Cần tới 857 tỷ đồng để đào tạo lại, nâng chuẩn giáo viên mầm non
Theo tính toán chi phí đào tạo giáo viên đã có bằng trung cấp sư phạm (TCSP) học tiếp để lấy bằng cao đẳng sư phạm (CĐSP) cần thời gian 1 năm. Tổng kinh phí đào tạo nâng chuẩn 107.150 GV chưa đạt trình độ CĐSP ước tính khoảng 857 tỷ 200 triệu đồng.
Lộ trình thực hiện đào tạo lại giáo viên mầm non để nâng chuẩn trong khoảng 5 năm
Bạo lực với trẻ là do không được đào tạo bài bản
Lý do để đưa ra lộ trình nâng chuẩn giáo viên mầm non, theo Bộ GD&ĐT, để đạt mục tiêu chất lượng giáo dục mầm non, giáo viên mầm non cần có kiến thức tổng hợp về tâm lý, sinh lý, sức khỏe, dinh dưỡng, kiến thức về tạo hình, âm nhạc, phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
Hiện tại giáo viên được đào tạo bậc trung cấp với thời gian đào tạo (từ 1 đến 2 năm) và chương trình đào tạo hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu nói trên. Hệ quả là trình độ chuyên môn nghiệp vụ một bộ phận giáo viên mầm non chưa đáp ứng nhu cầu công việc; thiếu kiến thức về tâm lý trẻ em, âm nhạc, hội họa, chăm sóc sức khỏe, giới tính, an toàn thực phẩm trường học.
Mặc khác do thời gian đào tạo ngắn, giáo sinh trung cấp mầm mon tập trung học lý thuyết mà không có điều kiện và thời gian để thực tập nghề nên thiếu kỹ năng xử lý tình huống, để xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ gây những bức xúc nhất định trong xã hội.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cho rằng, quy trình tư vấn tuyển sinh và lựa chọn thí sinh trúng tuyển vào trung cấp sự phạm tương đối dễ dãi nên bộ phận nhỏ giáo sinh sau khi ra trường có biểu hiện thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, tình yêu với trẻ và yêu nghề hoặc có hành vi bạo lực với trẻ.
Về lộ trình thực hiện, theo Bộ GD&ĐT, đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại dưới 5 năm (tính từ thời điểm Luật Giáo dục 2018 có hiệu lực) thì không nhất thiết phải tổ chức đào tạo để nâng chuẩn mà chỉ cần tham gia các khóa bồi dưỡng theo các chuyên đề phù hợp để nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Chi mỗi giáo viên 8 triệu đồng để đào tạo lại
Bộ GD&ĐT tính toán, chi phí đào tạo giáo viên đã có bằng trung cấp sư phạm (TCSP) học tiếp để lấy bằng cao đẳng sư phạm (CĐSP) cần thời gian 1 năm. Tổng kinh phí đào tạo nâng chuẩn 107.150 GV chưa đạt trình độ CĐSP ước tính khoảng 857 tỷ 200 triệu đồng.
Khoảng 107.150 GV giáo viên x 1 năm đào tạo x 8 triệu đồng/người/năm = 857 tỷ 200 triệu đồng
Như vậy, nếu việc nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với GVTH theo lộ trình khoảng 5 năm, thì mỗi năm cần đầu khoảng 171 tỷ 440 triệu đồng .
Dự toán ngân sách địa phương hàng năm phải bố trí một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động này. Ngoài ra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và bản thân giáo viên và gia đình họ cũng phải cáng đáng một phần kinh phí này.
Một Hiệu trưởng trường sư phạm cho biết, nếu không có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và tín dụng sư phạm hợp lý thì kinh phí đào tạo nâng chuẩn sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho bản thân giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, nếu giáo viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng thì họ có cơ hội cải thiện thu nhập do được xếp lương theo nhóm Giáo viên mầm non hạng III.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Thông qua nhiều đề xuất quan trọng của Bộ GD&ĐT
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2018. Trong đó thống nhất thông qua nhiều đề xuất của Bộ GD&ĐT như nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non; thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi...
Ảnh minh họa/internet
Nâng chuẩn GV mầm non, miễn học phí HS THCS công lập
Cụ thể, Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm theo lộ trình quy định tại dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đồng thời, thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI); Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.
Giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật này, nhất là việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia; phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc rà soát vấn đề cử tuyển; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiêp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước; khi trình Quốc hội dự án Luật này.
Tiến tới xóa bỏ bộ chủ quản
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ GD&ĐT về việc rà soát, sửa đổi các Luật liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học theo hướng một luật sửa nhiều luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai cơ chế tự chủ đại học; bổ sung quy định về Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tư chủ có chức năng thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, giám sát các mặt hoạt động của trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, Bộ GD&ĐT tập trung quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Theo giaoducthoidai.vn
Đề xuất tăng hệ số lương, bỏ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên giáo viên Nếu thực hiện bỏ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, cộng với tiết kiệm ngân sách việc xếp lương giáo viên cao nhất trong thang, bảng lương là điều có thể làm. Đề xuất tăng hệ số lương, bỏ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên giáo viên (Ảnh minh họa: laodong.vn) LTS: Trước sự chênh lệch quá lớn giữa...