trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mối nguy hiểm từ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: Bên cạnh nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm hóa chất, chất bảo quản, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn thức ăn rất hay gặp phải trong mùa hè.
Nắng nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria, Staphylococcus… có thể xâm nhập vào thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến đến bảo quản.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, một số loại thực phẩm đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn như:
Thịt, hải sản: do hàm lượng protein cao, nếu không được sơ chế đúng cách, chế biến đảm bảo vệ sinh, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Rau sống: Rau sống có thể nhiễm khuẩn từ đất, nước tưới, hoặc trong quá trình vận chuyển và chế biến.
Trứng: Trứng sống hoặc trứng lòng đào có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ vỏ trứng cũng có thể xâm nhập ra bên ngoài, làm ô nhiễm các thực phẩm, dụng cụ chế biến khác và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn như giò chả, nem chua, salad, thịt nguội, thịt quay, bánh mỳ kẹp… nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
PGS. TS Xuân Ninh cho biết: Sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ 1 giờ đến 24 giờ, ngộ độc xảy ra khi có đủ lượng vi khuẩn phát triển trong cơ thể người bị ngộ độc. Sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn 1 vài giờ đến 24 giờ, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và nôn mửa.
Đau bụng: Đau quặn bụng, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi.
Video đang HOT
Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày.
Sốt: Cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại nhiễm trùng.
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: do mất nước và mất cân bằng điện giải vì nôn, tiêu chảy.
Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, rối loạn thần kinh, hội chứng tăng ure huyết tán…
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm. Vệ sinh kỹ các dụng cụ nhà bếp và bề mặt chế biến thực phẩm.
Chọn thực phẩm an toàn, sơ chế đúng cách: Mua thực phẩm từ nguồn uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng; chọn thịt, cá tươi, không có mùi lạ; sơ chế sạch trước khi bảo quản. Rửa sạch rau sống dưới vòi nước chảy.
Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thịt, cá được nấu chín kỹ. Không ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, nem chua…
Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp (dưới 5 độ). Không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Thức ăn của bữa trước cần được đun/ làm nóng lại trước khi ăn.
Ăn chín, uống sôi: Không uống nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.
Không để chung thực phẩm sống và chín: Dùng dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chín.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nên uống nhiều nước, oresol, nước dừa để bù lại lượng nước và điện giải đã mất; nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn; ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì…, tránh ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Vào mùa hè, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Vậy cần làm gì để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?
Những thói quen gây ngộ độc thực phẩm
Trong khâu bảo quản, chế biến thực phẩm hàng ngày có nhiều thói quen chúng ta vẫn hay mắc phải gây ra ngộ độc thực phẩm. Một số thói quen đó là:
Bảo quản thực phẩm không đúng cách, để thực phẩm quá lâu ngoài không khí.
Chế biến, nấu đi nấu lại nhiều lần đồ ăn đặc biệt là những đồ ăn chế biến sẵn (giò, chả, đồ ăn nhiều gia vị...)
Ăn đồ ăn đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng đồ ăn đã có dấu hiệu hư hỏng như chảy nước, nấm mốc, màu sắc biến đổi...
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao - Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Hữu Nghị).
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ an toàn, còn hạn sử dụng, không bị ôi thiu hay biến đổi về chất lượng... người dân cần lưu ý cách chế biến và bảo quản thực phẩm.
Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
- Ăn chín uống sôi: Đồ ăn phải được nấu chin, chỉ nên ăn ở những nơi đảm bảo được vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp, không sạch sẽ.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp với thời gian cho phép. Vào mùa hè, không nên để thực phẩm ở ngoài quá 1 giờ, và nếu thời tiết mát mẻ không nên để quá 2 giờ tránh để thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng.
- Khi chế biến thức ăn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với thực phẩm để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Người dân cần rửa, làm sạch nguyên liệu trước khi nấu. Ngoài ra cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để nấu ăn bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.
Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý không nên chọn các loại thực phẩm có dấu hiệu bất thường dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm như: các loại nấm lạ, nấm rừng, cá nóc, khoai tây mọc mầm...
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Khi cơ thể nạp vào các thực phẩm đồ ăn, thức uống bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, thực phẩm chứa quá liều lượng phụ gia... sẽ bị trúng độc, ngộ độc. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể tự hồi phục lại bình thường sau vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau và có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác hoặc người bệnh dễ bỏ qua. Thông thường sau khi tiêu thụ thực phẩm vài giờ hoặc muộn trong vài ngày, người bệnh sẽ có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như:
Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước (khô môi, khát) hoặc nhiễm trùng (sốt, vã mồ hôi liên
tục)
Ngộ độc thực phẩm do đồ ăn thức uống nhiễm hóa chất: Các biểu hiện phức tạp ở cả hệ tiêu hóa và các cơ quan khác khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, trụy mạch...
Ngộ độc do thực phẩm chức các độc tố tự nhiên: Thường gặp ở các trường hợp ăn cá nóc, sắn, cóc, măng... nếu không sơ chế và chế biến đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng bất thường.
Do vậy, sau khi ăn đồ ăn, thức uống và cơ thể xuất hiện các bất thường dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
Hệ tiêu hóa: Có máu và chất nhầy lẫn trong phân. Ngoài đau bụng dữ dội, người bệnh còn đau ở các vị trí như họng, cổ, ngực...
Tim mạch: Có dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim...
Thần kinh: Có biểu hiện nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói hoặc nói ngọng, co giật, liệt cơ, đau đầu...
Với những người có sức đề kháng giảm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền, người dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như xương khớp, ung thư, dị ứng... sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm mùa nắng nóng Nam Bộ đang trong giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút spp. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm, Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa có báo cáo và nếu không bảo quản cẩn thận và phát triển khiến thức ăn dễ bị ôi thiu. Trong khi đó, nhiều cơ...