Cẩn trọng khi thẩm định sách giáo khoa
Ngày 7/9, Bộ GDĐT đã tổ chức khai mạc Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT).
Theo đó, sau thời gian thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 6 và tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách, hiện Bộ đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc và bản mẫu sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Anh.
Ảnh minh họa.
Tham dự hoạt động nói trên có lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT); 128 thành viên của các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6 các môn học và hoạt động giáo dục, gồm: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, Bộ GDĐT đã tiến hành xây dựng và ban hành chương trình GDPT tổng thể, chương trình từng môn học.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, SGK cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình GDPT về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh, định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình GDPT…
Trên tinh thần này, nhiều tổ chức cá nhân đã tổ chức biên soạn SGK. Đối với lớp 1, đã có 5 bộ SGK; đối với lớp 2 Bộ GDĐT đang tổ chức thẩm định với 4 bản mẫu của môn Toán, 8 bản mẫu môn tự chọn tiếng Anh, các môn còn lại mỗi môn có 3 bản mẫu.
Riêng đối với SGK lớp 6, sau thời gian thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK và tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách, Bộ GDĐT đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc và bản mẫu SGK môn tự chọn tiếng Anh. Trong đó, trừ môn Tin học có 4 đầu SGK, tiếng Anh có 9 đầu sách, các môn còn lại mỗi môn có 3 đầu sách.
Trước đó, trong tháng 7 Bộ GDĐT cũng đã tổ chức tập huấn ứng viên Hội đồng thẩm định SGK lớp 6.
Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, chất lượng thành viên Hội đồng quyết định quan trọng chất lượng hoạt động thẩm định SGK, theo đó là chất lượng các SGK. Do đó, việc tổ chức tập huấn cho ứng viên Hội đồng hiểu rõ các nội dung, quy định, tiêu chí… trong thẩm định SGK là vô cùng cần thiết.
Tại cuộc tập huấn này, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội đồng thẩm định SGK, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã lưu ý thành viên Hội đồng cần làm tốt một số việc.
Cụ thể, thành viên cần nắm chắc từ nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT tổng thể, chương trình môn học và hoạt động giáo dục mình tham gia thẩm định để đánh giá được SGK nào cụ thể hoá được Chương trình GDPT. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo tinh thần Thông tư 33 và các luật khác có liên quan, cũng cần hiểu rõ để thực hiện đúng.
Ông Độ nhấn mạnh: Việc thẩm định sách cần được thực hiện một cách cẩn trọng, chi tiết từng bản mẫu, chú ý từ nội dung, ngôn ngữ, tới hình thức thể hiện. Thông tư 33 đưa ra 5 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí, và Bộ GDĐT đã cụ thể thành 40 chỉ báo. Các thầy cô cần nắm chắc, bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí, các chí báo này để thẩm định SGK đúng quy định, đảm bảo chất lượng. Ông Độ cũng đề nghị Hội đồng nêu cao trách nhiệm chuyên môn, trách nhiệm giải trình trước xã hội khi có các vấn đề phát sinh liên quan đến thẩm định SGK.
Cùng với đó, Chương trình giáo dục tổng thể không quy định rõ tiết nào, bài gì, dạy mấy tiết và dạy như thế nào… cả nước không “đồng phục” trong các tiết dạy học. Do vậy các nhà trường sẽ chủ động dạy – học phù hợp với điều kiện thực tiễn. Với tinh thần mở như vậy, Hội đồng thẩm định cần làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm và trân trọng sự đổi mới, sáng tạo của các tác giả. Sách đã “mở”, nên giáo viên cũng cần linh hoạt và dạy học theo hướng “mở” để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, hiện các thầy cô đang làm 2 việc: Vừa là thẩm định SGK; vừa giúp cho các tác giả hoàn thiện tốt hơn bộ sách của mình. Những bộ sách sau khi được Hội đồng thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt phải là những cuốn sách chứa đựng niềm tin của phụ huynh, học sinh. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển từ truyền thụ kiến thức sang chú trọng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.
Mỗi tỉnh sẽ lập 1 hội đồng chọn SGK
Năm học 2021-2022, chương trình sách giáo khoa (SGK) mới sẽ tiếp tục được áp dụng cho lớp 2, lớp 6.
Sau 1 năm thực hiện quy định các trường học tự lựa chọn bộ SGK của riêng mình, năm học tới, Bộ GD&ĐT quy định mỗi tỉnh, thành phố thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách phù hợp tình hình địa phương.
SGK lớp 1 áp dụng năm học này do nhà trường lựa chọn, năm học tới sẽ do địa phương chọn
Hội đồng lựa chọn SGK sẽ do UBND tỉnh, thành phố thành lập. Thành viên Hội đồng gồm lãnh đạo, chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và giáo viên. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 1 hội đồng, số lượng lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy tại các trường. Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD&ĐT, chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và xử lý, kiến nghị UBND tỉnh, thành phố xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình chọn sách.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn Hội đồng chọn sách làm việc theo nguyên tắc tập trung, khách quan. Quy trình lựa chọn SGK bắt đầu từ sự giới thiệu, lựa chọn của các cơ sở giáo dục phổ thông. Các tổ chuyên môn của các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá SGK của môn học và bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học.
Hiệu trưởng các trường sau đó tập hợp các tổ chuyên môn, đại diện hội phụ huynh đánh giá, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học báo cáo về Sở GD&ĐT. Sở sẽ tổng hợp và chuyển cho Hội đồng danh mục SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Hội đồng của tỉnh, thành phố giao cho thành viên nghiên cứu tiêu chí chọn sách ít nhất 7 ngày trước phiên họp. Sau đó, Hội đồng đánh giá SGK do các cơ sở giáo dục đề xuất và bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. SGK được lựa chọn phải đạt trên 50% số phiếu đồng ý. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 50% số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng sẽ thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học.
Phụ huynh hãy yên tâm với chương trình giáo dục phổ thông mới Trước thềm năm học mới 2020-2021, nhiều bậc phụ huynh không tránh khỏi những băn khoăn, bởi đây là năm đầu tiên học sinh lớp 1 cả nước được học chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018). Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kịp thời có những thông tin để phụ huynh trong tỉnh...