Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Vấn đề thứ hai: Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào? Trước tiên phải xuất phát từ yêu cầu phát triển nhân cách, năng lực người học, tiếp đến là đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội, mà tổ chức nền giáo dục.

Ngày nay thế giới biến đổi với tốc độ rất nhanh, điều kiện và công việc hết sức đa dạng. Để sống và làm việc trong môi trường như vậy thì không phải học một lần là xong, rồi cứ thế làm việc mãi, mà đòi hỏi phải bổ sung kiến thức liên tục, phát triển năng lực thường xuyên, suốt đời. Đó là yêu cầu khách quan phải tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, hạn chế tối đa những biểu hiện hư học, bệnh hình thức, chuyển từ học một lần sang học suốt đời, không chỉ học ở trong trường mà ở mọi lúc, mọi nơi, ra trường rồi vẫn tiếp tục “học nữa, học mãi” như cách nói của Lê-nin.

Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào? - Hình 1

TS. Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống đóng, khép kín sẽ bị thoái hóa. Cần có một hệ thống mở để trao đổi thông tin liên tục với cuộc sống của thế giới chung quanh, để có sức sống, không ngừng hoàn thiện. Tổ chức của hệ thống giáo dục truyền thống thường bị “đóng khung” trong các khái niệm “cứng” về trường, lớp, chương trình, nội dung, thời gian học… Nay sẽ là một nền giáo dục “mở”, thuận tiện cho việc học tập suốt đời, với khái niệm không gian trường lớp “mở” và sự học không có điểm dừng với chương trình và nội dung “mở”, có phần “cứng” bắt buộc và phần “mềm” tự chọn ngày một mở rộng hơn với thời gian học có thể ngắn hơn (nếu giỏi) hoặc dài hơn (nếu kém), có thể học liên tục và có thể học gián đoạn từng phần theo học phần, tín chỉ tùy theo hoàn cảnh mỗi người với việc chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ sở đào tạo và cấp bậc học một cách thuận tiện, liên thông với cơ chế và phương pháp dân chủ đối với người học, giảng viên và tự chủ đối với cơ sở đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo có chính quy và không chính quy, có tập trung, tại chức, có trực tiếp và từ xa, giáo dục thường xuyên và đào tạo liên tục với sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu (công lập, tư thục, dân lập và đa sở hữu).

Trước đây đã có trường dân lập, sau đó, nhiều nơi thực hiện cổ phần hóa để còn lại 2 loại hình là công lập và tư thục. Thực chất của việc cổ phần hóa kiểu này là tư nhân hóa các trường dân lập, biến các trường không vì lợi nhuận thành các trường hoạt động vì lợi nhuận. Chính C.Mác đã dự báo rằng, sở hữu xã hội sẽ ngày càng phát triển và việc đó dẫn đến quy luật tất yếu tiến lên CNXH. Hình thức dân lập là một loại sở hữu xã hội, cần được khuyến khích.

Trong nền giáo dục mở ấy, vòng đời của sách giáo khoa cũng sẽ ngắn lại, vì phải cập nhật nhanh kiến thức mới sẽ phát triển các hình thức giáo dục “điện tử”, với việc sử dụng phổ biến và chủ yếu sách giáo khoa điện tử (phù hợp việc cập nhật nhanh kiến thức mới) với việc dạy và học từ xa, qua mạng và các phương tiện truyền thông với hệ thống thư viện điện tử và các trung tâm cung cấp kiến thức qua mạng rất nhiều ưu thế về phổ biến kiến thức với việc quản lý công khai, minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho mọi người, cho xã hội tham gia giám sát và quản lý công nghệ thông tin sẽ tham gia không chỉ truyền thụ kiến thức, đào tạo từ xa, mà còn tham gia công tác kiểm tra, thi cử, kiểm định…

Một câu hỏi đặt ra là công nghệ thông tin (CNTT) có thay thế người thầy được không? Câu trả lời là: không thể và có thể! Các phần về xây dựng nội dung thông tin, phương pháp tiếp cận, truyền cảm, đặc biệt là nêu tấm gương về nhân cách thì CNTT không thể thay thế được người thầy. Còn phần truyền thụ kiến thức, truyền bá thông tin thì CNTT có nhiều ưu thế hơn thầy. Tất nhiên, muốn truyền thụ, truyền bá thì trước đó phải xây dựng nội dung thông tin – là công việc không thể thay thế của người thầy. Nhưng nếu có một ông thầy giỏi cộng với CNTT thì có thể thay thế cho nhiều ông thầy không giỏi. Theo nghĩa đó, CNTT tạo điều kiện cho nhiều học sinh, ở nhiều nơi, có thể cùng tiếp xúc với ông thầy giỏi, để có chất lượng cao hơn và đồng đều hơn tức là CNTT cũng là “người thầy” để giúp học sinh có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Cần chủ động sử dụng lợi thế của CNTT và cách tổ chức thông tin đi theo công nghệ ấy để đổi mới và phát triển giáo dục.

Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào? - Hình 2

Video đang HOT

Theo TS. Vũ Ngọc Hoàng, cần chủ động sử dụng lợi thế của CNTT và cách tổ chức thông tin đi theo công nghệ ấy để đổi mới và phát triển giáo dục.

Với nền giáo dục mở, học tập suốt đời, việc rút ngắn (hợp lý) thời gian ngồi trên ghế nhà trường để sớm ra làm việc, qua thực tiễn mà tiếp tục việc học, cũng là cần thiết và có cơ sở khoa học. Phổ thông của chúng ta đang theo hệ 12 năm, đa số nước trên thế giới cũng theo hệ này, và cũng đã có mấy chục nước theo hệ 11 năm. Việt Nam ta rất đáng suy nghĩ về việc có thể theo hệ 11 năm. Thế giới dù thiểu số nhưng cũng có không ít nước theo hệ 11 năm. Việt Nam ta trong thực tiễn cách đây mấy chục năm cũng đã từng theo hệ 11 năm, và hầu hết các nhà khoa học danh tiếng ngày nay là từ hệ 11 năm ấy mà ra. Trước đây, ta quyết định chọn hệ 12 năm cũng như đa số nước trên thế giới là dựa vào cơ sở tâm sinh lý lứa tuổ.i 18. Tuy nhiên, sau mấy chục năm, ngày nay do xã hội thông tin và do sự phát triển của đời sống vật chất mà tâm sinh lý lứa tuổ.i đã phát triển sớm hơn trước một vài năm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, so với các nước phương Đông, chữ cái tiếng Việt hệ La-tinh dễ học hơn. So với các nước phương tây, tiếng Việt không biến dạng do không phải chia động từ và không biến đổi theo cách. Như vậy, so với phần lớn nước trên thế giới, tiếng Việt cho phép có thể rút bớt thời gian học phổ thông. Thời gian học đại học ở Việt Nam nhìn chung dài hơn các nước 1 năm, cần nghiên cứu để rút bớt. (Thăm dò ý kiến)

Để có thể tổ chức tốt việc liên thông trong đào tạo, đòi hỏi phải thống nhất về quản lý nhà nước. Nền giáo dục quốc dân là một thể thống nhất, không bị chia cắt giữa các bộ phận và có những quy định chuẩn hóa. Hiện tại, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta đã bị phân chia thành hai nhánh, nên thống nhất thành một là giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học cũng do các đầu mối khác nhau phụ trách là vấn đề cần nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Cũng ở khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học của nước ta đang có rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau làm chủ quản, cần được tổ chức lại theo hướng thống nhất về quản lý nhà nước, không còn chủ quản và các cơ quan chủ quản hiện nay sẽ cử đại diện chủ sở hữu tham gia trong thường trực hội đồng trường.

Trong nền giáo dục mở, cần có cách quản lý phù hợp. Không quản lý từng công việc cụ thể mà tập trung quản lý chất lượng. Coi trọng quản lý đầu ra hơn là quản lý đầu vào. Cần tách biệt quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp, chuyên môn. Quản lý nhà nước cần chuyển mạnh từ hành chính bao cấp, điều hành chỉ huy tập trung sang quản lý chất lượng, quản lý công việc bằng cơ chế mở, xóa bỏ cơ chế xin cho tập trung cho công việc xây dựng và thực hiện chiến lược, xây dựng hành lang pháp lý, thực hiện thanh tra, giám sát, xây dựng và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống kiểm định có hiệu quả. Sự thay đổi này đương nhiên là không dễ dàng, và điều đó cũng là dễ hiểu, nhưng phải quyết tâm thực hiện.

Từ yêu cầu chất lượng mà xem xét vấn đề nhà trường. Nhà trường là nơi trực tiếp tạo ra chất lượng, mà chất lượng là một sản phẩm nghệ thuật, đòi hỏi lao động phải có tính sáng tạo rất cao của những người làm giáo dục, vì vậy mà có yêu cầu khách quan việc tự chủ của cơ sở đào tạo. Và đương nhiên, sự tự chủ ấy phải được giám sát. Một mặt, phải có khung pháp lý chặt chẽ. Mặt khác, quyền tự chủ ấy không trao cho một cá nhân, dù đó là ông hiệu trưởng, mà là trao cho một tập thể, đó chính là hội đồng trường. Hội đồng trường phải là cơ quan quyền lực thật sự, không phải hình thức, đó là đại diện cao nhất của nhà trường, đồng thời là đại diện của cộng đồng. Trong thực tế, không ít hiệu trưởng không thích có hội đồng trường, hoặc nếu có thì chỉ là hình thức, điều đó cũng là dễ hiểu. Nhưng việc có hội đồng trường như đã nói là một cơ chế quản lý khoa học, giống như một chiếc xe muốn vận hành tốt thì phải có cả tay lái, ga và phanh để có thể tự điều chỉnh. Đúng ra thì hội đồng trường có trước, rồi hội đồng mới chọn, mới thuê hiệu trưởng, sau đó trong quá trình vận hành khi xét thấy cần thiết thì hội đồng trường có thể thay đổi hiệu trưởng. Quyền tự chủ luôn gắn với trách nhiệm xã hội. Cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình, công khai hóa mọi hoạt động đào tạo và tình hình tài chính để minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho việc giám sát của mọi người, của xã hội. Quản trị nhà trường trên tinh thần dân chủ, thực hiện sự đán.h giá từ dưới lên, phải tiến đến sinh viên được lựa chọn thầy, giảng viên và cán bộ công nhân viên đán.h giá lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các trường đán.h giá cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý nhà nước cấp dưới đán.h giá cán bộ quản lý nhà nước cấp trên…

Cũng để nhằm thực hiện tốt cơ chế tự chủ và đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo, cần có hệ thống kiểm định giáo dục và cơ chế thanh tra, giám sát của Nhà nước và của xã hội đủ mạnh và hiệu quả, có các tổ chức kiểm định độc lập và các qui định chuẩn hóa về đầu ra của học sinh tốt nghiệp, của cơ sở đào tạo, của từng loại nghề nghiệp. Kết quả kiểm định được công khai với cộng đồng, xã hội. Việc kiểm định độc lập và công khai kết quả kiểm định là một trong những đặc điểm của hệ thống mở.

Việc phát triển các dịch vụ công về giáo dục-đào tạo ở khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học là cần thiết, cũng là sự thể hiện nền giáo dục mở, đồng thời là sự chủ động sử dụng những ưu thế của cơ chế thị trường để phát triển giáo dục: Cạnh tranh nâng cao chất lượng, huy động nhiều nguồn lực của xã hội để đầu tư, bảo đảm bù đắp tương xứng sự hao phí sức lao động của người thầy và nhà quản lý giáo dục, bảo đảm hạch toán đúng để tái hoạt động công việc đào tạo. Đương nhiên là phải có giải pháp hạn chế tối đa các mặt trái của cơ chế thị trường luôn nhằm mục đích lợi nhuận tối đa bất chấp hậu quả xã hội, biến giáo dục thành ngành thương mại có lợi nhuận siêu ngạch, rời bỏ thiên chức cao đẹp của giáo dục.

Thực tế của thế giới, những trường đại học chất lượng cao phần nhiều là trường ngoài công lập không vì lợi nhuận. Cần thiết phải phân biệt loại trường không vì lợi nhuận và trường có chia lợi nhuận để có chính sách tài chính khác nhau. Trường vì lợi nhuận vẫn được động viên phát triển bình thường, nhưng trường không vì lợi nhuận mới là loại trường khuyến khích nhất, ưu đãi nhất. Trường không vì lợi nhuận là trường khi có lợi nhuận sẽ không đem chia cho các cá nhân góp vốn mà để tăng tích lũy phát triển trường, thành tài sản chung của xã hội. Trường không vì lợi nhuận dần dần tự nhiên, tự nó sẽ đi theo hướng trở thành trường dân lập, có sở hữu xã hội.

Nền giáo dục quốc dân nước ta còn phải tiếp tục phát triển về số lượng và đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng, coi trọng chất lượng hơn số lượng. Muốn vậy, phải được đầu tư mạnh hơn nhiều nữa về tài chính (và tất nhiên là phải quản lý hiệu quả hơn). Hiện nay, suất đầu tư cho một học sinh ở ta còn thấp nhiều so với các nước có nền giáo dục phát triển. Trong khi ngân sách nhà nước đã rất cố gắng rồi và không có nhiều lắm về khả năng tăng đầu tư cao cho giáo dục. Vì vậy, không có cách nào khác là phải dựa nhiều vào xã hội. Điều này liên quan đến vị trí của khu vực ngoài công lập và cơ chế huy động tài chính từ xã hội.

Hiện tại, trong nền giáo dục của ta, vai trò của công lập bao trùm hầu hết, ngoài công lập nhìn chung còn ít và yếu. Hai khu vực này chưa bình đẳng về cơ chế tự chủ, về cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, về địa vị pháp lý và địa vị xã hội của cơ sở đào tạo và người thầy giáo… Từ đó, cần có quan điểm phát triển hài hòa, bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau giữa công lập và ngoài công lập. Trong đó, khu vực phổ thông, công lập đóng vai trò chủ yếu khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học, công lập tập trung cho một số cơ sở đào tạo trên tinh thần giao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở ấy, còn lại phần lớn là do khu vực ngoài công lập đảm nhận (tất nhiên là sẽ dần dần tiến đến chứ không phải ngay lúc này). Có ý kiến một số nhà nghiên cứu cho rằng, công lập và ngoài công lập cần phải song hành, cân bằng như hai cánh của một con hải âu, thì mới bay cao, bay xa được nếu một cánh mạnh khỏe, còn một cánh yếu, sệ thì không bay lên được. Tôi nghĩ đây là hình tượng đáng suy nghĩ.

Đổi mới căn bản việc phân bổ ngân sách cho công tác đào tạo nghề nghiệp và đại học theo hướng kinh phí cho hoạt động đào tạo (chi thường xuyên) không phân bổ theo trường mà phân bổ cho người học thuộc diện được Nhà nước ưu tiên (như: con thương binh, liệt sĩ, nhà nghèo, học sinh giỏi…). Các sinh viên đó học ở trường nào thì chuyển tài chính về trường ấy, bất kể công lập hay ngoài công lập. Việc phân bổ ngân sách cho xây dựng cơ bản thực hiện trên cơ sở kết quả đầu ra và phải tính khấu hao cơ bản cho đầy đủ, trích nộp vào cho quỹ phát triển giáo dục của quốc gia. Khu vực giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng, đại học thực hiện hạch toán chi phí, bảo đảm thu đúng, thu đủ chi phí đầu tư để tái hoạt động đào tạo, song song với thực hiện chính sách trợ giúp học phí cho các đối tượng chính sách và học sinh nghèo khó.

TS. Vũ Ngọc Hoàng

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

Theo dân trí

Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương hết sức đúng là phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần đó, đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải bàn.

Trong phạm vi bài viết này, TS. Vũ Ngọc Hoàng sẽ nêu một số ý kiến về hai vấn đề: Thứ nhất, chuyển từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển nhân cách, năng lực Thứ hai, xây dựng một nền giáo dục mở, học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập, phát triển giáo dục "điện tử".

Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - Hình 1

TS. Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thứ nhất, vấn đề cốt lõi, trung tâm của cuộc đổi mới này là tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực người học, có thể nói gọn hơn là phát triển nhân cách hoặc năng lực NGƯỜI. Trong bài này, xin dùng cụm từ phát triển năng lực NGƯỜI để nói việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực. Nói chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực thì có người cho rằng, đó chỉ là phương pháp thôi, có gì quan trọng lắm đâu mà coi là cốt lõi, là trung tâm. Không phải vậy, không chỉ là phương pháp, mà trước tiên là triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục, khoa học giáo dục - sư phạm, liên quan đến mục tiêu, chương trình, phương pháp, cách kiểm tra, thi cử, đán.h giá, cơ chế quản lý, tổ chức hệ thống...

Theo các nhà khoa học thì ngày nay, cứ sau 2-3 năm, kiến thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi, nhiều vô kể, khoa học phát triển như vũ bão. Tốc độ ấy ngày xưa là một ngàn năm sau công nguyên, sau đó có nhanh hơn nhưng cũng mất mấy trăm năm. Điều gì đã dẫn đến tốc độ tăng kiến thức như vậy? Hai lý do chủ yếu: Sự tích lũy kiến thức của nhân loại đã đến độ có thể tạo ra những bước "nhảy" và loài người đã bước vào xã hội thông tin (thông tin nhiều và thông tin nhiều chiều, khi "va chạm" nhau thì sản sinh ra thông tin mới). Với lượng kiến thức nhiều và tốc độ tăng nhanh như vậy, nên người thày không thể nào cập nhật và truyền thụ kịp. Mặt khác, kiến thức mà thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau thì thường là kinh nghiệm của hôm qua, trong khi phải chuẩn bị cho học sinh sống với ngày mai. Lúc các em ra trường thì những kiến thức học được cách đó ít năm, khi mới nhập trường, có khi đã bị lỗi thời. Với cách học truyền thụ kiến thức, thì nói chung, học sinh bị giới hạn bởi thày giáo, thế hệ sau bị giới hạn bởi thế hệ trước, trong khi cuộc sống ngày nay rất cần phải chuẩn bị cho học sinh vượt thầy, vượt sách. Tư duy kinh nghiệm thường bị giới hạn bởi cái cũ. Các nhà kinh điển và các nhà khoa học hay dùng khái niệm so sánh chiếc cày chìa vôi với chiếc máy cày (cơ giới). Tư duy kinh nghiệm là tư duy cải tiến chiếc cày chìa vôi để có một chiếc cày chìa vôi khác tốt hơn, nhưng vẫn chỉ là một chiếc cày chìa vôi. Còn muốn có một chiếc máy cày thì cần phải có tư duy khoa học.

Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quan trực tiếp, chặt chẽ và trước tiên tới việc xây dựng các chương trình đào tạo. Chúng ta đã có một thời kỳ dài thực hiện chương trình theo cách tiếp cận nội dung (giảng dạy), đến nay cơ bản vẫn vậy. Đổi mới cần chuyển mạnh sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực (người học). Thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên cùng với tổ bộ môn là người lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy trong số những bộ sách đã được hội đồng thẩm định khoa học cấp quốc gia xác nhận là đạt yêu cầu. Việc soạn sách giáo khoa cũng cần phải có cạnh tranh, so sánh về chất lượng, để có những bộ sách tốt nhất. Thi theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa, là kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra trí nhớ.

Nền giáo dục của chúng ta từ xưa đã rất nặng ứng thí và bằng cấp, học là để trả thi, để ứng phó với thi cử, để có tấm bằng làm công cụ tiến thân, trước tiên là làm quan. Đến nay, cơ bản vẫn nặng như vậy. Lại còn mặt trái của cơ chế thị trường đã xâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, có không ít trường hợp mua bằng bán điểm, nhờ người khác học hộ, thi giúp học ít cũng có sao đâu miễn là có được tấm bằng, không học mà có bằng càng tốt. Như vậy, học không phải với mục đích để có năng lực, kiến thức, mà là để có điểm, có bằng.

Học là để nâng cao năng lực NGƯỜI, năng lực thực chất, chứ không phải để thi. Không phải học để thi mà là thi để học. Cần làm cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng và thực chất hơn, không nặng nề như hiện nay. Có thể mở rộng khung điểm để dễ phân hạng khi đán.h giá. Từ hai cuộc thi quốc gia liền kề như hiện nay (tốt nghiệp trung học phổ thông và vào đại học), nội dung và phương pháp thi giống nhau, nên nhập lại thành một cuộc, nhiệm vụ chính là để đán.h giá chất lượng phổ thông, đồng thời là sơ tuyển đại học, mỗi năm có thể thi vài lần, do một trung tâm sự nghiệp của Nhà nước đảm nhận.

Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - Hình 2

Học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Khánh Hiền)


Cũng theo quan điểm chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực thì phải chuyển từ cách học ghi nhớ lời thầy, nói và viết theo thầy sang khuyến khích tư duy độc lập và sự sáng tạo của người học, bởi sáng tạo chính là năng lực. Và cách thi, như trên đã nói, không phải là kiểm tra trí nhớ mà là kiểm tra năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp, phân tích, luận giải và giải quyết vấn đề.

Ngày nay, loài người đã sáng tạo ra những bộ nhớ bằng công nghệ thông tin để giúp con người khỏi tốn nhiều nơ-ron thần kinh cho việc nhớ, dành các nơ-ron ấy cho hoạt động sáng tạo. Chỉ cần dịch chuyển con trỏ, nhấp vào vị trí đã định là nhận được biết bao nhiêu kiến thức rồi. Không việc gì bắt các em phải nhớ nhiều, biết nhớ bao nhiêu là đủ (?). Học toán, lý hiện nay phải nhớ công thức quá nhiều, học sử phải nhớ sự kiện, đến mức nặng nề, nhưng sau khi ra trường công tác hầu hết mọi người thậm chí cả đời không hề sử dụng các công thức ấy. Những công thức ấy cần học để góp phần hình thành tư duy lô-gich, thế thôi, cái quan trọng là phải hiểu, biết cách vận dụng, chứ bắt nhớ làm gì, nhớ rồi cũng quên thôi. Học chỉ không quên khi biến thành năng lực của chính mình. Học sử (không chuyên) thì chủ yếu là nhằm hình thành nhân cách, không phải bắt thuộc lòng, nhớ sự kiện, đừng làm các em chán sử. Môn sử phải là một trong những môn học vô cùng hấp dẫn, khi đã hấp dẫn rồi thì tự nó sẽ "vào" và "ở lại" trong người học. Dấu hiệu và biểu hiện đầu tiên của chất lượng là sự thích học. Đã chán học, hoàn toàn không thích học, học như là một khổ dịch thì làm gì mà có chất lượng - năng lực được! Không cần bắt học sinh phải nhớ nhiều, phải thuộc lòng, mà cái cần là năng lực, sự sáng tạo.

Đã sáng tạo thì bao giờ cũng có cái riêng của người học, không giống thày, không y như thầy, mà khác thầy. Lâu nay, học trò nói giống thầy, y như thầy thì đạt điểm cao, vậy thì phải học gạo thôi, phải tập trung nhớ, phải học thuộc lòng. Bây giờ không nên như thế nữa. Nói như ý thầy chỉ đạt điểm trung bình thôi, còn những ý mới, những phát hiện mới, khác thầy mà có lý, có lẽ, có cơ sở khoa học thì mới đạt điểm cao, mới là chuẩn bị cho các em vượt thầy, vượt sách như đã nói ở trên. Chấm văn mà theo ba-rem cho điểm đã định sẵn theo ý thầy thì thật là không nắm được đặc điểm của công việc này. Tại sao cứ phải nói đúng 3-4 ý như thầy, như sách, không thừa không thiếu thì mới đạt điểm cao? Các em có thể nói nhiều ý hơn, có những ý khác thầy, mà có lý, có lẽ, có phát hiện mới, có sức thuyết phục thì mới điểm cao chứ (vì các kiệt tác văn chương rất giàu ý tứ, đời sau khám phá hoài vẫn chưa cạn ý). Thế cho nên mới có chuyện rằng, một ông nhà văn nổi tiếng, có lần viết bài bình luận về tác phẩm của chính mình nhưng bị thầy giáo dạy văn (của con ông) đán.h giá là bài viết không hiểu ý tác giả.

Để có năng lực, để có sáng tạo thì phải biết phát huy thế mạnh riêng có của mỗi người, không ai giống ai. Các nhà khoa học đã nói ở con người có những trí khôn khác nhau, cấu tạo bảy trí khôn và mấy chục vùng vỏ não khác nhau. Người này có thể rất giỏi việc này và kém việc kia, người khác thì ngược lại, có thể giỏi việc kia mà không giỏi việc này... Thế thì tốt nhất, hiệu quả nhất là phát triển cái thế mạnh ở mỗi người. Cứ thế, nhiều người cộng lại thì cả một xã hội của những người giỏi.

Từ rất sớm, Bác Hồ đã nói là giáo dục phải giúp cho sự "phát triển đầy đủ những năng lực sẵn có" của người học còn C.Mác thì nói chức năng của giáo dục là "phát triển năng lực-bản chất người" (ông ghép chữ "năng lực" và chữ "bản chất" thành một từ mới là "năng lực-bản chất người"). Để giải phóng và phát triển tối đa năng lực của người học, đòi hỏi phải tôn trọng và phát huy "con người cá nhân", cái tự do như C.Mác nói, cái bản lĩnh riêng, nhân cách chính mình, năng lực riêng có, chứ không phải là cá nhân chủ nghĩa. Ngày xưa, nền văn minh của Châu Á có lúc phát triển hơn Châu Âu. Ngày ấy, Châu Âu còn trong đêm dài con người của thần quyền. Nhưng sau đó, qua các phong trào Phục hưng, Khai sáng, họ nâng đỡ "con người cá nhân", từ đó, Châu Âu đã phát triển vượt lên, bỏ Châu Á lại phía sau.

Đổi mới giáo dục cũng nên chú ý mặt "con người cá nhân" này. Tất nhiên, không chỉ có mặt đó, không để lệch từ cực này sang cực kia, mà cần chú ý đồng thời, song song cả hai mặt là "con người cá nhân" và "con người cộng đồng-xã hội", con người của "tự do" và con người của "tất yếu". Trên nền tảng cộng đồng mà phát triển cá nhân (cái tự do được bước sang từ vương quốc tất yếu, như cách nói của Ăng-ghen). Với động lực và trên cơ sở phát triển tối đa những cá nhân mà thúc đẩy phát triển cả cộng đồng. Lấy mối quan hệ với cộng đồng để xây dựng và làm thước đo đán.h giá nhân cách cá nhân.

Năng lực là cái "tự nó", "của chính nó", là tư duy độc lập phát triển là "tự phát triển", không ai ban phát được, không thể cho, không thể vay mượn được. Năng lực không phải được tạo ra nhờ người khác truyền thụ, mà sẽ phát triển trong quá trình tự học, nghiền ngẫm, tư duy. Hầu hết trí thức lớn đã trở thành trí thức thông qua tự học là chính. Nếu truyền thụ một chiều, áp đặt thì làm sao có năng lực được? Người học phải được "bình đẳng", được tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận, có chính kiến riêng của mình. Thực hiện giảng ít mà học nhiều. Không phải giáo viên chỉ truyền dạy những điều gì mình có, mà phải giảng dạy cái học sinh cần. Giáo viên không phải chủ yếu là người truyền thụ tất cả kiến thức của mình có cho người học mà chỉ nên giới thiệu những giá trị cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, giúp cách học, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, giải quyết vấn đề, tức là nhằm phát triển năng lực. Thầy giáo bây giờ không phải là "thầy dạy", mà là thầy về cách học, cách tiếp cận vấn đề, là người giúp các em biết cách học mới, cách tự học, tổ chức việc học cho các em, tức là, nói gọn lại, là "thầy học", tức là làm thầy về việc học. Thầy giáo không phải là người áp đặt tư duy mà là người luôn phát huy dân chủ, là người "bạn lớn", "bình đẳng", "bạn đồng hành" cùng các em trong quá trình đi tìm chân lý là một nhà tâm lý giáo dục, luôn tác động vào để kích thích những yếu tố bên trong, sự tự tin, độc lập và bản lĩnh, những yếu tố "tự nó" của người học, phát triển. Với cách làm như vậy, công việc của người thầy càng khó hơn trước, đó là công việc của nhà khoa học, nhà văn hóa, vừa khoa học vừa nghệ thuật. Người thầy càng phải được tôn trọng, trước nhất là quyền dân chủ và tự do trong học thuật (gắn với trách nhiệm xã hội) được vinh danh, trọng dụng và ưu đãi, tất nhiên là phải được đán.h giá định kỳ và xếp hạng bậc một cách khoa học để có chính sách thỏa đáng khác nhau chứ không phải cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Lấy học sinh làm trung tâm của công việc giáo dục, đào tạo là phương châm đúng, nhưng nếu từ đó mà xem nhẹ vai trò người thầy thì là sai lầm. Ai lấy học sinh làm trung tâm? Phải trước tiên là người thầy, thứ đến là nhà quản lý. Vấn đề giáo viên vẫn và phải càng là vấn đề then chốt.

Đại học, theo cách hiểu nôm na thì đại là lớn, là học theo kiểu người lớn, là người đã trưởng thành, là người đã có tư duy độc lập, tư duy độc lập ấy phải được tôn trọng, tất nhiên là sự tôn trọng trong môi trường có trao đổi thông tin, có phê phán, có bình luận. Trình độ đại học trước tiên là trình độ tự học. Vì vậy, đại học thì càng phải theo cách học mới, không áp đặt một chiều. Và không chỉ đại học, mà phổ thông cũng phải cách học mới, giúp cho các em tập tư duy độc lập, biết tư duy độc lập, nhanh thành người lớn, đó là phát triển năng lực.

Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - Hình 3

Theo TS. Vũ Ngọc Hoàng, trình độ đại học trước tiên là trình độ tự học. Trong ảnh: Tân sinh viên làm thủ tục nhập học. (Ảnh: Doãn Công)

Quá trình phát triển năng lực luôn gắn với quá trình hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện công việc. Vì vậy, phương châm gắn học với hành, nhà trường với xã hội, thông qua công việc mà tiếp tục học sẽ mãi có giá trị to lớn và lâu dài.

Chất lượng giáo dục - đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu, là yêu cầu thường xuyên đối với quá trình phát triển và đổi mới giáo dục. Nền giáo dục nước ta sau 25 năm đổi mới đất nước đã có những thành tích rất đáng kể về qui mô, số lượng, mạng lưới về cơ bản đã chuyển từ một nền giáo dục cho thiểu số người đi học thành một nền giáo dục đại chúng, phổ cập, cho mọi người. Trong quá trình phát triển đó, về chất lượng nhìn chung là thấp, so với yêu cầu, so với khu vực, thế giới và so với công sức bỏ ra. Điều đó càng đòi hỏi đổi mới lần này phải tập trung cho vấn đề chất lượng. Đổi mới không có mục đích tự thân, mà đổi mới là phải nhằm nâng cao chất lượng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Phát triển nhân cách, năng lực là yêu cầu cao nhất của chất lượng, đó chính là thực chất của chất lượng. Bệnh thành tích luôn trái với yêu cầu chất lượng. Bằng cấp không thay thế cho chất lượng. Học với mục đích để thi, để có bằng cấp là phổ biến trước đây và hiện nay, và điều đó cũng là biểu hiện của bệnh hình thức, chưa phải thực học. Không phải học để thi mà phải là thi để học. Cần kết hợp việc thi với kiểm tra, đán.h giá thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo, để thúc đẩy việc học...

TS. Vũ Ngọc Hoàng

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kasim Hoàng Vũ bị cư dân mạng phản ứng gay gắt, chuyện gì đây?
06:47:06 27/09/2024
Cãi nhau xong vợ giận ôm con về nhà ngoại, tôi mặc kệ không thèm giữ lại, chẳng ngờ tháng sau nghe cô ấy gọi điện báo một tin điếng người
07:43:12 27/09/2024
Một ca sĩ bệnh nặng 10 năm, đồng nghiệp gửi tiề.n hỗ trợ, vợ tiết lộ điều xó.t x.a
06:28:56 27/09/2024
Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
08:30:04 27/09/2024
Điều gì ấm ức đến mức Minh Triệu - Kỳ Duyên ra nông nỗi này?
06:53:38 27/09/2024
Sự thật phía sau loạt hình ảnh khóc lóc của Justin Bieber được hé lộ gây bất ngờ
06:12:55 27/09/2024
Son Ye Jin là bạn diễn gây ra 'áp lực' nhiều nhất dành cho Jung Hae In
06:07:16 27/09/2024
Lời tâm sự xúc động của Justin Bieber "gây sốt" trở lại
06:34:37 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo 27/9: Kim Ngưu, Sư Tử có quyết định táo bạo

Trắc nghiệm

10:18:39 27/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xá.c ướ.p ở sa mạc Tân Cương

Lạ vui

10:18:17 27/09/2024
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố phát hiện về loại pho mát lâu đời nhất thế giới, được chôn cùng xá.c ướ.p trong lưu vực Tarim, thuộc sa mạc Tân Cương ở phía tây Trung Quốc.

Tiểu thư quý tộc đang gây thu hút cõi mạng: Vibe sang mà sao mãi không nổi

Phong cách sao

10:17:18 27/09/2024
Qua mọi ống kính, Yeji như tiểu thư châu Âu với diện mạo khó có thể rời mắt. Đặc biệt, layout makeup tông son đỏ càng giúp cô tôn lên làn da trắng sáng cùng khí chất ngút ngàn, cuốn hút.

Hàn Quốc công bố kế hoạch đền bù 75 triệu USD sau lệnh cấm thịt chó

Thế giới

10:15:36 27/09/2024
Hàn Quốc thông báo kế hoạch đền bù hàng chục triệu USD cho các nông dân nuôi chó sau khi nước này ban hành lệnh cấm thịt chó có, dự kiến có hiệu lực từ năm 2027.

Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường

Tin nổi bật

10:12:09 27/09/2024
Dù đã đóng tiề.n để nhà trường mua bảo hiểm y tế cho con mình đầy đủ, nhưng khi con nhập viện, người mẹ tại Đắk Lắk tá hỏa nghe phía bệnh viện thông báo thẻ bảo hiểm đã hết hạn từ lâu.

Á hậu Hoàng Thùy, Hoa khôi Diệu Ngọc khoe sắc với áo dài cảm hứng Kinh kỳ

Thời trang

10:06:49 27/09/2024
Á hậu Hoàng Thùy, Hoa khôi Diệu Ngọc thu hút sự chú ý khi trình diễn áo dài thuộc bộ sưu tập của NTK Dũng Nguyễn.

Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia

Du lịch

10:05:11 27/09/2024
Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.

Bất ngờ trước gia thế "không tầm thường" của người vô gia cư giỏi ngoại ngữ

Netizen

09:53:35 27/09/2024
Thường xuyên phân phối các sản phẩm của mình trong khắp Bangkok (Thái Lan), cách đây không lâu, khi tới một gian hàng ở tiểu khu Phra Non, quận Mueang, anh bắt gặp người phụ nữ vô gia cư có tên Manatsanun.

Bà Trương Mỹ Lan: Mỗi tháng SCB thu hàng trăm tỷ phí dịch vụ

Pháp luật

09:47:09 27/09/2024
Bà Trương Mỹ Lan khai thực hiện hành vi chuyển tiề.n thông qua SCB để ngân hàng này có thêm thu nhập, nhờ thế mỗi tháng SCB thu hàng trăm tỷ phí dịch vụ.

Từng ghét nhau ra mặt, ngày em chồng cưới vợ, tôi tặng quà là chiếc xe ô tô trị giá 700 triệu đồng

Góc tâm tình

09:42:30 27/09/2024
Món quà cưới của tôi đã khiến khách mời xôn xao bàn tán. 8 năm trước, tôi về làm dâu nhà chồng. Hoàn, em chồng tôi, ban đầu không thích tôi ra mặt.

Sao Hàn 27/9: Sao nam khóc khi phát hiện ung thư, cơ thể sưng phù khó nhận ra

Sao châu á

09:09:33 27/09/2024
Nam diễn viên nổi tiếng sốc vì phát hiện ung thư, cơ thể sưng phù khó nhận ra; BlackPink tích cực hoạt động solo trước khi nhóm trở lại vào năm 2025.